DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM
3.6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dự án xây dựng tại Việt Nam
3.6.12. Yếu tố về văn bản pháp lý
Hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng thiếu đồng bộ, chồng chéo, hiệu lực pháp lý thấp, vừa thừa, vừa thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý toàn diện các hoạt động xây dựng, hội nhập khu vực và quốc tế, đây là một trở ngại đối với quá trình thực hiện dự án theo kết quản thống kê cho thấy (mean=1.92) tuy nó không ảnh hưởng trực tiếp nhưng luôn hiện diện một cách gián tiếp ảnh hưởng đến sự thành công của dự án như đối với dự án Đại Lộ Đông Tây thì việc bất đồng quan điểm về các biểu mẫu và không thống nhất giữa chính Phủ Việt Nam và nhà tài trợ nước ngoài là một trong những rào cản dẫn đến sự thành công của dự án.
Các văn bản điều chỉnh trong lãnh vực xây dựng mới chỉ dừng lại ở các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư hoặc những văn bản quản lý nhà nước khác nên phạm vi điều chỉnh chưa toàn diện và tính thống nhất giữa các văn bản đó chưa cao. Theo Đ.Hoàng (2003) để có thể triển khai thực hiện chi tiết nghị định 52/CP, cần ít nhất 20 văn bản hướng dẫn của các bộ ban ngành như Bộ Kế Hoạch – Đầu Tư, Bộ Tài Chính, Bộ Xây Dựng, Tổng Cục Địa Chính… Nhiều quan hệ mới phát sinh trong lãnh vực xây dựng nhưng còn
thiếu sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao đã hạn chế sự phát triển lành mạnh của thị trường xây dựng làm cho tiến độ đầu tư xây dựng và thực hiện dự án càng thêm phức tạp và kéo dài thời gian.
Luật xây dựng ra đời và có hiệu lực vào tháng 07 năm 2004 góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của nhà nước trong việc xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển thị trường xây dựng, hạn chế tình trạng thất thoát lãng phí, chất lượng kém trong hoạt động xây dựng; làm rõ vai trò; trách nhiệm cá nhân và phân định thẩm quyền giữa các cấp; khắc phục tình trạng yếu kém trong quản lý đầu tư xây dựng nhằm khắc phục được tình trạng không đồng bộ, chồng chéo, thiếu cơ chế phù hợp của các văn bản pháp quy hiện hành về lãnh vực xây dựng. Tuy nhiên hiện nay để phù hợp với Luật xây dựng, hàng loạt các nghị định thông tư được chính phủ ban hành nhằm thay thế các văn bản pháp quy cũ nhằm thống nhất, đồng bộ với Luật xây dựng như nghị định 16 về quản lý đầu tư xây dựng, nghị định 209 về quản lý chất lượng công trình xây dựng, thông tư 12 của bộ xây dựng để hướng dẫn thực hiện Nghị định 209.
Chúng ta thấy rằng các quy định pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng đầu tư xây dựng không đổi mới được bao nhiêu mà chỉ thay đổi dạng này bằng dạng khác làm tăng thêm sự phức tạp và thời gian.
Văn bản quy định cụ thể còn bất cập, một số địa phương cho rằng quy định thời gian thẩm tra, thẩm định dự toán vốn đầu tư kéo dài, mức tạm ứng thấp, thủ tục phức tạp đã gây ảnh hưởng đến tiến độ cấp phát vốn.
Theo báo cáo JPPR, khung pháp lý để Việt Nam quản lý đầu tư thiếu nhất quán. Những sửa đổi thường xuyên và chồng chéo trong khung pháp lý vẫn là vấn đề chưa giải quyết được. như Ngày 7 tháng 2 năm 2005, chính phủ ban hành nghị định 16 về quản lý chất lượng xây dựng để hỗ trợ Luật xây
dựng mới. Tuy nhiên, ngay trong Luật xây dựng mới và nghị định 16 này đã có nhiều điểm bất đồng với các nghị định khác về quản lý đầu tư như nghị định 52, nghị định 07 và cả với dự thảo Pháp Lệnh đấu thầu, nghị định 17 về quản lý vốn ODA … Điều này gây sự lúng túng cho các cơ quan thực hiện dự án và làm phức tạp thêm quy trình phê duyệt và thực hiện các dự án đầu tư.
Ngoài sự hay thay đổi bất ngờ về luật lệ và chính sách, sự yếu kém về cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ, những khó khăn về giải phóng mặt bằng…, còn có sự kém hiệu năng của bộ máy hành chính, bộ máy thực thi luật pháp.
Luật thì thông thoáng, nhưng khi luật đi vào cuộc sống thì gặp vô số trở ngại về thủ tục do bộ máy hành chính không chạy, không thông suốt. Những trở ngại cụ thể đó, hoặc do bộ máy hành chính ở từng cấp tự đặt ra nhằm mục đích vụ lợi, hoặc do sự thiếu trách nhiệm của cán bộ công chức hoặc do sự thiếu phối hợp trong nội bộ bộ máy hành chính. Dù thế nào thì hậu quả là sự ách tắc, chậm trễ trong việc giải quyết yêu cầu chính đáng của nhà đầu tư.
Chính vì vậy cùng với việc sửa đổi luật lệ cho thông thoáng hơn, thì một yêu cầu cấp thiết được đặt ra là đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là thiết chế, bộ máy hành chính và cơ chế hoạt động của nó. Cải cách thiết chế, bộ máy hành chính chậm thì nguy cơ vô hiệu hóa giảm hiệu quả của những luật lệ và chính sách thông thoáng sẽ kéo dài và nó còn đe dọa cả những nỗ lực cải cách khác, không chỉ trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài. Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ, những khó khăn trong giải phóng mặt bằng…, nhà đầu tư còn có thể hiểu và chờ đợi được, nhưng những nhiêu khê, bất hợp lý nhiều khi đến mức phi lý về thủ tục do bộ máy hành chính tạo ra hoặc không đủ khả năng giải quyết thì khó có nhà đầu tư nào đủ kiên nhẫn để thông cảm và chờ đợi.
Do phải chờ thủ tục, từ năm 2000 đến 2002 Nhà nước mất 630.000 đôla Mỹ qua dự án "Công trình cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp thoát nước TPHCM", theo tính toán của các nhà thầu dự án. Báo không cho biết rõ đó là những thủ tục gì, nhưng sự nhiêu khê, rối rắm của thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản, là điều ai cũng biết, mặc dù không phải vì có nhiều thủ tục mà tiêu cực, lãng phí trong lĩnh vực này giảm đi, mà hậu quả thì luôn ngược lại và đó mới chỉ là thiệt hại, mất mát ở một công trình (nhóm PV Tuổi trẻ, 2002).
Trên phạm vi cả nước còn biết bao dự án, công trình của Nhà nước cũng như của các doanh nghiệp bị ách tắc và thiệt hại do phải chờ thủ tục. Mặt khác, thiệt hại, mất mát do thủ tục hành chính nhiêu khê, chậm trễ, trong nhiều trường hợp, còn là những cơ hội mất đi không bao giờ quay trở lại và khoõng theồồ tớnh baống tieàn.