Công tác đền bù giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến dự án xây dựng tại việt nam, nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp để quản lý dự án hiệu quả (Trang 105 - 109)

DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM

3.6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dự án xây dựng tại Việt Nam

3.6.3 Công tác đền bù giải phóng mặt bằng

Hiện nay công tác đền bù – giải tỏa ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện của dự án, hầu hết các dự án giao thông – cơ sở hạ tầng trong thời gian qua tại Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung đều chậm so với tiến độ đề ra mà nguyên nhân chính là việc đền bù – giải tỏa

chậm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của dự án, có những dự án do kéo dài thơi gian thi công đã không thể triển khai hoặc triển khai chậm làm tổn thất rất lớn. Theo kết quả thống kê đây là yếu tố xếp thứ 3 (mean=2.79) trong 14 yếu tố tác động đến dự án xây dựng, có 56.7% đối tượng khảo sát cho rằng đền bù – giải tỏa ảnh hưởng từ rất đáng kể đến đáng kể tới sự thành công của dự án. Điều này cũng phản ánh đúng tình hình thực tế xây dựng hiện nay của Việt Nam. Các đối tượng khảo sát hầu hết là những người tham gia trong lĩnh vực xây dựng giao thông – cơ sở hạ tầng nên những khó khăn về vấn đề này là những vấn đề mà họ vướng phải. Một số khác (41.5%) cho rằng đây là yếu tố ảnh hưởng không đáng kể hoặc không có ảnh hưởng đến dự án xây dựng chứng tỏ họ làm trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp bởi vì trong lĩnh vực này thì việc giải tỏa không là điều đáng quan tâm nhiều hoặc có thể học là những kỹ sư trẻ không nhiều kinh nghiệm thực tế và chỉ là những người trực tiếp thi công những công trình không bị yếu tố đền bù – giải tỏa tác động.

Công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều vướng mắc do chưa có các giải pháp đồng bộ để có thể chủ động giải quyết đền bù giải toả đúng tiến độ trong phạm vi kinh phí đã dự trù, thời gian giải toả thường kéo dài, thậm chí có những dự án không giải toả được đúng như thiết kế. Chi phí phải điều chỉnh tăng cao, ảnh hưởng tới tiến độ đầu tư dự án và hiệu quả kinh tế chung (cầu Bình Triệu II, đường An Sương An Lạc; Khu Công Nghiệp Biên Hoà I, đường vành đai 3 Hà Nội, thủy điện Na Hang, thủy lợi đồng bằng Sông Cửu Long…).

Những khó khăn về đền bù giải toả không chỉ xảy ra đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách mà còn xảy ra đối với các dự án sử dụng vốn vay ODA . Ở dự án xây dựng Đại lộ Đông - Tây chính vì phải chờ đợi công tác giải phóng mặt bằng mà công trình đã triển khai chậm hơn so với dự kiến, khiến

khó khăn này chồng chất thêm khó khăn khác làm cho công tác tái định cư chậm ảnh hưởng đến việc giải toả bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công; theo ông Huỳnh Ngọc Sỹ , giám đốc Ban quản lý dự án thì đây chính là yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn đến việc chậm trễ tiến độ thi công hiện nay. Theo

“đánh giá chung hiệu quả các dự án” (JPPR) của nhóm năm ngân hàng tài trợ (ADB – ngân hàng phát triển châu Á, WB – ngân hàng thế giới, JBIC – ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản, AFD – Cơ quan phát triển Pháp, KFW – Ngân hàng phát triển Đức) tại Việt Nam, các dự án ODA phải mất ít nhất một năm sau khi phê duyệt mới có thể bắt đầu. Dự án hoàn thành chậm trễ, dẫn đến hiệu quả dự án có thể không như mong đợi (Huy Hoàng, 2003). Những ảnh hưởng của việc đền bù giải toả kéo dài có tác động rất lớn đến hiệu quả chung của dự án, có những dự án phải điều chỉnh thiết kế (dự án đường Nguyễn Văn Trỗi), có những dự án phải điều chỉnh dự án do tăng kinh phí đầu tư xây dựng (dự án Xây Dựng Đại Lộ Đông Tây, dự án cải tạo mở rộng và nâng cấp đường Rừng Sác Cần Giờ), thậm chí có những dự án phải hủy bỏ.

Những nguyên nhân chính của việc vướng mắc đền bù giải toả là do nhà nước chưa có một chủ trương, một chính sách cụ thể đúng đắn, rõ ràng, minh bạch đối với công tác đền bù giải toả, chưa xây dựng được những khu tái định cư phù hợp để người dân khu vực giải toả tái định cư ổn định công việc làm ăn sinh sống của họ, hoặc có nhưng không đáp ứng được nhu cầu về địa điểm và giá cả. Mức đền bù đất thấp và khi thu hồi lại không bố trí tái định cư, hoặc bố trí tái định cư nhưng không quan tâm đến việc làm của người dân sau tái định cư, đền bù giá đất thấp như lại bán cho người dân với giá cao đó là những vấn đề nổi cộm trong việc bồi thường và giải phóng mặt bằng hiện nay ở Hà Tây (P.V.Nghệ, 2005).

Theo P.N.Thụy (2003) đối với các công tác như giải phóng mặt bằng, cách tính đền bù, cách tính thuế đối với các đơn vị xây dựng, trình độ cán bộ còn rất kém. Đó là chưa kể trình độ của cán bộ thực hiện công tác này còn thấp, không biết ngoại ngữ, thiếu cập nhật thông tin chuyên ngành của các nước tiên tiến. Tất cả những điều đó đang kéo dài việc triển khai dự án QL1, mặc dù Chính phủ đã xác định đây là công trình được ưu tiên đặc biệt.

Liên quan đến việc đền bù giải toả, Nghị định 22/CP quan tâm chủ yếu đến lợi ích của Nhà nước hơn thực tế thị trường và quyền lợi của người dân trong vấn đề chính sách, giá cả đền bù khi thu hồi đất. Trong khi người dân phải sống với giá thực tế của thị trường thì cơ quan quản lý nhà nước lại đền bù không thoả đáng quyền sử dụng đất của họ theo hiện hành. Chính chính sách đền bù không thỏa đáng, không rõ ràng đã là nguyên nhân sâu xa dẫn đến hàng loạt vụ khiếu kiện đông người trong những năm làm đình trệ nhiều công trình và thiệt hại đến nền kinh tế quốc dân.

Một khi đã thống nhất quan điểm đền bù giải toả theo giá thị trường thì những vấn đề đền bù giải toả không phải là những vấn đề quá khó giải quyết.

Cái khó nhất ở đây chính là những vương vấn trong tư duy đối với cách làm của thời bao cấp ở không ít cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đề ra chính sách : Nhà nước áp đặt giá, bất kể thực tế của thị trường, bất kể lợi ích của người dân.

Một nguyên nhân quan trọng nữa là do hiện tượng tham nhũng tiếp tay của một số cán bộ thoái hoá làm cho người dân chưa tin tưởng vào chính sách đền bù giải toả của nhà nước cũng như lợi ích mà dự án mang lại. Điển hình cho điều này là việc đền bù khống, kê giá ngoài khung qui định đối với dự án cầu Bình Triệu 2, hoặc sự tiếp tay rút ruột nhà nước của một chủ tịch phường đối với dự án cải tạo, mở rộng đường Trường Chinh.

Như vậy điều kiện cần và đủ để công tác đền bù, giảûi phóng mặt bằng tiến triển là phải đổi mới toàn diện và đồng bộ tất cả những vấn đề liên quan đến nó, từ quan điểm nhận thức cho tới phương pháp, cách thức tiến hành.

Làm được điều đó, trước hết, cần nhìn nhận đền bù giải phóng mặt bằng dưới giác độ và yêu cầu của nền kinh tế thị trường, lấy quy luật kinh tế thị trường để điều chỉnh các mối quan hệ lệ thuộc giữa các bên liên quan đến quy hoạch, giữa thu hồi và bị thu hồi đất, giữa đền bù và được đền bù đất, như vậy cốt lõi của vấn đề là phải đột phá vào khâu tổ chức thực hiện. Bởi nếu cứ tồn tại sự trì trệ trong tổ chức thực hiện như hiện nay thì công tác đền bù giải phóng mặt bằng vẫn còn là vấn đề nan giải.

Một phần của tài liệu Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến dự án xây dựng tại việt nam, nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp để quản lý dự án hiệu quả (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)