CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.2.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Chính phủ nhằm đáp ứng yêu cầu học nghề, tạo việc làm ổn định, nâng cao chất lượng nguồn lao động ở nông thôn. Huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội đã có nhiều mô hình đào tạo nghề và hình thức dạy nghề thích hợp. Các lớp đào tạo nghề trong huyện đã góp phần nâng cao trình độ tay nghề và nhận thức cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu việc làm. Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Một số giải pháp được huyện Chương Mỹ thực hiện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn như sau:
Một là, nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn. Phổ biến sâu rộng nhận thức tới các cấp, các ngành, xã hội và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn.
Hai là, nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Liên hệ chặt chẽ với các cơ sở đào tạo nghề khác trên địa bàn huyện và ngoài địa bàn huyện để phát triển thành mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố. Đầu tư nâng cao năng lực cho các trung tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Phát triển, bồi dưỡng giáo viên đào tạo nghề đủ về cả số lượng và chất lượng, đặc biệt là đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề. Hoàn thiện chương trình đào tạo nghề đảm bảo bám sát với yêu cầu của thị trường lao động, phù hợp với kỹ thuật, công nghệ mới, trình độ quản lý trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Ba là, hoàn thiện công tác tổ chức quản lý của cơ quan Nhà nước các cấp.
Rà soát hoàn chỉnh và nghiên cứu ban hành các chính sách của thành phố, của huyện phù hợp hơn so với chính sách chung của quốc gia. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đào tạo nghề của cơ quan quản lý các cấp. Tăng cường sự phối hợp
trong quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn huyện. Đồng bộ các cơ chế, chính sách, kế hoạch về đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho các xã, huyện, tỉnh thành của các sở, ngành. Thống nhất cơ chế quản lý, kinh phí phân bổ, quy trình đào tạo nghề, đối tượng học nghề để tập trung nguồn lực, tránh chồng chéo lãng phí.
Bốn là, tăng cường các hình thức hỗ trợ cho lao động nông thôn sau đào tạo nghề. Xây dựng các mối liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện. Tăng cường các ký kết các hợp đồng nhận học viên sau khi đào tạo nghề từ hệ thống các cơ sở kinh doanh trong huyện. Tăng cường với các hộ gia đình, tổ chức, cơ sở kinh doanh, công ty, doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng 3 bên.
1.2.4. Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Thông qua phần nghiên cứu cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn; có thể rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn như sau:
- Về cơ chế tổ chức quản lý đào tạo: Khuyến khích các đơn vị sử dụng lao động ưu tiên tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề để thúc đẩy phát triển hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Việc quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề tham gia hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần xem xét một cách hợp lý để không chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các loại hình cơ sở dạy nghề; qua đó cũng giảm tình trạng đầu tư dàn trải dẫn đến lãng phí các nguồn lực. Trong quá trình tổ chức đào tạo, cần đa dạng hoá loại hình, phương thức tổ chức và trình độ đào tạo để phù hợp với nhu cầu đào tạo tại các địa phương và đối tượng học nghề. Trong quá trình tổ chức cần nắm tâm lý người học, có sự phản hồi qua lại giữa các bên tham gia vào quá trình đào tạo nghề để có những điều chỉnh kịp thời nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong công tác đào tạo; có thể kết hợp giữa đào tạo tại cơ sở dạy nghề và đào tạo tại chính dn hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm giúp cho người học tiếp cận được với thực tiễn nghề nghiệp. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức đào tạo để khắc
phục kịp thời tồn tại, yếu kém; từng bước kiểm định chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề.
- Về con người (đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và người học): Cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo trong các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo nghề và tại các cơ sở dạy nghề để công tác tổ chức mang lại hiệu quả cao. Với đội ngũ giáo viên dạy nghề, không chỉ đề cao kiến thức trong lý thuyết mà cần đặc biệt coi trọng kỹ năng nghề trong dạy thực hành; đồng thời cũng cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy để phù hợp với đối tượng đào tạo.
Với người học, cần phân loại để có các chính sách hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng và sắp xếp học các trình độ phù hợp với năng lực.
- Về chương trình đào tạo: Cần xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với đối tượng đào tạo. Đặc biệt đối với đào tạo nghề cần phải gắn chặt lý thuyết với thực tiễn. Khối lượng thực hành phải lớn đủ để người học hình thành kỹ năng nghề nghiệp. Đồng thời, nội dung chương trình đào tạo cũng cần có sự điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ để kiến thức, kỹ năng người học tích lũy được từ quá trình học tập không bị “lỗi thời” sau khi tốt nghiệp.
- Về đầu tư điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, đặc biệt quan tâm phần thực hành nghề. Chú trọng đầu tư csvc đảm bảo điều kiện làm việc của giáo viên và học tập của người học. Ngoài chủ động đầu tư, cần tăng cường liên kết với dn để tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của dn phục vụ cho công tác đào tạo nghề; qua đó cũng giúp gắn đào tạo nghề với thực tế lao động sản xuất tại doanh nghiệp.
- Về dịch vụ cho người học: tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của lao động nông thôn về đào tạo nghề, tư vấn cho lao động nông thôn lựa chọn nghề học phù hợp với năng lực, nguồn lực và nhu cầu của ttlao động.
Ngoài ra, cần tăng cường công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn sau khi học nghề thông qua việc cung cấp thông tin về nhu cầu tuyển dụng của dn và các đơn vị sử dụng lao động; chủ động thiết lập mối quan hệ với dn và các đơn vị sử dụng lao động để giới thiệu học viên tốt nghiệp đến làm việc.
- Nguồn tài chính phục vụ đào tạo: cần đa dạng hoá nguồn tài chính để giảm sự phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn hỗ trợ từ nhà nước thông qua việc tăng cường xã hội hoá hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Do đó, cần kêu gọi các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức ngoài hệ thống đào tạo nghề tích cực tham gia vào công tác đào tạo nghề hoặc hỗ trợ, tài trợ cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
CHƯƠNG 2