Lập, duyệt và phân bổ dự toán ngân sách cấp xã

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách cấp xã thuộc huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 59 - 66)

Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.2. Thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng giai đoạn 2017-2019

3.2.1. Lập, duyệt và phân bổ dự toán ngân sách cấp xã

Căn cứ vào thông báo số kiểm tra dự toán ngân sách cấp huyện thông báo và thực hiện năm trước. Kế toán tài chính xã, lập dự toán ngân sách xã, báo cáo UBND cùng cấp trình thường trực HĐND hoặc Chủ tịch, phó chủ tịch HĐND trước ngày 30/6 năm trước.

Sau khi dự toán đã được HĐND hoặc Chủ tịch, phó chủ tịch HĐND xem xét, kế toán tài chính xã tham mưu giúp UBND cấp xã báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trước ngày 05/7 năm trước.

b. Căn cứ thực hiện dự toán:

Hiện nay, quá trình lập và phân bổ dự toán NS xã thuộc huyện Mường Ảng được xây dựng theo các văn bản hướng dẫn cụ thể từ Trung ương đến cấp tỉnh, huyện như sau:

- Thông tư 28/2012/TT-BTC quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, thị trấn. Bộ Tài chính ban hành ngày 24/2/2012

- Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

- Thông tư 05/2014/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn NSNN;

- Chỉ thị số 23/Ct-TTg ngày 5/8/2014 của Thủ tướng chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020;

- Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

- Thông tư 09/2016/TT-BTC quy định về quyết toán dự án hoàn thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

thuộc nguồn vốn nhà nước, Bộ tài chính ban hành ngày 18/01/2016.

- Thông tư 40/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều thông tư 113/2016/TT-BTC hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNNNN qua KBNN, Bộ Tài chính ban hàng ngày 01/3/2016;

- Thông tư 118/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 08/2016/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 30/6/2016;

- Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN;

- Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn;

- Một số nghị quyết của tỉnh Điện Biên, huyện Mường Ảng liên quan đến dự toán và phân bổ ngân sách địa phương giai đoạn 2017 – 2019.

3.2.1.2. Lập, duyệt và phân bổ dự toán ngân sách xã

Việc lập dự toán ngân sách xã được lãnh đạo xã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của NSNN năm lập dự toán và những quy định của Luật NSNN.

Trong đó đã:

Xây dựng dự toán thu NSNN xã đã căn cứ: (i) Mục tiêu kế hoạt phát triển kinh tế xã hội của cả giai đoạn 2016 – 2020 đã được HĐND các cấp thông qua, (ii) Khả năng thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và NSNN của NSTW và NSĐP các cấp; (iii) Số bổ sung cân đối từ NS cấp tỉnh, huyện cho NS cấp xã được giao ổn định để xác định nguồn được chi của NS xã. Xã đã ưu tiên bố trí các nhiệm vụ chi theo định hướng chung, tập trung nguồn lực bảo đảm các lĩnh vực chi quản lý hành chính, bảo đảm xã hội theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

Xây dựng dự toán chi: đối với chi đầu tư phát triển, việc lập dự toán đã căn cứ vào các dự án phù hợp với quy hoạch được duyệt, những dự án có đủ điều kiện bố trí vốn theo quy định của quy chế quản lý vốn đầu tư xây dựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

và phù hợp với khả năng bố trí ngân sách hàng năm, kế hoạch tài chính 5 năm; đồng thời ưu tiên bố trí vốn phù hợp với tiến độ triển khai các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán tuân thủ theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức do các cơ quan Nnà nước có thẩm quyền quy định. HĐND huyện căn cứ vào định mức phân bổ ngân sách địa phương do UBND tỉnh quy định, ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách cho các đơn vị, các xã, thị trấn.

Trong quá trình nghiên cứu, ngoài việc tiến hành phỏng vấn thông tin từ cán bộ cấp huyện, xã, tác giả tiến hành nghiên cứu sâu hơn về công tác lập dự toán giai đoạn 2017 - 2019 đối với 3 địa bàn được lựa chọn có đặc trưng trong quá trình triển khai tại địa phương gồm: thị trấn Mường Ẳng, xã Ảng Nưa và xã Nặm Lịch. Như đã phân tích tại Chương 2, 3 đơn vị này có những nét đặc trưng khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và kết quả thu chi ngân sách trong thời gian qua, cụ thể: thị trấn Mưởng Ảng là trung tâm văn hóa kinh tế chính trị của huyện nên đời sống kinh tế người dân ở mức khá, có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn, giá trị đất cao nên là đơn vị có nguồn thu lớn nhất trong huyện; xã Ảng Nưa là xã đầu tiên trong huyện được công nhận Xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017, xã có nhiều điều kiện để ổn định kinh tế xã hội và triển khai các chính sách Nhà nước tương đối nghiêm túc và 3 năm qua luôn thực hiện tốt công tác quản lý ngân sách tại địa bàn; xã Nặm Lịch là xã khó khăn về điều kiện tự nhiên, giao thông, dân trí nhất trong toàn huyện, cách xa trung tâm huyện, mới có điện lưới được 3 năm nay nên có ít cơ sở sản xuất kinh doanh, là xã có nguồn thu ngân sách thấp nhất trên địa bàn huyện. Từ việc nghiên cứu công tác quản lý lập dự toán 03 địa phương trên để có những so sánh đánh giá công tác quản lý lập dự toán thu chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Mường Ảng.

Công tác lập dự toán của các tổ chức và các đơn vị dự toán ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cơ bản đã tiến hành tốt, cùng với sự hướng dẫn chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

đạo của các cơ quan Tài chính cấp trên và sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính ở xã, phường nên đã từng bước lập dự toán một cách khoa học và hợp lý. Trên cơ sở đó, việc lập dự toán NS huyện Mường Ảng nói chung hàng năm đã thuận lợi hơn. Đối với 03 xã nghiên cứu có sự khác biệt trong phân bổ dự toán thu chi như sau:

Bảng 3.3. Dự toán thu chi ngân sách cấp xã giai đoạn 2017 – 2019 Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nội dung

Năm

Thị trấn Mường Ảng Xã Ảng Nưa Xã Nặm Lịch

2017 2018 2019 2017 2018 2019 2017 2018 2019 1. Dự toán thu 61,8 69,1 73,4 48,1 52,5 55,9 35,6 40,3 45,7 1.1. Các khoản

thu 100% 12,27 16,365 18,01 7,215 7,875 8,385 4,34 5,045 5,855 1.2. Các khoản

thu theo tỷ lệ phần trăm (%)

6,798 7,601 8,074 5,291 5,775 6,149 1,916 2,433 3,027

1.3. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

40,26 42,37 44,38 33,67 36,75 39,13 27,92 31,21 34,99

1.4. Thu chuyển nguồn (CCTL)

2,472 2,764 2,936 1,924 2,1 2,236 1,424 1,612 1,828

2. Dự toán chi 61,8 69,1 73,4 48,1 52,5 55,9 35,6 40,3 45,7 2.1. Chi đầu tư

phát triển 3,09 3,455 3,67 2,405 2,625 2,795 1,78 2,015 2,285 2.2. Chi thường

xuyên 56,15 62,488 65,79 43,685 46,905 49,565 31,85 35,715 40,395 2.3. Chi khác 2,56 3,157 3,94 2,01 2,97 3,54 1,97 2,57 3,02

(Nguồn: Phòng Tài chính & Kế hoạch huyện Mường Ảng) Đối với lập dự toán thu ngân sách cấp xã: về cơ bản dự toán thu ngân sách xã tại 3 đơn vị đều đã dựa trên cơ sở số thực hiện thu ngân sách năm trước và khả năng huy động các nguồn thu của địa phương. Trong đó, chủ yếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tập trung vào các khoản thu tại xã. Trong dự toán thu ngân sách địa phương chỉ có một số khoản thu chủ yếu: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế môn bài; thu từ quỹ đất công, đất công ích; thu từ các khoản phí, lệ phí và thu khác ngân sách. Trong các khoản thu trên, chỉ có 03 khoản thu là có thể xác định được cơ bản số nộp vào ngân sách xã hàng năm: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế môn bài; thu từ quỹ đất công, đất công ích do công tác quản lý, theo dõi đối tượng nộp chặt chẽ hơn. Các khoản thu còn lại luôn có sự biến động giữa các năm. Tại thị trấn Mường Ảng: nguồn thu 100% chiếm chiếm tỷ lệ không lớn trong thu NS khoảng 15%/tổng nguồn thu trong đó thuế môn bài có tỷ lệ thu cao nhất do tại thị trấn có nhiều cơ sở kinh doanh. Các khoản thu theo tỷ lệ phần trăm chiếm khoảng 11%/tổng thu NS tại thị trấn trong đó thuế môn bài từ cá nhân, hộ kinh doanh và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chiếm 70% tổng nguồn thu. Là trung tâm huyện nên thị trấn cũng có nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên lớn nhất khoảng trên 40 tỷ đồng/năm. Tại xã Nặm Lịch, nguồn thu lớn từ NS cấp xã là thu từ quỹ đất công ích và đất công chiếm khoảng 50%/ các khoản thu 100%. Các khoản thu theo tỷ lệ phần trăm tại xã cũng thấp do số lượng cơ sở sản xuất phi nông nghiệp còn ít vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Xã Ảng Nưa về cơ bản có mức dự toán chi thấp hơn thị trấn nhưng mức chênh lệch không nhiều do xã có nhiều điều kiện để pháp triển kinh tế, xã hội.

Đối với dự toán chi ngân sách: mức chi thường xuyên chiểm trên 95%/tổng dự toán chi của các xã. Trên thực tế hiện nay, dự án xây dựng cơ bản đều được phân bổ 1 phần nhỏ tại cấp huyện với gói thầu dưới 2 tỷ đồng, còn mức giá trị thầu cao hơn sẽ được quản lý bởi Ban quản lý dự án các cấp và do tỉnh trực tiếp phân bổ, điều phối và giám sát. Mức chi thường xuyên tại thị trấn Mường ảng cũng cao hơn 2 xã vì bộ máy quản lý to hơn và có nhiều khoản mục chi nhiều hơn tại các xã như: vệ sinh môi trường, cảnh quan đô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

thị, thông tin văn hóa, văn nghệ thể thao…

Hướng phấn đấu của các xã hiện nay là cố gắng tự cân đối thu và chi ngân sách trên địa bàn. Các xã đều cố gắng tự cân đối thu chi ngân sách xã mình và hạn chế việc xin bổ sung từ ngân sách cấp trên, chỉ thực hiện khi thực sự cần thiết và tuỳ theo mục đích nhất định đối với các xã gặp rủi ro không lường trước được như: thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn…Đối với khoản thu do đóng góp tự nguyện của nhân dân để đầu tư vào việc chung cho chính quyền xã là khoản không mang tính thường xuyên nên các xã ghi chú trong dự toán, không tổng hợp vào số thu trong ngân sách. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy công tác lập dự toán ngân sách xã tại 03 đơn vị nói riêng và trên địa bàn huyện Mưởng Ảng về cơ bản đã chấp hành tốt, cùng với sự hướng dẫn và chỉ đạo của cơ quan tài chính cấp trên và sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ tài chính - kế toán ngân sách xã, các xã trong địa bàn huyện đã tiến hành lập dự toán ngân sách một cách khoa học, hợp lý hơn và tuân thủ theo biểu mẫu quy định. Ngân sách xã đã được tính toán phân bổ theo mục lục ngân sách, tạo cơ sở cho công tác kiểm soát thu chi ngân sách xã của Kho Bạc nhà nước. Tuy nhiên, HĐND xã quyết định dự toán ngân sách xã còn mang tính hình thức, là cơ quan dân cử, nhiều đại biểu không có trình độ, kiến thức chuyên môn về công tác tài chính. Bên cạnh đó, thời gian lập dự toán cũng chưa hợp lý, bộ phận chuyên môn cũng chưa tuân thủ và bảo đảm đầy đủ theo quy trình lập, thẩm tra, quyết định dự toán ngân sách xã. Tài liệu gửi đến cơ quan thẩm tra không bảo đảm về thời gian và nội dung báo cáo; sự phối hợp giữa bộ phận Tài chính – kế toán với các bộ phận chuyên môn khác của HĐND và UBND cũng chưa thật rõ về phương pháp, hình thức phối hợp thẩm tra, thẩm định cho ý kiến.

Tiến hành tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra liên quan đến đánh giá công tác lập, duyệt và phân bổ dự toán ngân sách xã huyện Mường Ảng thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

gian qua.

Bảng 3.4. Đánh giá công tác lập, duyệt và phân bổ dự toán ngân sách xã huyện Mường Ảng từ số liệu điều tra

Chỉ tiêu Mức độ đánh giá (Tỷ lệ) Điểm

trung bình

1 2 3 4 5

Công tác lập dự toán bám sát mục tiêu kế hoạch phát triển KT-XH của huyện, tỉnh đề ra

0/51 (0%)

0/51 (0%)

5/51 (9,8%)

36/51 (70,6%)

10/51

(19,6%) 4,14

Việc xây dựng và phân bổ dự toán áp dụng theo đúng quy định, căn cứ của huyện, tỉnh

0/51 (0%)

0/51 (0%)

12/51 (23,5%)

33/51 (64,7%)

6/51

(11,8%) 3,92

Thông tin liên quan đến kế hoạch các hạng mục xây dựng ngân sách được cập nhật

0/51 (0%)

2/51 (3,9%)

35/51 (68,6%)

14/51 (27,4%)

0/51

(0%) 3,29

Có sự hướng dẫn kịp thời từ cán bộ chuyên trách trong quá trình lập dự toán

0/51 (0%)

1/51 (1,8%)

25/51 (49,1%)

25/51 (49,1%)

0/51

(0%) 3,45

Quy trình, thời hạn nộp dự toán được cung cấp rõ ràng, dễ hiểu

0/51 (0%)

0/51 (0%)

25/51 (49,1%)

24/51 (45,0%)

3/51

(5,9%) 3,59

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra) Theo đánh giá của người được phỏng vấn có thể thấy công tác quản lý NSNN cấp xã huyện Mường Ảng giai đoạn 2017 - 2019 được thực hiện bài bản, đúng quy trình và tuân thủ theo Luật Ngân sách năm 2015. Cụ thể: Công tác lập dự toán bám sát mục tiêu kế hoạch phát triển KT-XH của huyện, tỉnh đề ra với mức đánh giá trung bình đạt 4,14/5 điểm nghĩa là người trả lời đồng ý với nội dung đưa ra và trong đó có hơn 70% ý kiến đồng ý và gần 20% ý kiến hoàn toàn đồng ý. Việc xây dựng và phân bổ dự toán áp dụng theo đúng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

quy định, căn cứ của huyện, tỉnh có mức đánh giá trung bình lớn thứ 2 đạt 3,92/5 điểm nghĩa là người trả lời đồng ý với nội dung nhận định đưa ra, trong đó, 39/51 người lựa chọn đồng ý và rất đồng ý với nội dung. Tuy nhiên, nội dung Có sự hướng dẫn kịp thời từ cán bộ chuyên trách trong quá trình lập dự toán có mức đánh giá 3,45/5 điểm và Quy trình, thời hạn nộp dự toán được cung cấp rõ ràng, dễ hiểu đạt 3,59/5 điểm nghĩa là người trả lời chỉ đồng ý 1 phần với nhận định đưa ra. Do vậy mức chênh lệch trong câu trả lời nhận được ý kiến chia phần khá rõ giữa quan điểm đồng ý hoặc đồng ý 1 phần với mức dao động quanh mức 45%. Theo đó, một số ý kiến cho biết trình tự lập dự toán vẫn còn chồng chéo, văn bản hướng dẫn có nhiều nội dung không rõ ràng khiến nhiều đơn vị còn gặp lúng túng khi triển khai. Thêm vào đó, do hạn chế về năng lực nên trong quá trình xây dựng dự toán, nhiều khoản mục chi chưa đúng mục đích và quy định dẫn đến việc cơ quan tài chính yêu cầu làm lại, gây mất thời gian công sức của đơn vị. Riêng nội dung Thông tin liên quan đến kế hoạch các hạng mục xây dựng ngân sách được cập nhật có mức đánh giá đạt đồng ý một phần với gần 69% ý kiến lựa chọn mức đánh giá 3 đạt điểm bình quân thấp nhất 3,29/5 điểm. Theo người trả lời, một số quy định do không được cập nhật và hướng dẫn kịp thời từ phía cán bộ chuyên trách nên đã dẫn đến tình trạng dự toán sau khi hoàn thiện lại phải làm lại gây mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến công tác phân bổ thu chi ngân sách.

Như vậy, với 03 nội dung vừa phân tích chính là hạn chế trong quá trình lập, duyệt và phân bổ dự toán ngân sách xã tại huyện Mường Ảng – nó sẽ là căn cứ để tác giả xây dựng giải pháp tại chương 4.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách cấp xã thuộc huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)