Cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp hướng tới thương hiệu tại công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 35 - 40)

Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng Giám Đốc: LƯƠNG THẾ HÙNG

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý.

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự công ty CPCP Mê Trang)

GĐ Tài chính Hội đồng quản trị Phó Tổng giám đốc Giám đốc Kinh doanh Giám đốc Thương hiệu Giám đốc Kỹ thuật Giám sát vùng 3 Giám sát vùng 1 Giám sát vùng 2 Trưởng phòng 1 GĐ Nhân.sự GĐ các chi nhánh PGĐ Kỹ thuật P.Giám đốc kinh doanh PGĐ Thươnghiệu Hành chính – Nhân sự Công đoàn Trưởng phòng Kinh doanh KT viên T. phòng Kỹ thuật Nhân viên Bán hàng Nhân viên Sản xuất Nhân viên Bán hàng Nhân viên Hành chính BCH Công đoàn Phòng Kế toán Trưởng phòng 2 Tổng Giám đốc

Giải thích sơ đồ

Hội đồng qun tr:

- Gồm các cổ đông sáng lập công ty, gồm 3 thành viên (1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch, 1 ủy viên) là cấp quản trị cao nhất của công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt Đại Hội Đồng Cổ Đông toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của công ty (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Đại Hội Đồng Cổ Đông).

- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty. Có chức năng điều hành các lĩnh vực về nhân sự, về quản lý công ty như: quyết định thành lập hoặc đình chỉ hoạt động các chi nhánh của công ty cổ phần cà phê Mê Trang... và có quyền chỉ định tổng giám đốc đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giám đốc thực hiện tốt các quyết định của Hội đồng quản trị.

- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty cổ phần cà phê Mê Trang và quyết định việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác.

Tổng giám đốc:

- Là người đại diện trước pháp luậtcủa công ty, điều hành toàn bộ công việc của công ty.

- Đề nghị HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, mức lương hoặc thù lao, các lợi ích và các điều khoản khác trong hợp đồng lao động đối với Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng...

- Là người có quyền quyết định mọi vấn đề thuộc thẩm quyền, có khả năng tổ chức quản lý, có trình độ nghiệp vụ cao, tổ chức kí kết các hợp đồng kinh tế, am hiểu sâu sắc về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, tìm mọi biện pháp để tăng nhanh tốc độ sản xuất kinh doanh, trực tiếp tổ chức bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật.

Phó tổng giám đốc: Có chức năng tương đương với tổng giám đốc dưới sự uỷ quyền của tổng giám đốc, có chức năng tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực nghiên cứu thị trường phân phối sản phẩm, giải quyết đầu ra, báo cáo kết quả hoạt

động sản xuất kinh doanh của công ty, tham mưu cho Giám Đốc thực hiện sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm, tổ chức quản lý hướng dẫn nghiệp vụ các phòng, xưởng mà Giám Đốc chỉ định quản lý. Ngoài ra Phó Tổng Giám Đốc có nhiệm vụ hỗ trợ cho Tổng Giám Đốc quản lý công ty, có thể thay mặt cho toàn thể công ty khi thực hiện kiểm tra giám sát và quản lý.

Giám đốc thương hiệu: Chịu trách nhiệm về xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu của công ty, sản phẩm của công ty, tìm hiểu, sử dụng các biện pháp để đưa hình ảnh và sản phẩm công ty ra công chúng sao cho mọi người đều có thể biết tới sản phẩm của công ty đồng thời xúc tiến các hoạt động hỗ trợ bán hàng, phối hợp với các phòng ban chức năng khác để tham gia quản lý tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tốt hơn.

Phó giám đốc thương hiệu: Tham mưu và hỗ trợ giám đốc thương hiệu trong việc xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu của công ty cổ phần cà phê Mê Trang.

Giám đốc kinh doanh: Quản lý tình hình hoạt động sản xuất, bán hàng trên phạm vi cả nước. Điều hành quản lý các phó giám đốc kinh doanh, các giám sát viên và các trưởng phòng kinh doanh. Đồng thời phối hợp với các phòng ban chức năng khác để tham gia quản lý tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tốt hơn.

Phó giám đốc kinh doanh: Lập và thực hiện các kế hoạch kinh doanh đã được đề ra, đồng thời không ngừng tìm kiếm khách hàng, mở rộng mạng lưới phân phối, theo dõi tình hình hoạt động của chi nhánh. Tham mưu cho giám đốc về toàn bộ hoạt động của công ty, khảo sát và đánh giá các nhà phân phối, các khách hàng cung ứng nguyên vật liệu, giá cả của nguyên liệu trong thời gian tới.

Trưởng phòng kinh doanh: Nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm, thực hiện công việc chăm sóc khách hàng, đưa ra các thông tin phù hợp cho kế hoạch sản xuất.

Giám đốc k thut: Quản lý tình hình mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ của công ty. Quản lý và giải quyết các vấn đề về ký thuật như: quản trị mạng, thiết kế bố trí sắp xếp lại nơi làm việc, chất lượng về cơ sở vật

chất… Điều hành và quản lý các phó giám đốc kỹ thuật, trưởng phòng kỹ thuật cũng như kỹ thuật viên và các nhân viên sản xuất của công ty để phối hợp với các phòng ban chức năng khác để tham gia quản lý tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tốt hơn.

Phó giám đốc k thut: Chịu trách nhiệm về mặt kĩ thuật điều hành và giám sát công tác kỹ thuật, tham mưu cho Giám Đốc về việc mua sắm máy móc, áp dụng thiết bị, dây chuyền công nghệ mới vào sản xuất.

Phòng hành chính – nhân s: phòng tổ chức hành chính – nhân sự với chức năng, nhiệm vụ chính về nhân sự của công ty và quản lý chung các mặt có liên quan tới giấy tờ như: công văn giấy tờ, đóng dấu công văn đến, công văn đi, đến các phòng ban, có nhiệm vụ tổ chức quản lý lao động bao gồm các vấn đề như: hợp đồng, đề bạt nâng lương, khen thưởng, kỉ luật, bảo hiểm, bảo hộ lao động… Nghiên cứu các chính sách Nhà nước có liên quan đến hoạt động của công ty, cập nhật các văn bản, chính sách của Nhà Nước và cơ quan sở tại, lưu trữ, giao nhận hồ sơ tài liệu

Giám đốc nhân s: Có nhiệm vụ tổ chức quản lý nhân sự, có chức năng tuyển dụng, bố trí lao động, duy trì nguồn nhân lực ổn định sản xuất kinh doanh, theo dõi tình hình biến động nhân sự trong công ty và theo dõi chung về công việc hàng ngày của đội ngũ cán bộ thực tế đi làm hoặc vắng mặt trong thời gian làm việc. Tham mưu cho Giám Đốc các vấn đề có liên quan về tiền lương, thưởng, chế độ chính sách cho người lao động, công tác thi đua khen thưởng, công tác đào tạo nguồn nhân lực, là thành viên của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỉ luật của công ty. Phối hợp với các phòng ban khác để quản lý tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được hiệu quả.

Giám đốc các chi nhánh: Chức năng tương đương với Giám Đốc nhưng chỉ giới hạn ở một chi nhánh về quyền quản trị các trưởng phòng kinh doanh, các giám sát, nhân viên thị trường.

Giám đốc tài chính: Có nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán, kế toán và quản lý tài chính của công ty, tiếp nhận và xử lý thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kì, chịu trách nhiệm về tình hình thu chi của công ty cổ phần cà phê Mê Trang.

Phòng kế toán: Cung cấp số liệu kịp thời cho ban lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác tài chính, quản lý tài sản của công ty có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất

(Nguồn: Phòng hành chính- nhân sự Công ty CPCP Mê Trang)

Giải thích sơ đồ

Giám đốc sn xut: Điều hành và chịu trách nhiệm về các công việc hoạt động của xưởng sản xuất do phó giám đốc hay trưởng phòng báo cáo để lập kế hoạch sản xuất trong kỳ tới để đảm bảo cho hoạt động sản xuất của công ty cổ phần cà phê Mê Trang được thuận lợi, góp phần làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty tốt hơn.

Phó giám đốc sn xut: Có chức năng tham mưu cho giám đốc thực hiện kế hoạch sản xuất theo tháng, quí, năm và tổ chức quản lý hướng dẫn nghiệp vụ với các phòng, xưởng mà giám đốc chỉ định quản lý.

Phòng kế toán: Cung cấp các số liệu cho lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác tài chính, hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty, lập kế hoạch tài chính, quản lý tài sản của công ty.

Giám đốc sản xuất

Phó giám đốc

Phòng kế toán Phòng TCSX P. Thu& xuất hàng

Kiểm tra chất lượng

Phòng TCSX: Lập và kiểm soát việc thực hiện kế hoạch sản xuất trong kỳ. Đảm bảo chất lượng cũng như số lượng của các sản phẩm đầu ra. Kiểm tra, đảm bảo tuân thủ theo đúng các quy trình sản xuất, quy trình chất lượng của công ty. Nghiên cứu, khuyến khích áp dụng sáng kiến kỹ thuật vào sản xuất. Phối hợp với các phòng ban khác trong quá trình sản xuất để đạt hiểu cao.

Phòng thu xut hàng: Có trách nhiệm tiếp nhận hàng hóa đủ số lượng theo quy định của hợp đồng và sau khi hàng hóa được xuất phải kiểm tra đầy đủ hàng hóa trước và sau khi hàng hóa được xếp lên xe.

B phn qun lý chất lượng: Kiểm soát chất lượng của mọi qui trình sản xuất trong quá trình chế biến sản phẩm để kịp thời phát hiện những sai hỏng và đưa ra những biện pháp khắc phục, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã định.

Các phân xưởng: Thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và số lượng theo đúng kế hoạch sản xuất của công ty cổ phần cà phê Mê Trang.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp hướng tới thương hiệu tại công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)