Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách cấp xã thuộc huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 20 - 23)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách nhà nước cấp xã

1.1.2. Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã

1.1.2.1. Khái niệm quản lý ngân sách nhà nước cấp xã

Quản lý ngân sách nhà nước là việc tổ chức quản lý, giám sát quá trình phân phối lại quỹ tiền tệ tập trung một cách có hiệu quả nhằm thực hiện chức năng của nhà nước trên cơ sở sử dụng hệ thống chính sách, pháp luật. NSNN mới chỉ thể hiện ở khâu phân bổ NS còn hiệu quả sử dụng ngân sách như thế nào thì phải thông qua các biện pháp quản lý. Rõ ràng, quản lý NS sẽ quyết định hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Quản lý NSNN là quá trình thực hiện có hệ thống các biện pháp phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm phục vụ chi tiêu cho bộ máy và thực hiện các chức năng của Nhà nước. Thực chất quản lý NSNN là quá trình sử dụng các nguồn vốn chi tiêu của nhà nước từ khâu lập kế hoạch đến khâu sử dụng ngân sách đó nhằm đảm bảo quá trình chi tiết kiệm và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của thực tế đang đặ ra theo đúng chính sách chế độ của nhà nước phục vụ các mục tiêu kinh tế xã hội (KT-XH).

Quản lý NSNN cấp xã là quá trình tác động của chủ thể quản lý ngân sách Nhà nước thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của ngân sách Nhà nước các xã nhằm đạt được mục tiêu đã định (Phan Huy Đường, 2015).

a. Quản lý thu ngân sách nhà nước cấp xã

Quản lý thu NSNN ở cấp xã là quá trình Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ chính sách, pháp luật để tiến hành quản lý thu thuế và các khoản thu ngoài thuế vào NSNN tại xã, nhằm đảm bảo tính công bằng khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển. Đây là khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp ngân sách. Phần lớn các khoản thu NSNN đều mang tính chất cưỡng bức, bắt buộc mọi người dân, mọi thành phần kinh tế phải tuân thủ thực hiện (Nguyễn Văn Tuyến, 2018).

Trong việc quản lý các nguồn thu ngân sách, thuế là nguồn thu quan trọng nhất. Thuế không chỉ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số thu NSNN hàng năm mà còn là công cụ của Nhà nước để quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Để phát huy tốt tác dụng điều tiết vĩ mô của các chính sách thuế, tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác, nội dung của chính sách thuế thường xuyên thay đổi cho phù hợp với diễn biến thực tế của đời sống KT-XH và phù hợp với yêu cầu của quản lý kinh tế và tài chính. Các sắc thuế chủ yếu hiện đang được áp dụng ở nước ta hiện nay gồm có: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất...

b. Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã

Quản lý chi NS là quá trình phân phối lại quỹ tiền tệ tập trung một cách có hiệu quả nhằm thực hiện chức năng của nhà nước trên cơ sở sử dụng hệ thống chính sách, pháp luật. Chi NS mới thể hiện ở khâu phân bổ ngân sách còn hiệu quả sử dụng ngân sách như thế nào thì phải thông qua các biện pháp quản lý. Rõ ràng quản lý chi NS sẽ quyết định hiệu quả sử dụng vốn NS.

Quản lý chi Ngân sách nhà nước là quá trình thực hiện có hệ thống các biện pháp phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm phục vụ chi tiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

cho bộ máy và thực hiện các chức năng của Nhà nước. Thực chất quản lý chi Ngân sách nhà nước là quá trình sử dụng các nguồn vốn chi tiêu của Nhà nước từ khâu lập kế hoạch đến khâu sử dụng ngân sách đó nhằm đảm bảo quá trình chi tiết kiệm và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của thực tế đang đặt ra theo đúng chính sách chế độ của Nhà nước phục vụ các mục tiêu KT-XH (Phạm Văn Khoan, 2010).

Vấn đề quan trọng trong quản lý chi NSNN là việc tổ chức quản lý giám sát các khoản chi sao cho tiết kiệm và có hiệu quả cao, muốn vậy cần phải quan tâm các mặt sau:

- Quản lý chi phải gắn chặt với việc bố trí các khoản chi làm cơ sở cho việc quản lý xây dựng quy chế kiểm tra, kiểm soát.

- Bảo đảm yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí và quản lý các khoản chi tiêu Ngân sách Nhà nước.

- Quản lý chi phải thực hiện các biện pháp đồng bộ, kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi chi.

- Phân cấp quản lý các khoản chi cho các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức trên cơ sở phải phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển KT-XH của các cấp theo Luật Ngân sách để bố trí các khoản chi cho thích hợp.

Vốn nhà nước với các khoản chi thuộc nguồn của các thành phần kinh tế để tạo ra sức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu quả chi.

Quản lý chi NSNN là hoạt động quan trọng tại mọi quốc gia, hoạt động này không chỉ giúp tiết kiệm những khoản chi không cần thiết mà còn hạn chế tình trạng thâm hụt NS...(Dương Đăng Chinh, 2009).

1.1.2.2. Nguyên tắc quản lý NSNN cấp xã

- Nguyên tắc đầy đủ trong quản lý NSNN: Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của quản lý NSNN. Nội dung của nguyên tắc này là: Mọi khoản thu, chi phải được ghi đầy đủ vào kế hoạch NSNN, phải được ghi vào sổ và quyết toán rành mạch. Chỉ có kế hoạch ngân sách đầy đủ, trọn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

vẹn mới phản ánh đúng mục đích chính sách và đảm bảo tính minh bạch của các khoản thu, chi.

- Nguyên tắc thống nhất trong quản lý NSNN: Nguyên tắc này bắt nguồn từ yêu cầu tăng cường sức mạnh vật chất của Nhà nước thông qua hoạt động thu, chi của NSNN. Nguyên tắc này được thể hiện: (i) Mọi khoản thu, chi của NSNNNN phải tuân thủ theo quy định của Luật NSNN, được dự toán hàng năm và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; (ii) Hoạt động NSNN đòi hỏi phải có sự thống nhất với hoạt động kinh tế, xã hội của quốc gia (Nhữ Trọng Bách, 2013).

- Nguyên tắc cân đối ngân sách: Nguyên tắc này đòi hỏi số thu ngân sách phải bằng số chi ngân sách. Các khoản chi chỉ được thực hiện khi đã có đủ các nguồn thu bù đắp. UBND và HĐND luôn cố gắng để đảm bảo cân đối nguồn NSNN bằng cách đưa ra các quyết định liên quan đến các khoản chi để thảo luận và cắt giảm những khoản chi chưa thực sự cần thiết, đồng thời nỗ lực khai thác mọi nguồn thu hợp lý mà nền kinh tế có khả năng đáp ứng.

- Nguyên tắc công khai hoá NSNN: Về phương diện chính sách thu chi, NSNN là một chương trình của chính quyền được cụ thể hoá bằng các số liệu.

NSNN phải được quản lý rành mạch, công khai để mọi người dân đều có thể biết nếu họ quan tâm.

- Nguyên tắc rõ ràng, trung thực và chính xác: Để đảm bảo được sự thống nhất, minh bạch, đầy đủ và trọn vẹn của NSNN đòi hỏi phải quản lý ngân sách rõ ràng, trung thực, chính xác. Tức là, dự toán thu chi ngân sách chính xác và được xây dựng rành mạch, có hệ thống, không có những sai phạm đối với các khoản thu, chi; không có quỹ ngoài ngân sách từ các khoản thu của ngân sách (Trịnh Tiến Dũng, 2002).

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách cấp xã thuộc huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)