Nhóm các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách cấp xã thuộc huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 87 - 90)

Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

3.3.1. Nhóm các yếu tố khách quan

Mưởng Ảng là huyện được tách ra từ huyện Tuần Giáo vào năm 2006.

Khi mới thành lập, huyên gặp rất nhiều khó khăn từ cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí, kinh tế... huyện Mường Ảng đã đoàn kết, thống nhất thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, xóa đói giảm nghèo. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ chú trọng phát triển kinh tế hàng hóa, nâng cao hiệu quả giá trị sản xuất nông nghiệp. Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của huyện đạt trên 7,55%, thu nhập bình quân tăng hơn 4 lần so với thời kỳ đầu thành lập. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm là 6,3%. Đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao, nên tỉ lệ trẻ em được đến trường cũng tăng theo. Hiện 100%

xã đều có lớp học, tạo điều kiện con em các dân tộc đến trường. Bên cạnh đó, huyện còn quan tâm việc xóa mù chữ với các cấp độ khác nhau, nhằm nâng cao dân trí, trình độ nhận thức của nhân dân được cải thiện. Khi kinh tế xã hội có nhiều tiến bộ thu NSNN cấp xã cũng có sự tăng trưởng nhanh, từ đó là căn cứ để chi nhiều hơn phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Mặc dù trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân trên địa bàn các xã còn thấp, chưa đồng đều cũng như ý thức về sử dụng các khoản chi chưa được đúng mức còn có tư tưởng ỷ lại Nhà nước thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN. Nhưng người trả lời cũng biết rằng nếu xã thực hiện tốt những vấn đề thu ngân sách hạn chế thất thu, gia tăng nguồn thu và chi tiêu hợp lý, tiết kiệm sẽ giúp nâng cao chất lượng thu chi NSNN và tăng hiệu quả quản lý NS. Vì vậy, người trả lời cho biết tại Mưởng Ảng hiện nay do nguồn thu cấp xã chưa lớn và nguồn chi còn bị lệ thuộc lớn vào cấp huyện nên yếu tố Điều kiện kinh tế, xã hội được người trả lời đánh giá rằng có ảnh hưởng tới quản lý ngân sách cấp xã không nhiều với điểm trung bình đạt 2,59/5 điểm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

với 20/51 phiếu chiếm 39,2% số người trả lời không đồng ý khi cho rằng yếu tố có ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp xã.

3.3.1.2. Chính sách và thể chế kinh tế

Mường Ảng được đánh giá là khu vực có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp với cây cà phê, tạo nên hương vị cà phê đặc thù so với các vùng khác. Do đó, huyện đã quy hoạch phát triển cà phê theo hướng tập trung, bền vững để khai thác tiềm năng thế mạnh. Đây là hướng đi đúng của địa phương giúp nhiều hộ dân thoát nghèo bền vững. Đặc biệt huyện tập trung phát triển mở rộng cây cà phê, tạo thành vùng cà phê trọng điểm của tỉnh với tổng diện tích đến nay hơn 3.000 ha. Nhờ cây cà phê mà nhiều hộ dân ở địa phương thoát nghèo. Hàng trăm hộ dân trên địa bàn từ gian khó đã vươn lên thành

“triệu phú” với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động địa phương. Với cơ chế chính sách đặc thù của huyện đã giúp kinh tế của nhiều xã phát triển, mang lại thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân. Nhờ đó, nguồn thu NSNN cấp xã tăng lên từ những hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương trong lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời, xã cũng dành khoản mục chi trong xây dựng đường giao thông, kênh mương, hỗ trợ kỹ thuật cho người dân trong mở rộng phát triển cây cà phê và các cây trồng khác. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh, tăng năng suất, phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp, cây ăn quả. Đồng thời tiếp tục phát triển mở rộng diện tích cà phê ở những nơi có điều kiện, sớm hoàn thành việc xây dựng cà phê Mường Ảng, chú trọng phát triển công nghiệp chế biến để khai thác các sản phẩm nông – lâm nghiệp…Có thể nhận thấy, yếu tố Chính sách và thể chế kinh tế tác động lớn đến sự phát triển kinh tế địa phương giúp tăng nguồn thu và sử dụng hiệu quả nguồn chi, điều đó cũng đồng nghĩa với việc quản lý hiệu quả nguồn NSNN cấp xã. Do vậy, mặc dù không tác động trực tiếp nhưng theo người trả lời phỏng vấn yếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tố này cũng có ảnh hưởng đến quản lý NSNN cấp xã với điểm trung bình đạt 3,43/5 điểm nghĩa là họ đồng ý với yếu tố đưa ra. Mặc dù mức tác động không quá lớn với 23/51 phiếu trả lời đồng ý chiếm 45,1% và 26/51 phiếu lựa chọn đồng ý một phần chiếm 51% số người được hỏi.

3.3.1.3. Cơ chế quản lý ngân sách nhà nước

Giai đoạn 2017 – 2019, thu ngân sách cấp xã có xu hướng tăng nhanh và đặc biệt có thặng dư ngân sách trong năm 2018. Để thực hiện được điều đó, huyện Mường Ảng đã thực hiện nhiều biện pháp cụ thể như: huyện đã giao kế hoạch thu ngân sách cho UBND các xã, thị trấn, đơn vị hành chính sự nghiệp trên cơ sở khai thác triệt để các nguồn thu, đảm bảo cân đối tại chỗ, phát huy tinh thần chủ động tại cơ sở. Đồng thời, chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tập trung rà soát, tổng hợp đầy đủ, kịp thời những vướng mắc về cơ chế chính sách chưa phù hợp, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách để báo cáo UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, ban hành kịp thời, các văn bản hướng dẫn bảo đảm cơ sở pháp lý để thu đúng, thu đủ, các khoản thu vào NSNN. Bên cạnh đó, huyện tập trung khai thác tối đa nguồn thu từ tiền thuê đất và thu tiền sử dụng đất. Tăng cường các biện pháp tăng thu thuế ngoài quốc doanh như:

Đẩy mạnh kiểm soát, kiểm tra, thanh tra việc kê khai thuế của các đối tượng nộp thuế; tập trung thu hồi nợ đọng thuế, hạn chế tối đa nợ phát sinh mới.

Hơn nữa, trong công tác quản lý chi huyện đã hủy bỏ hệ thống định mức phân bổ ngân sách theo đầu người, chuyển từ cấp phát ngân sách dựa theo nguồn lực đầu vào sang hỗ trợ ngân sách theo mục tiêu và kết quả đầu ra và trao mạnh quyền tự quyết của đơn vị dự toán khi đã nhận được các nguồn tài chính hợp pháp. Như vậy có thể thấy được cơ chế quản lý NSNN tạo hành lang pháp lý và điều kiện giúp cho cơ quan QLNN địa phương về quản lý ngân sách thuận lợi và nâng cao hiệu quả quản lý. Do đó, người trả lời đánh giá cao mức ảnh hưởng của yếu tố Cơ chế quản lý ngân sách nhà nước đến công tác quản lý NSNN cấp xã với mức điểm trung bình đạt 3,86 nghĩa là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

người trả lời đồng ý với yếu tố này có ảnh hưởng đến quản lý NS xã. Trong đó, 30/51 phiếu trả lời đồng ý chiếm 58,8% và 6/51 phiếu trả lời rất đồng ý chiếm 11,8%.

3.3.1.4. Khuyến khích các khai thác các nguồn lực tài chính

Để tăng thêm nguồn quỹ cho hoạt động chi, chính quyền địa phương thường thu hút các hoạt động đầu tư nhằm gia tăng nguồn lực tài chính trong giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nguồn lực này bao gồm nguồn tài chính các chương trình vốn FDI, vốn tư nhân và nhà nước nhằm phát triển KT-XH cho địa bàn. Tuy nhiên với một huyện nghèo như Mường Ảng các chương trình thu hút vốn trên thường rất ít, chủ yếu là các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ, hoặc quỹ ODA dành cho các huyện nghèo, xã 135.

Hơn nữa, tiềm năng của huyện trong phát triển kinh tế hạn chế, nguồn thu chủ yếu đến từ hoạt động nông nghiệp nên khó thu hút các nhà đầu tư. Mặc dù biết yếu tố Khuyến khích các khai thác các nguồn lực tài chính có ảnh hưởng thuận lợi, giảm thiểu được các khâu quản lý, giảm áp lực cho bộ máy chính quyền như cơ quan tài chính, KBNN và Ban lãnh đạo huyện nhưng do đặc thù của địa phương nên tại thời điểm nghiên cứu số lượng người trả lời nhận thấy mức độ ảnh hưởng của yếu tố này đến quản lý ngân sách cấp xã được đánh giá với giá trị trung bình đạt 3,31/5 điểm. Với 18/51 phiếu đồng ý chiếm 35,3% trong khi 24/51 phiếu đồng ý 1 phần chiếm 47,1% và 7/51 phiếu không đồng ý chiếm 13,7%.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách cấp xã thuộc huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)