Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý NSNN tại một số địa phương trong nước
Để đảm bảo các chỉ tiêu về dự toán thu- chi NSNN mà HĐND tỉnh giao trong năm 2017, ngay từ đầu năm, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Yên Lạc đã bám sát chức năng, nhiệm vụ được giao; chủ động xây dựng kế hoạch tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn, ngành thuế, Kho bạc Nhà nước triển khai đầy đủ kịp thời các các chế độ, chính sách về lĩnh vực tài chính. Tổ chức hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách xây dựng dự toán ngân sách theo phân cấp; lập dự toán các khoản thu; tổng hợp dự toán ngân sách xã, bổ sung, điều chỉnh theo phương án phân bổ và lập quyết toán thu - chi ngân sách phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Tăng cường cử cán bộ chuyên môn tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn nâng cao trình độ nghiệp vụ; tích cực triển khai thực hiện dự án “Cải cách quản lý tài chính công” (TABMIS) và dự án MISA do Bộ Tài chính triển khai thí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
điểm tại Vĩnh Phúc. Tăng cường công tác kiểm tra quản lý tài chính, thẩm định giá, chế độ tài chính, kế toán các cấp, các ngành, đơn vị. Chủ động phối hợp với Chi cục thuế, KBNN thị xã thực hiện hạch toán đầy đủ, kịp thời cập nhật mọi khoản thu vào ngân sách nhanh gọn đúng tiến độ, an toàn. Đặc biệt, chỉ đạo thực hiện tốt các chỉ thị của Thủ Tướng Chính phủ về tăng cường quản lý vốn đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng cơ bản tại các địa phương, tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ”.
Tổng thu NSĐP năm 2017 của huyện Yên Lạc đạt 805 tỷ đồng đạt 117% dự toán. Tổng chi NSNN trên địa bàn hơn 798 tỷ đồng đạt 112% so với dự toán; các khoản chi y tế, giáo dục, sự nghiệp phát thanh; chi khác...đều đạt và vượt so với dự toán năm 2017. Các khoản chi thường xuyên được đảm bảo sát với điều kiện và nhu cầu của địa phương, cơ quan, đơn vị, đặc biệt các xã, thị trấn đã chủ động bố trí nguồn kinh phí đảm bảo đúng dự toán được giao và phục vụ tốt chi đầu tư xây dựng nông thôn mới, đồng thời thực hiện tốt các khoản chi đột xuất quan trọng phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH và giữ gìn ANQP của huyện.
Nổi bật là công tác quản lý, điều hành thu- chi ngân sách xã trong việc chi trả lương, phụ cấp, sinh hoạt phí, các khoản đóng góp hàng tháng đúng quy trình luân chuyển chứng từ kế toán từ việc lập, chấp hành và quyết toán;
100% xã, thị trấn thực hiện công tác hạch toán kế toán trên máy vi tính bằng phần mềm quản lý ngân sách do Bộ Tài chính quy định. Công tác tổng hợp và theo dõi nợ XDCB của các xã, thị trấn được quan tâm đúng mức; đối với những xã có nợ kéo dài có biện pháp giảm nợ, vì vậy, đến nay nợ XDCB của các xã, thị trấn giảm, đặc biệt nợ phát sinh XDCB các xã rất thấp; năm 2017, đã thẩm định và báo cáo 64 công trình, hạng mục, trong đó thẩm định báo cáo kỹ thuật được 45 công trình với giá trị dự toán trình thẩm định trị giá hơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
240,6 tỷ đồng, giá trị thẩm định là 198,3 tỷ đồng, giảm so với dự toán 20,3 tỷ đồng. Thực hiện giải ngân đến hết 31-12-2017 toàn huyện được 224,65 tỷ đồng, đạt 100% tổng nguồn vốn XDCB theo dự toán phân bổ năm 2017.
Riêng quyết toán công trình XDCB hoàn thành năm 2017 là 139 công trình với tổng giá trị quyết toán 371,2 tỷ đồng, giảm gần 10,5 tỷ đồng bằng 5,4% so với chủ đầu tư trình quyết toán. Việc triển khai Chương trình hành động của tỉnh và UBND huyện theo Nghị quyết 11-2011/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô đảm bảo an sinh xã hội vẫn được duy trì thực hiện nghiêm túc, kịp thời đã thực hiện tiết kiệm chi ngân sách trị giá hàng tỷ đồng.
Năm 2018, huyện Yên Lạc thực hiện cơ cấu chi tiêu NSNN theo hướng ưu tiên nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội; hỗ trợ người nghèo; chỉ đạo các xã xây dựng dự toán thu-chi không thấp hơn theo dựt oán huyện giao và thực hiện sắp xếp thứ tự ưu tiên để chủ động điều hành thu-chi NSNN. Tổ chức tập huấn cho cán bộ kế toán xã, thị trấn và nghiệp vụ cho kế toán các đơn vị, trường học được thụ hưởng ngân sách. Tiếp tục đổi mới công tác lãnh đạo, bám sát dự toán được giao, quản lý điều hành ngân sách đảm bảo chặt chẽ công khai, minh bạch theo Luật Ngân sách. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành nộp thuế đối với các tổ chức, cá nhân; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ kế toán ngân sách các cấp.
Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế, KBNN huyện trong việc khai thác tốt các khoản thu trên địa bàn, rà soát lại các công trình XDCB đã được ghi kế hoạch vốn 2015 chưa hoàn thiện thủ tục, chưa khởi công xây dựng thì điều chuyển vốn sang các dự án cần thiết khác đã có khối lượng hoàn thành. Đối với các công trình khởi công mới được giao vốn nhưng không có khả năng giải ngân cao giành nguồn vốn ưu tiên chi trả cho các công trình đã hoàn thành để đưa vào sử dụng, nhất là các công trình đã được phê duyệt quyết toán. Sắp xếp lại các khoản thu theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ngân sách. Các khoản tăng thu so với dự toán giao đầu năm (không tính các khoản chi đầu tư XDCB theo quy định) dành để cải cách tiền lương và chi cho đầu tư XDCB. Thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của UBND tỉnh về cắt giảm đầu tư xây dựng cơ bản và tiết kiệm thêm 10% chi từ ngân sách theo đúng quy định, hướng dẫn. Bố trí dự phòng ngân sách theo quy định đảm bảo nguồn chi khi có thiên tại dịch bệnh bất ngờ, đột xuất xẩy ra trên địa bàn.
1.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Khép lại năm 2016, Tiền Hải được mùa khá toàn diện trên các lĩnh vực. Nổi trội hơn cả là công tác thu, chi ngân sách Nhà nước phục vụ kịp thời sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng nông thôn mới.
Tổng thu NSNN trên địa bàn Tiền Hải năm 2016 ước đạt 987.920 triệu đồng, bằng 172% dự toán tỉnh giao và bằng 140% dự toán HÐND huyện giao, tăng 7% so với năm 2015. Trong đó, thu ngân sách huyện đạt 955.817 triệu đồng, đạt 137% dự toán của huyện. Nếu loại trừ các khoản thu chuyển nguồn, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, thu kết dư và thu ghi thu, ghi chi tiền thuê đất, thì số thu thực tại trên địa bàn có tiến bộ và kết quả vượt trội. Có được kết quả trên huyện Tiền Hải đã thực hiện tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh chống thất thu thuế nên về phương diện thu NSNN qua các bộ luật Thuế vẫn bảo đảm được tiến độ thu. Các cơ quan Tài chính – Kế hoạch, chi cục Thuế chủ trì rà soát toàn bộ các điểm thuê đất trên địa bàn, số tiền còn nợ đọng báo cáo UBND huyện có biện pháp tổ chức thu nợ tiền thuế đất. Tổ chức tuyên truyền, vận động, giúp đỡ các hộ gia đình, cá nhân nhận thức được quyền và nghĩa vụ tài chính với NSNN. Kết quả đạt được cả năm toàn huyện thu 119,085 tỷ đồng, đạt 121% dự toán phấn đấu của huyện. Trong 7 mục thu, trừ tiền sử dụng đất đạt 100% dự toán (43 tỷ đồng),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
còn 6 mục thu khác đều đạt từ 110% đến 400% so với dự toán đề ra.
Song song với công tác điều hành thu NSNN, UBND huyện căn cứ dự toán thu, chi NSNN tỉnh giao, năm 2016 là năm huyện đã chủ động xây dựng dự toán và giao sớm hơn so với các năm trước đây để các ngành và các địa phương xây dựng dự toán và các chương trình hành động. Từ công tác đôn đốc, kiểm soát chi cũng được tăng cường qua nhiều khâu. Phòng Tài chính huyện, một mặt tăng cường cán bộ giám sát, mặt khác thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho xã có cán bộ tài chính còn yếu nghiệp vụ, đạt 100% cán bộ tài chính ở cấp xã, thị trấn qua đào tạo. Huyện còn cung cấp phần mềm để cán bộ tài chính xã thực hiện công tác kế toán, hạch toán ngân sách. Ngành Thuế cũng thông qua nghiệp vụ quản lý thuế để bồi dưỡng kiến thức thu, chi ngân sách xã. Kho bạc thông qua vai trò giám sát chi ngân sách xã và kiểm soát vốn xây dựng cơ bản nâng cao trình độ cho cán bộ tài chính các xã. Ngoài ra, Tiền Hải còn xây dựng nhiều giải pháp tăng cường công tác quản lý chi NSNN trên lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Kiên quyết không phê duyệt công trình khi chưa rõ nguồn, công trình dàn trải, manh mún. Trong năm, huyện chỉ đạo thanh quyết toán nhanh gọn một số khoản chi như dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng. Chỉ đạo các xã công khai toàn bộ khoản thu của dân. Công tác chi thường xuyên, từ huyện xuống xã, thị trấn phấn đấu tiết kiệm chi 10% để bổ sung vào nguồn cải cách tiền lương…Do tổ chức thu đạt kết quả cao, đã góp phần cho công tác chi NSNN ở cả 2 cấp (huyện và xã) đều vượt kế hoạch. Toàn huyện chi NSNN năm 2016 đạt 917.247 triệu đồng, đạt 129% dự toán huyện và tăng 9% so với năm 2015 (Nguyễn Thị Thùy Nhung, 2015) .