Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách nhà nước cấp xã
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước
a. Điều kiện kinh tế - xã hội
Về kinh tế: Kinh tế quyết định mọi nguồn lực tài chính và ngược lại, các nguồn lực tài chính cũng tác động mạnh mẽ đối với quá trình đầu tư phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong quá trìn hiện đại hóa nền kinh tế đất nước. Kinh tế tăng trưởng ổn định, phát triển bền vững là cơ sở đảm bảo vững chắc nền tài chính, mà NNNN là khâu trung tâm, giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia. Kinh tế càng phát triển, thì vai trò của NSNN càng được nâng cao, thông qua chính sách tài khóa, thực hiện việc phân bổ các nguồn lực cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
Về mặt xã hội: Xã hội ổn định bởi chế độ chính trị ổn định. Sự ổn định về chính trị - xã hội là cơ sở để động viên mọi nguồn lực và nguồn tài nguyên quốc gia cho sự phát triển. Mặt khác, chính trị - xã hội cũng hình thành nên môi trường và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế;
thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như tăng cường được các nguồn lực tài chính (Tô Thiện Hiền, 2012).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
b. Chính sách và thể chế kinh tế
Chính sách kinh tế - xã hội và thể chế kinh tế phù hợp với xu thế phát triển, có ý nghĩa quyết định đến việc khai thông các nguồn lực và tiềm năng quốc gia cũng như thu hút nhiều nguồn lực từ bên ngoài. Tại nước ta, trong thời gian qua, tiếp theo sau chính sách đổi mới kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần, chính phủ liên tục thực hiện các chính sách kinh tế mở “Đa phương hóa, đa dạng hóa” đi đôi với hoàn thiện thể chế kinh tế, chính sách điều hành vĩ mô, đã thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế phát triển vượt bậc và đã đưa nền kinh tế phát triển nhiều đột phá. Chính những chính sách quản lý vĩ mô có vai trò rất lớn đến sự phát triển tới các địa phương như thu hút sự đầu tư các doanh nghiệp trong và ngoài nước trên tất cả các lĩnh vực…Vì vậy, chính sách và thể chế kinh tế đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý thu – chi NSNN các cấp. Vì nếu có nhiều chính sách gia tăng nguồn thu đồng nghĩa với hoạt động chi sẽ mở rộng, với cơ chế quản lý chi chặt chẽ chất lượng khoản mục chi nâng cao nhờ vậy tạo điều kiện giúp phát triển cơ sở hạ tầng, đảm bảo công bằng và ổn định an ninh xã hội (Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2007).
c. Cơ chế quản lý ngân sách nhà nước
Đổi mới cơ chế quản lý hệ thống NSNN mà trọng tâm là hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách chi giữa các cấp ngấn sách, mở rộng quyền chi phối quỹ dự trữ tài chính và quỹ dự phòng nâng cao quyền tự quyết của ngân sách cấp dưới trong hệ thống NSNN đã tạo ta những chuyển biến tích cực trong quản lý hệ thống ngân sách quốc gia. Mục tiêu cốt lõi của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là nhằm đảm bảo các nguồn lực tài chính quốc gia được huy động và phân phối sử dụng một cách hiệu quả nhất, đồng thời, đảm bảo tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động khai thác, sử dụng vốn NSNN, sự hài hòa về quyền lực trong quản lý kinh tế - xã hội và quản lý ngân sách của các cấp chính quyền. Nội dung của phân cấp quản lý NSNN gồm 5 vấn đề chính:
Phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách; Giao nhiệm vụ chi cho các cấp;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; Vay nợ của chính quyền địa phương; Vấn đề trao quyền tự chủ cho các đơn vị sử dụng vốn NSNN. Để phân cấp quản lý ngân sách hợp lý, đáp ứng nhiệm vụ của hệ thống chính quyền các cấp, cần xây dựng một hệ thống các cấp NSNN phù hợp và gắn kết với hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
Một hệ thống phân cấp ngân sách lý tưởng phải đảm bảo tính minh bạch và xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc huy động phân bổ, sử dụng các nguồn lực tài chính quốc gia. Nhờ có chính sách đổi mới cơ chế quản lý ngân sách nhà nước đã đem lại chuyển biến tích cực và hiệu quả trong quản lý hệ thống NSNN quốc gia (Nguyễn Thị Thùy Nhung, 2015).
d. Chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính
Tài sản công là nguồn lực quan trọng của đất nước. Nguồn lực tài chính từ tài sản công được hiểu là tổng hợp các khả năng có thể khai thác được từ tài sản công thông qua các hình thức nhất định theo quy định của pháp luật nhằm tạo nguồn tài chính để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Khai thác có hiệu quả nguồn lực này là một trong những định hướng lớn trong quá trình xây dựng Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Hệ thống các chính sách trích thường thu vượt kế hoạch vào ngân sách các cấp ngân sách địa phương, quyền chi phối kết dư ngân sách cuối năm và sử dụng quỹ dự trữ tài chính, quỹ dự phòng đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho các cấp chính quyền địa phương, phát huy tính năng động, sáng tạo trong khai tách các nguồn thu hiện hữu và các nguồn thu tiềm năng ở địa phương. Các chính sách khuyến khích nhằm tăng số lượng vốn theo nhu cầu từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước sẵn sàng đầu tư, chuyển giao cho địa bàn. Hiện nay việc quản lý, khai thác, sử dụng, phát huy nguồn lực tài chính hiện còn hạn chế, bất cập; việc phân bổ và sử dụng nguồn lực này chưa hợp lý, hiệu quả chưa cao, nhiều trường hợp chưa theo cơ chế thị trường, gây lãng phí và làm cạn kiệt nguồn lực của quốc gia. Vì vậy, áp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
dụng nhiều chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính từ nhiều nguồn và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đó sẽ là yếu tố quan trọng đối với quản lý NS các cấp (Nguyễn Ngọc Hiến, 2003).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.1.4.2. Nhóm yếu tố chủ quan
a. Nhận thức của địa phương về tầm quan trọng và trách nhiệm trong công tác quản lý ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước, quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước, lâu nay luôn xảy ra mâu thuẫn giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi. Để giảm thiểu mâu thuẫn này, cũng đồng thời trao quyền chủ động cho chính quyền địa phương, cho các cơ quan nhà nước, Chính phủ đã tiến hành phân cấp ngân sách, tạo điều kiện cho địa phương phát huy tính chủ động sáng tạo của mình, góp phần thiết thực trong việc lành mạnh hóa ngân sách nhà nước. Còn đối với các cơ quan nhà nước, Nhà nước phân cấp trách nhiệm và quyền kiểm soát hoạt động tài chính trong cơ quan, đơn vị cho chính cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Nhà nước giao cho các cơ quan nhà nước quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính, mỗi cơ quan, đơn vị tự xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ. Nhằm sử dụng hiệu quả nguồn NSNN lãnh đạo địa phương phải nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước và hiểu rõ nguồn gốc của ngân sách và phải được quản lý đầy đủ, toàn diện ở tất cả các khâu: Lập dự toán ngân sách, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước và kiểm tra, thanh tra NSNN. Nếu địa phương nào có sự nhận thức nhanh nhạy về tầm quan trọng của quản lý ngân sách sẽ tổ chức bộ máy, tổ chức nhân sự, xây dựng quy trình, phân bổ nguồn lực thực hiện hợp lý, khoa học và hiệu quả. Ngược lại, nếu địa phương còn trông chờ vào NS từ cấp trên sẽ không chủ động nguồn thu chi, làm công tác quản lý NS bị động, kém hiệu quả (Nguyễn Thị Thùy Nhung, 2015).
b. Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý
Trình độ quản lý của con người là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công, chất lượng của công tác quản lý ngân sách nhà nước. Đối với các xã/thành phố, nguồn nhân lực có trình độ cao có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi, điều phối nguồn quỹ tài chính ở cấp ngân sách thấp hơn và xã/thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
phố đạt chỉ tiêu của công tác quản lý NSNN hay không phụ thuộc vào trình độ nguồn nhân lực. Hiện nay tính chuyên nghiệp của cán bộ công chức làm viêc trong bộ máy Nhà nước còn nhiều bất cập như: việc thực thi công vụ, khả năng tham mưu, xây dựng chính sách, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế. Vẫn xảy ra tình trạng cán địa phương thiếu chủ động, khó khăn trong việc phát hiện và giải quyết các vấn đề khẩn cấp đặt ra. Trình độ và năng lực điều hành trong quản lý của một số lãnh đạo còn bất cập, làm việc dựa vào kinh nghiệm cá nhân, ít vận dụng khoa học vào công tác dự báo, xây dựng chiến lược, kế hoạch và quy trình hoạt động…nên xây dựng mục tiêu, kế hoạch chưa sát với thực tế. Cần lưu ý, con người luôn là yếu tố trung tâm có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động quản lý và điều hành NSNN. Đào tạo cán bộ, sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ của các cơ quan nhà nước, các đơn vị thụ hưởng ngân sách có đủ trình độ triển khai hoàn thành nhiệm vụ mới, tiếp tục thực hiện công tác bổ nhiệm và bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo theo quy định. Do đó, xử lý tốt công tác nhân sự sẽ là biện pháp hữu hiệu trong quản lý NSNN hiện nay tại Việt Nam khi nên tảng công nghệ cao chưa được áp dụng nhiều trong hoạt động thu – chi NS các cấp (Lê Hải Ngọc Châu, 2016).
c. Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý
Để thực hiện chức năng quản lý ngân sách nhà nước theo nhiệm vụ được giao, cần phát triển hệ thống công nghệ thông tin và nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi ngân sách là nhiệm vụ quan trọng của xã, thành phố. Hệ thống thông tin được đảm bảo nhằm lưu giữ công tác thu NSNN, giúp quá trình lập dự toán diễn ra nhanh chóng, khoa học
Trong thời gian qua, cùng với quá trình đổi mới và cải cách về thể chế, quá trình hiện đại hóa quản lý tài chính công gắn với ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) ở Việt Nam đã được tăng cường trên nhiều phương diện.
Nhiều dự án CNTT quan trọng đã xây dựng và triển khai có hiệu quả như Hệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
thống thông tin Quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS); Hệ thống thông tin quản lý nợ (DMFAS); Hệ thống quản lý thuế tập trung; Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia (VNACCS/VCIS); các hệ thống ứng dụng CNTT trong quản lý tài sản công; quản lý thị trường chứng khoán…Việc triển khai các dự án ứng dụng CNTT này đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý tài chính - ngân sách, thúc đẩy cải cách hành chính, giảm chi phí tuân thủ thực hiện thủ tục hành chính cho của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan. Thông qua ứng dụng CNTT, công khai, minh bạch về tài chính - ngân sách cũng từng bước được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thúc đẩy trách nhiệm giải trình. Đồng thời, việc triển khai các dự án ứng dụng CNTT thời gian qua còn tạo ra các cơ hội để thực hiện cải cách quản lý tài chính công (Nguyễn Thị Thùy Nhung, 2015).