Nhóm các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách cấp xã thuộc huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 90 - 96)

Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

3.3.2. Nhóm các yếu tố chủ quan

3.3.2.1. Nhận thức của địa phương về tầm quan trọng và trách nhiệm trong công tác quản lý ngân sách nhà nước

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy UBND huyện Mường Ảng nhận thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác quản lý ngân sách nhà nước nên tập trung cao độ nhằm hoàn thiện thể chế về quản lý thu, chi NSNN, quản lý nợ công theo tinh thần Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020 nhằm huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; trong đó có nguồn lực NSNN. Đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện tốt các Luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua, đặc biệt là các luật có hiệu lực từ 1/1/2016 như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật phí và lệ phí...Cùng với đó, cần tiếp tục thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật tài chính ngân sách; hạn chế tối đa việc ban hành các chính sách mới khi chưa có nguồn đảm bảo; thực hiện chi NSNN tiết kiệm, hiệu quả, theo dự toán được giao; kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu nợ công và bội chi ngân sách. Chính điều này đã giúp công tác quản lý NSNN cấp xã hiệu quả hơn với kết quả đã được chỉ ra trong phần 3.2. Thực trạng công tác quản lý NSNN. Những nỗ lực này, cũng được ghi nhận và được người trả lời nhận thấy sự tích cực của lãnh đạo địa phương có tác động lớn đến quản lý NSNN cấp xã tại huyện Mường Ảng. Do đó, yếu tố Nhận thức của địa phương về tầm quan trọng và trách nhiệm trong công tác quản lý ngân sách nhà nước được đánh giá có mức ảnh hưởng lớn đạt giá trị trung bình 4,10/5 điểm, khi có 15/51 phiếu trả lời rất đồng ý chiếm 29,4% và 24/51 phiếu trả lời đồng ý chiến 47,1%.

3.3.2.2. Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý

Khi nói đến cơ cấu tổ chức một bộ máy quản lý thu, chi ngân sách, người ta thường đề cập đến quy mô nhân sự của nó và trong sự thiết lập ấy chính là cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý ngân sách cưng như các mối quan hệ giữa cấp trên - cấp dưới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng này. Nói cách khác, điều quan trọng hơn cả là phải thiết lập cụ thể rõ ràng, thông suốt các “mối quan hệ ngang” - “mối quan hệ dọc”. Sự thiết lập ấy được biểu hiện thông qua quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý chi thường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

xuyên ngân sách. Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá trình phân công phân cấp quản lý đó.

Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp tỉnh không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý chi thường xuyên ngân sách.

Nếu bộ máy và cán bộ năng lực trình độ thấp thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN. Do đó tổ chức bộ máy và cán bộ là yếu tố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý thu, chi ngân sách cấp xã. Hiện nay, cơ cấu tổ chức của thu, chi ngân sách cấp xã huyện Mường Ảng như sau:

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức thu ngân sách xã, thị trấn huyện Mường Ảng (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Mường Ảng) Tổ chức, đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách, căn cứ vào thông báo thu của cơ quan thu hoặc của Ủy ban nhân dân xã, thực hiện nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản) tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà

UBND xã, thị trấn

Ban tài chính, kế toán xã Cơ quan thuế tại xã,

thị trấn

Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách

Kho bạc nhà nước Mường Ảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

nước ủy nhiệm thu hoặc phối hợp thu. Đối với các khoản thu ngân sách do Ủy ban nhân dân xã trực tiếp thu, thì định kỳ phải nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định hoặc làm thủ tục nộp ngân sách theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Việc kê khai, nộp thuế và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý thuế;

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức chi ngân sách xã, thị trấn huyện Mường Ảng (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Mường Ảng) Căn cứ vào dự toán chi ngân sách xã đã được Hội đồng nhân dân quyết định, tiến độ công việc, bộ phận tài chính, kế toán xã làm thủ tục chi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã hoặc người được ủy quyền quyết định gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch và kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật. Các khoản thanh toán ngân sách xã cho các đối tượng thụ hưởng phải được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản (trừ trường hợp được phép chi bằng tiền mặt theo quy định của Bộ Tài chính về quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước); Đối với các khoản chi từ các nguồn thu được giữ lại tại xã, bộ phận tài chính, kế toán xã phối hợp với Kho bạc Nhà nước định kỳ làm thủ tục hạch toán thu, hạch toán chi vào ngân sách xã; khi làm thủ tục hạch toán thu, hạch toán chi phải kèm theo Bảng kê chứng từ thu và Bảng kê chứng từ chi theo đúng chế độ quy định;

Kho bạc nhà nước huyện Mường Ảng

UBND xã, thị trấn

Ban tài chính, kế toán xã, thị trấn

Tổ chức, đơn vị cá nhân thụ hưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.14. Đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách xã, thị trấn huyện Mường Ảng giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Số tuyệt

đối

Số tương đối (%)

Số tuyệt đối

Số tương đối (%)

Tổng số 60 58 51 -2 96,67 -7 87,93

Trình độ chuyên môn

Sau ĐH 4 6 7 2 150,00 1 116,67

Đại học 34 32 30 -2 94,12 -2 93,75

Cao đẳng,

trung cấp 22 20 14 -2 90,91 -6 70,00

Giới tính

Nam 35 38 37 3 108,57 -1 97,37

Nữ 25 20 24 -5 80,00 4 120,00

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Mường Ảng) Người trả lời phỏng vấn cũng đồng ý khi cho rằng yếu tố Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý có mức ảnh hưởng đến quản lý NSNN cấp xã của huyện Mường Ảng với giá trị trung bình đạt 4,49/ 5 điểm.

Cụ thể: 24/51 phiếu trả lời rất đồng ý chiếm 47,1% và 27/51 phiếu trả lời đồng ý chiếm tỷ lệ 52,9%. Theo số liệu của phòng Nội vụ chất lượng cán bộ quản lý NSNN các xã, thị trấn đã có nhiều tiến bộ trong giai đoạn vừa qua với nhiều cán bộ có trình độ đại học với chuyên ngành phù hợp như: kinh tế, kế toán, quản lý…Bên cạnh đó chất lượng của cán bộ quản lý thể hiện qua trình độ lý luận chính trị, số lượng cán bộ có trình độ lý luận chính trị cao cấp và cử nhân tăng cho thấy bản thân cán bộ thể hiện được vai trò và vận mệnh của mình trong quản lý NSNN sao cho chi đúng mục lục. Có thể thấy, chất lượng cán bộ quản lý NSNN nâng cao trình độ, phẩm chất là yếu tố tác động tích cực đến quản lý NSNN cấp xã của huyện Mường Ảng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3.3.2.3. Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý

Nhiều năm nay, tỉnh Điện Biên nhận thấy vai trò của công nghệ thông tin trong công tác quản lý ngân sách nhà nước. Vì vậy, tỉnh đã có sự chuẩn bị, tiến hành triển khai đồng bộ từ tỉnh đến huyện, xã một số nội dung trọng tâm như: Xây dựng và triển khai hệ thống CNTT, điện tử hóa các quy trình nghiệp vụ trong và ngoài hệ thống tài chính; hình thành kênh giao dịch giữa các tổ chức, đơn vị với hệ thống tài chính. Hiện nay, các cơ quan quản lý tài chính cấp tỉnh đã triển khai đến các cấp quản lý thấp hơn hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (gọi tắt là TABMIS) theo mô hình tập trung tại Bộ Tài chính. TABMIS đã giúp cho ngành thực hiện quản lý tập trung và phân cấp xử lý chu trình NSNN từ khâu phân bổ dự toán NS, thực hiện cam kết chi ngân sách, thực hiện thủ tục kiểm soát chi NSNN và thanh toán trực tiếp cho nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ cho các đơn vị chi tiêu ngân sách. Đồng thời, tỉnh bước đầu triển khai hiện đại hóa công tác thu kết nối với hệ thống các cơ quan thuế, hải quan và kết nối phối hợp thu với các hệ thống ngân hàng, nên công tác thu NSNN thực hiện chủ yếu bằng chuyển khoản và bằng phương thức điện tử (người nộp thuế có tài khoản ở ngân hàng thực hiện nộp thông qua kênh internet-banking, mobile-banking, ATM hoặc cổng điện tử cơ quan thuế, hải quan). Thời gian đầu còn bỡ ngỡ, nhưng nhiều đơn vị, đối tượng nộp thuế đã bắt đầu sử dụng cách thức nộp thuế mới này. Ngoài ra, tỉnh đã thí điểm cung cấp dịch vụ công điện tử trực tuyến gồm dịch vụ công trực tuyến đăng ký mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, dịch vụ công trực tuyến giao nhận và trả kết quả đối với hồ sơ kiểm soát chi, kê khai yêu cầu thanh toán tại các thị trấn cấp huyện nhằm cải cách hành chính mạnh mẽ theo tinh thần Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính Phủ về Chính phủ điện tử. Những thay đổi tích cực trên đã giúp công tác quản lý NSNN cấp xã được hiệu quả hơn, số hồ sơ kiểm tra bị KBNN từ chối thanh toán giảm đi, hồ sơ được hỗ trợ sửa chữa tăng lên, giảm thiểu thời gian hoàn thiện chứng từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

hợp lệ. Do đó, yếu tố Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý có tác động hỗ trợ giúp công tác quản lý NSNN cấp xã của huyện Mường Ảng giai đoạn 2017 – 2019 hiệu quả với mức điểm trung bình đạt 3,22/5 điểm. Trong đó, số phiểu trả lời có mức đánh giá như sau: 17/51 phiếu trả lời rất đồng ý chiếm 33,4%, 30/51 phiếu trả lời đồng ý chiếm 58,8%.

3.4. Đánh giá chung về quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách cấp xã thuộc huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)