Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Trên địa bàn huyện Mường Ảng hiện nay có 10 xã, thị trấn. Để chọn địa điểm nghiên cứu đại diện cho huyện Mường Ảng, tác giả dựa vào các căn cứ chính là: qui hoạch và phân vùng sinh thái, địa giới hành chính của các đơn vị (xã, thị trấn) trên địa bàn huyện và căn cứ vào nguồn thu, nhiệm vụ chi của từng đơn vị.
Qua khảo sát và tham khảo ý kiến của các phòng ban trên địa bàn huyện, đặc biệt là Phòng Tài chính - Kế hoạch tác giả lựa chọn 03 đơn vị tiêu biểu: Thị trấn Mường Ẳng, xã Ảng Nưa và xã Nặm Lịch để nghiên cứu và điều tra khảo sát. Trong đó, thị trấn Mường Ẳng - là đơn vị có nguồn thu lớn, xã Ảng Nưa là xã thực hiện tốt công tác thu ngân sách và xã Nặm Lịch có nguồn thu ít nhất trong toàn huyện.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp a. Nguồn tài liệu
Thông tin thứ cấp là thông tin đã có sẵn và đã qua tổng hợp được thu thập từ các tài liệu đã công bố liên quan trực tiếp đến công tác quản lý NSNN cấp huyện nói chung và liên quan đến công tác quản lý NSNN tại huyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, các số liệu được thu thập từ phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Mường Ảng, HĐND, UBND, cùng UBND cấp xã của 3 xã trong đối tượng nghiên cứu giai đoạn 2017 – 2019.
Các nguồn thông tin về kinh tế, xã hội các xã, thị trấn của huyện Mường Ảng được thu thập từ phòng Thống kê, phòng Tài chính - Kế hoạch; phòng Kinh tế; phòng Lao động - Thương binh & xã hội; Niên giám thống kê huyện và tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017 – 2019 và thông tin từ 03 xã. Các nguồn tài liệu như sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước về quản lý ngân sách nhà nước cấp xã;
b. Nội dung thu thập
- Báo cáo tình hình NSNN tại 10 xã, thị trấn; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Mường Ảng giai đoạn 2017 – 2019.
- Nội dung liên quan đến quản lý NSNN cấp xã trên địa bàn huyện như: công tác lập dự toán, chấp hành dự toán; công tác thanh kiểm tra NSNN;
công tác quyết toán NSNN cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng và 3 xã giai đoạn 2017 - 2019. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu quản lý NSNN cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng thời gian tới.
- Kinh nghiệm quản lý NSNN cấp xã của một số huyện, thành phố trong nước.
2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp a. Mục đích
Để đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, luận văn sử dụng số liệu sơ cấp thông qua việc điều tra, phỏng vấn các đối tượng liên quan nhằm giải quyết các vấn đề như sau: đánh giá quá trình lập, chấp hành dự toán, quyết toán và công tác kiểm tra, kiểm soát NSNN cấp xã trên địa bàn giai đoạn 2017 – 2019. Đồng thời đánh giá mức độ đồng ý về các yếu tố trong phiếu điều tra ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN cấp xã tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên từ ý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
kiến người được phỏng vấn. Đó chính là căn cứ đưa ra giải pháp nhằm tăng cường quản lý NSNN cấp xã tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2020 – 2025.
b. Phương pháp điều tra - Phương pháp chọn mẫu
Để đánh giá công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng, luận văn sẽ tiến hành điều tra chọn mẫu với 10 xã, thị trấn. Từ các kết quả so sánh này nhằm đánh giá mức ảnh hưởng của các yếu tố tác động, tìm ra hạn chế và nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu để từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị đối với cơ quan quản lý trên địa bàn huyện Mường Ảng trong công tác quản lý ngân sách cấp xã.
- Phương pháp điều tra: sử dụng phương pháp điều tra: phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu điều tra.
- Cách thức lựa chọn mẫu: đảm bảo tính khách quan tác giả xác định kích cỡ mẫu nghiên cứu dựa theo công thức Slovin (1960) như sau:
. 2
1 Ne n N
Trong đó:
n: Cỡ mẫu
N: Tổng thể chung
e: Sai số cho phép. Mức sai số được chọn trong trường hợp này là 5%
- Thời gian điều tra, khảo sát: 15/09/2019 đến 05/10/2019
- Đối tượng điều tra bao gồm: lãnh đạo huyện, các cán bộ phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, Cán bộ KBNN huyện Mường Ảng, lãnh đạo UBND xã, thị trấn và cán bộ kế toán ngân sách tại 10 xã, thị trấn.
- Quy mô mẫu:
Lãnh đạo cấp huyện có 7 phiếu gồm: 01 chủ tịch, 02 phó chủ tịch UBND huyện, 01 chủ tịch HĐND, 01 trưởng phòng thanh tra, 01 chi cục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
trưởng chi cục thuế, 01 phó chi cục trưởng chi cục thuế huyện Mường Ảng.
Lãnh đạo, cán bộ nhân viên phòng Tài chính & Kế hoạch huyện Mường Ảng: 7 người.
Lãnh đạo, cán bộ nhân viên KBNN Mường Ảng: 7 người.
Lãnh đạo UBND xã, thị trấn và kế toán của 10 xã (01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch, 01 kế toán): 30 người.
Tổng cỡ mẫu là 51 và tác giả tiến hành điều tra toàn bộ và phiếu phỏng vấn trực tiếp.
c. Xây dựng phiếu điều tra
Bảng khảo sát được thiết kế làm hai phần.
- Phần đầu nhằm thu thập thông tin chung của các đối tượng khảo sát, phục vụ cho công tác thống kê mô tả.
- Phần thứ hai được thiết kế nhằm thu thập ý kiến của các đối tượng khảo sát mức độ đồng ý về các yếu tố trong phiếu điều tra ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN cấp xã tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
Nghiên cứu sử dụng dạng thang đo Likert để đo lường mức độ đồng ý của đối tượng nghiên cứu, biến thiên từ rất không đồng ý đến rất đồng ý. Xác định khoảng đo bằng cách xác định giá trị khoảng như sau:
Giá trị khoảng cách = = 0,8
Bảng 2.1. Thang đo Likert và mức đánh giá của thang đo Thang đo Khoảng đo Mức độ đồng ý
1 1,00 - 1,80 Hoàn toàn không đồng ý
2 1,81 - 2,60 Không đồng ý
3 2,61 - 3,40 Đồng ý một phần
4 3,41 - 4,20 Đồng ý
5 4,21 - 5,00 Hoàn toàn đồng ý
(Nguồn: Nguyễn Đình Thọ, 2009; Hoàng Trọng, 2008)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 2.2.3.1. Phương pháp tổng hợp số liệu
a. Phương pháp phân tổ thống kê
Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian đã qua và đi tới kết luận. Từ đó có những đánh giá chính xác nhất đối với công tác quản lý ngân sách xãtrên địa bàn huyện Mường Ảng giai đoạn 2017 - 2019.
b. Phương pháp đồ thị
Sử dụng đồ thị thống kê là dùng các hình vẽ, đường nét khác nhau để mô tả các số liệu thống kê, có thể ở dạng hình cột, đường thẳng...căn cứ vào nội dung nghiên cứu về điều kiện kinh tế - xã hội của xã; các tiêu chí về quản lý NSNN xã; các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng giai đoạn 2017 - 2019.
2.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu a. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả cung cấp các chỉ số cơ bản của biến số với dữ liệu của mẫu nghiên cứu nhằm giúp người đọc hiểu về dữ liệu đã thu thập được. Đối với biến có giá trị liên tục các chỉ số có như chỉ số trung bình (mean), cao nhất (max), thấp nhất (min) và độ lệch chuẩn (standard deviation) của biến để có các đánh giá khái quát về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp được luận văn sử dụng nhiều trong nội dung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý NSNN cấp xã trong nội dung phân tích tại chương 3
b. Phương pháp so sánh
Thông qua phương pháp này ta rút ra các kết luận về quản lý NSNN xã, trên địa bàn huyện Mường Ảng giai đoạn 2017-2019 và đề ra các định hướng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
cho thời gian tới. Bao gồm:
- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.
Công thức tính: ∆i= yi - y1; i = 2,3, …
Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu
- So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích: Được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.
%ti =
yi
*100% ; i = 2,3,.. n yi-1
Trong đó: yi : Mức độ tuyệt đối ở thời gian i