Đánh giá chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Đại Từ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đại từ (Trang 68 - 78)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ

3.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ

3.2.2. Đánh giá chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Đại Từ

Thông qua việc sử dụng bộ tiêu chí của ILO về đánh giá chất lượng đối với CSDN đã đăng ký tham gia hoạt động ĐTN cho LĐNT, gồm 9 nhóm tiêu Chí đánh giá được chia thành 100 tiêu chí cụ thể, tổng hợp kết quả khảo sát theo 5 mức điểm và phân nhóm.

Bảng 3.6: Điểm đánh giá cơ sở dạy nghề theo hệ thống tiêu chí ILO500

STT Nhóm tiêu chí đánh giá Mức điểm

bình quân

Mức điểm cao nhất 1 Tôn chỉ hoạt động và mục tiêu phát triển của

nhà trường 22 25

2 Tổ chức và quản lý 33 45

A Tổ chức 17 20

B Quản lý 16 25

3 Chương trình đào tạo 104 135

A Chương trình 33 40

B Kế hoạch và nội dung chương trình đào tạo 18 25

C Các hoạt động phát triển chương trình đào tạo 12 25

D Các hoạt động giảng dạy 41 45

4 Đội ngũ cán bộ (cán bộ quản lý và giáo viên) 74 85

A Cơ cấu và số lượng phù hợp 8 10

B Ban Lãnh đạo và cán bộ quản lý 15 20

C Đội ngũ giáo viên 42 45

D Đội ngũ nhân viên phục vụ khác 9 10

5 Thư viện và học liệu 5 25

6 Tài chính 41 50

7 Khuôn viên nhà trường và các cơ sở hạ tầng 16 40

8 Xưởng thực hành, thiết bị và vật tư 19 60

9 Dịch vụ học sinh 27 35

Tổng điểm 341 500

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Thực hiện khảo sát 20 cán bộ quản lý của CSDN, điểm tổng hợp đánh giá chất lượng CSDN theo hệ thống tiêu chí ILO 500 được thể hiện trong bảng 3.6.

Bảng 3.6 cho thấy, điểm đánh giá tổng hợp của CSDN đạt 341 điểm, cho thấy chất lượng dạy nghề của CSDN trên địa bàn huyện Đại Từ ở mức “Đạt”. Qua các tiêu chí đánh giá cho thấy, các yếu tố về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo còn rất thiếu, điều đó làm cho số điểm bị mất đi rất lớn (mất 85 điểm), qua đó làm giảm chất lượng đào tạo của CSDN. Do đó, đầu tư nâng cấp, mua sắm mới trang thiết bị, nhà xưởng hiện đại, hệ thống học liệu sẽ có tác động rất lớn đảm bảo chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tốt hơn trong tương lai.

3.2.2.2. Chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Đại Từ từ đánh giá của đội ngũ giáo viên dạy nghề.

Năm 2019, đội ngũ giáo viên dạy nghề tại huyện Đại Từ gồm có 22 người thực hiện quản lý giảng dạy 66 lớp (bao gồm 6 lớp theo chương trình MTQGXDNTM, 04 lớp đào tạo từ nguồn kinh phí của huyện và 56 lớp đào tạo từ nguồn kinh phí khác) với tổng số người học được đào tạo, bồi dưỡng là 1.843 người, trung bình 28 người học/lớp. Để thực hiện đánh giá chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đội ngũ giảng viên, học viên thực hiện khảo sát toàn bộ giảng viên giảng dạy các lớp trong tại thời điểm tháng 8 năm 2019 về việc đánh giá người học qua 3 tiêu chí của Bloom là kiến thức, kỹ năng, thái độ theo từng mức khác nhau, kết quả đánh giá cụ thể trong bảng 3.7.

* Về kiến thức

Bảng 3.7: Đánh giá của giáo viên dạy nghề về mức độ kiến thức, kỹ năng, thái độ, của người học trong quá trình đào tạo nghề

Đơn vị: %

TT Nội dung

Các nhóm nghề và nghề

Nông nghiệp Phi nông nghiệp Sử dụng thuốc thú

y trong chăn nuôi

Trồng chè

May công nghiệp

Hàn điện

I Kiến thức

1 Biết (Nhớ) 92 98 90 87

2 Hiểu 64 71 36 16

3 Vận dụng 18 24 5 3

4 Phân tích 0 0 0 0

5 Tổng hợp 0 0 0 0

6 Đánh giá 0 0 0 0

7 Không đạt các mức trên 0 0 0 0

II Kỹ năng

1 Bắt chước 100 100 100 100

2 Làm theo chỉ dẫn 63 76 42 31

3 Làm chuẩn xác 12 14 13 5

4 Liên kết 0 0 0 0

5 Tự nhiên hóa 0 0 0 0

6 Không đạt các mức trên 0 0 0 0

III Thái độ

1 Tiếp thu 98 100 96 97

2 Đáp ứng 99 98 98 96

3 Hình thành giá trị 0 0 0 0

4 Tổ chức 0 0 0 0

5 Tập hợp giá trị 0 0 0 0

6 Không đạt các mức trên 0 0 0 0

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Kiến thức của người học được đánh giá trên thang điểm 6 bậc của Bloom.

Kết quả khảo sát cho thấy, các giáo viên dạy nghề cho rằng đa số người được đào tạo nghề trong lao động nông thôn đạt được cấp độ 1 – Biết, với tỷ lệ dao động từ 87% đến 98%. Đối với nhóm nghề nông nghiệp, với 2 loại hình đào tạo, bồi dưỡng là sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi và trồng chè có tỷ lệ người học đạt được mức độ “Biết” là rất cao, lần lượt là 92% và 98%, điều này cũng dễ hiểu vì đây là 2 ngành nghề quen thuộc đối với lĩnh vực sản xuất của các xã trong huyện Đại Từ.

Tuy nhiên, với lĩnh vực phi nông nghiệp với 2 ngành nghề được đào tạo là may công nghiệp và hàn điện, đây là 2 lĩnh vực còn mới lạ nên mức độ “Biết” chỉ đạt lần lượt là 87% và 90%, điều này cho thấy vẫn còn tỷ lệ khá cao (10% - 13%) người học vẫn chưa nắm được kiến thức trong lĩnh vực này.

Tiếp tục đánh giá ở mức độ cao hơn (mức độ “Hiểu”), tỷ lệ người học đạt được mức độ này có sự dao động lớn, từ 16% đến 71%. Lĩnh vực hàn điện có tỷ lệ người học đạt mức “Hiểu” thấp, đạt 16%. Lĩnh vực trồng chè có tỷ lệ người đạt mức độ “Hiểu” là 71%.

Ở mức độ cao hơn, mức độ “Vận dụng”, tỷ lệ người học đạt được mức độ này tiếp tục giảm xuống, đặc biệt ngành nghề hàn điện chỉ có 3% người học có thể vận dụng kiến thức đã học vào công việc. Ngành nghề chề và sử dụng thuốc thú y vẫn có tỷ lệ người học có thể vận dụng kiến thức ở mức cao hơn lần lượt là 24%

và 18%.

Nhìn chung, không có người học nào đạt được mức độ cao hơn về kiến thức trong các ngành nghề đào tạo được khảo sát.

* Về kỹ năng

Với 5 cấp độ về kỹ năng, qua đánh giá của đội ngũ giáo viên dạy nghề cho thấy cả 4 ngành nghề đào tạo đều có 100% người lao động nông thôn đều nắm được và có khả năng bắt chước. Như vậy, theo hệ thống phân loại mục tiêu thì sản phẩm đào tạo của cả 4 ngành nghề đều đạt về tiêu chí kỹ năng nghề nghiệp. Tuy nhiên, nếu so sánh về kỹ năng ngành nghề giữa các ngành nghề được khảo sát thì đào tạo trồng chè có tỷ lệ người học đạt được các mức độ về kỹ năng là “Làm theo chỉ dẫn”, “Làm chuẩn xác” có tỷ lệ cao nhất (76%), lĩnh vực hàn điện có tỷ lệ người học đạt mức độ

“Làm theo chỉ dẫn” là 31% và mức độ “Làm chuẩn xác” là 5%, tuy nhiên đây là lĩnh vực khó, đòi hỏi thực hành với điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo. Như vậy, phần lớn người học được đào tạo nghề đều đạt được kỹ năng từ trình độ 2 trở lên, phần nào đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động. Chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong 2 nghề là “Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi”, “trồng chè”

cao hơn so với ngành nghề “May công nghiệp” và “hàn điện”.

* Về thái độ

Với 5 cấp độ về thái độ, qua đánh giá khảo sát đội ngũ giáo viên dạy nghề đối với người lao động nông thôn được đào tạo cho thấy, trong các ngành nghề đào tạo, trên 96% người lao động được đào tạo nghề đạt được mức độ “Đáp ứng” trở lên. Điều này cho thấy, người lao động nông thôn được đào tạo không chỉ thụ động chờ nhiệm vụ được giao mà còn tích cực đề xuất đổi mới phương thức lao động theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn…

Tóm lại, nhìn một cách tổng thể về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn qua đánh giá của đội ngũ giáo viên dạy nghề với các tiêu chí đánh giá được sử dụng theo hệ thống phân loại mục tiêu Bloom cho thấy:

- Chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn vẫn còn hạn chế, đặc biệt là ngành nghề đào tạo “Hàn điện” và “May công nghiệp”. Tỷ lệ người học đạt được khả năng làm theo chỉ dẫn và vận dụng còn thấp.

- Kỹ năng nghề nghiệp của người lao động được đào tạo với khả năng bắt chước đều đạt được. Tuy nhiên, ngành nghề “May công nghiệp” và “Hàn điện” là ngành nghề đang có nhu cầu tuyển dụng cao trong tỉnh nhưng kỹ năng của người lao động được đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

Theo đội ngũ giáo viên dạy nghề, chất lượng đào tạo nghề trong một số lĩnh vực chưa tốt một phần do thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học; nguyên nhân quan trọng khác là công tác tư vấn lựa chọn nghề chưa tốt, việc lựa chọn đối tượng học viên của từng lớp học chưa phù hợp do trình độ giữa các học viên chưa đồng đều; một bộ phận lao động nông thôn khác đăng ký đi học nghề chủ yếu theo phong trào hoặc với mục đích ngoài học nghề.

3.2.2.3. Chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Đại Từ từ đánh giá của lao động nông thôn được đào tạo nghề.

Căn cứ theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của Thủ tướng chính phủ, các tiêu chí đánh giá của người được đào tạo gồm 5 tiêu chí: Cơ hội tìm kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp; Mức độ thích ứng với công việc; Mức thu nhập khi đi làm; Cơ hội thăng tiến trong công việc; Khả năng tự tạo việc làm.

* Đối với nhóm nghề nông nghiệp

Kết quả khảo sát 134 người học nghề nông nghiệp, cho thấy chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn qua đánh giá sự hài lòng của người học nghề về 5 tiêu chuẩn theo thang đo Likert 5 điểm với 5 mức, được thể hiện trong hình sau:

Hình 3.1: Đánh giá mức độ hài lòng của người LĐNT được ĐTN về chất lượng đào tạo nhóm nghề nông nghiệp

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Trong lĩnh vực ngành nghề nông nghiệp, có 2 lĩnh vực ngành nghề được đào tạo trong thời gian qua là “Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi” và “Trồng chè” từ nguồn kinh phí của huyện Đại Từ và nguồn kinh phí khác. Kết quả khảo sát tại hình 3.1 cho thấy:

- Đối với lĩnh vực sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi: Tiêu chí “Khả năng tự tạo việc làm” được người học hài lòng nhất với giá trị trung bình là 4,02, tiếp theo là tiêu chí “Mức độ thích ứng với công việc” với giá trị trung bình là 3,62; tiêu chí “Cơ hội tìm kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp” có giá trị trung bình là 3,78, tiêu chí “Mức thu nhập khi đi làm” với giá trị trung bình là 3,02. Tiêu chí còn lại

“Cơ hội thăng tiến trong công việc” có giá trị trung bình nhỏ hơn 3, đây là tiêu chí nhận được ít sự hài lòng nhất. Qua khảo sát cho thấy, người lao động được đào tạo nghề có khả năng thích ứng với công việc, có khả năng tự tạo việc làm. Mức thu nhập khi đi làm đáp ứng được yêu cầu của người lao động. Tuy nhiên, cần cải thiện cơ hội thăng tiến trong công việc, cải thiện hơn nữa mức thu nhập khi đi làm.

- Đối với lĩnh vực trồng chè: Tiêu chí “Khả năng tự tạo việc làm”, “Mức độ thích ứng với công việc” được người học hài lòng với giá trị điểm trung bình lần lượt là 4,52 và 4,1. Tiêu chí “Cơi hội tìm kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp”, “ Mức thu nhập khi đi làm” đáp ứng được sự hài lòng cho người học ở mức trung bình. Tiêu chí “Cơ hội thăng tiến trong công việc” đạt giá trị 2,15 nhỏ hơn 3, cho thấy người học chưa hài lòng về cơ hội thăng tiến trong công việc, cần cải thiện tiêu chí này trong tương lai.

* Đối với nhóm nghề phi nông nghiệp

Kết quả khảo sát 116 người học nghề phi nông nghiệp với 2 ngành nghề là

“May công nghiệp” và “Hàn điện”, cho thấy chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn qua đánh giá sự hài lòng của người học nghề về 5 tiêu chuẩn theo thang đo Likert 5 điểm với 5 mức, được thể hiện trong hình sau:

Hình 3.2: Đánh giá mức độ hài lòng của người LĐNT được ĐTN về chất lượng đào tạo nhóm nghề phi nông nghiệp

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Trong lĩnh vực ngành nghề phi nông nghiệp, có 2 lĩnh vực ngành nghề được đào tạo trong thời gian qua là “May công nghiệp” và “Hàn điện” từ nguồn kinh phí của huyện Đại Từ và nguồn kinh phí thuộc chương trình MTQGXDNTM. Kết quả khảo sát tại hình 3.2 cho thấy:

- Đối với ngành nghề may công nghiệp: Tiêu chí “Cơ hội tìm kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp” được người học hài lòng nhất với giá trị trung bình là 4,21, tiếp theo là tiêu chí “Mức độ thích ứng với công việc” với giá trị trung bình là 3,32;

tiêu chí “Khả năng tự tạo việc làm” có giá trị trung bình là 3,10. Tuy nhiên, tiêu chí

“Mức thu nhập khi đi làm” và “Cơ hội thăng tiến trong công việc” có giá trị trung bình nhỏ hơn 3, đây là tiêu chí nhận được ít sự hài lòng nhất, cho thấy người lao động không cảm thấy hài lòng về mức thu nhập trong lĩnh vực ngành nghề này. Do đó, cần cải thiện cơ hội thăng tiến trong công việc, cải thiện hơn nữa mức thu nhập khi đi làm.

- Đối với ngành nghề hàn điện: Đây là ngành nghề có nhu cầu về lao động rất lớn trên địa bàn huyện và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động, nhưng ngành nghề này đòi hỏi trình độ tay nghề cao. Qua khảo sát cho thấy, tiêu chí “Cơ hội tìm kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp” được người học hài lòng nhất với giá trị trung bình là 4,67, tiếp theo là tiêu chí “Mức thu nhập khi đi làm” có giá trị trung

bình là 4.01, người lao động có khả năng tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp và có cơ hội thăng tiến trong công việc. Tuy nhiên, với đặc trưng đòi hỏi trình độ tay nghề cao, thời gian và cơ sở vật chất thực hiện đào tạo còn hạn chế nên làm cho mức độ thích ứng với công việc sau khi được đào tạo còn thấp, giá trị trung bình là 2,68, người học chưa thực sự hài lòng về tiêu chí này. Do đó, cần cải thiện tiêu chí mức độ thích ứng với công việc trong hoạt động đào tạo là cần thiết.

* Đánh giá chung về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của người được đào tạo.

Khảo sát chung về mức độ hài lòng của lao động nông thôn được đào tạo nghề về chất lượng đào tạo nghề tại huyện Đại Từ ở mức độ trung bình. Trong 4 ngành nghề được đào tạo cho lao động nông thôn thuộc 2 nhóm nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp, ngành nghề đào tạo “Trồng chè” có mức độ hài lòng đạt giá trị cao nhất (3,38), nhưng vẫn ở mức trung bình trong thang điểm đánh giá. Các ngành nghề may công nghiệp và hàn điện có giá trị trung bình mức độ hài lòng nhỏ hơn 3, dao động từ 2,65 đến 2,74 điểm. Hai ngành nghề này chưa mang lại sự hài lòng về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn học nghề. Nguyên nhân chính là do cơ sở vật chất trong quá trình đào tạo còn hạn chế dẫn đến ít được thực tập, thực hành, kỹ năng mới chỉ dừng lại ở mức biết, làm theo chỉ dẫn còn hạn chế.

Hình 3.3: Đánh giá mức độ hài lòng của người LĐNT được ĐTN về chất lượng đào tạo

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

3.2.2.4. Chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Đại Từ từ đánh giá của người sử dụng lao động được đào tạo nghề.

Qua kết quả khảo sát 56 đơn vị sử dụng lao động được đào tạo nghề trong các lĩnh vực may công nghiệp, hàn điện, trồng chè và sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi. Người sử dụng LĐ đánh giá CLĐTN cho LĐNT qua khả năng đáp ứng yêu cầu công việc (gồm 3 tiêu chí: mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp). Sử dụng thang đo Likert 5 điểm với 5 mức đánh giá sẽ phản ánh CLĐTN cho LĐNT qua góc nhìn của người sử dụng LĐ. Giá trị trung bình càng cao thì càng thể hiện mức CLĐTN cao.

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Hình 3.4: Đánh giá của người sử dụng lao động về mức độ đáp ứng yêu cầu

của lao động nông thôn được đào tạo nghề

Đánh giá chung về mức độ hài lòng của người sử dụng lao động về lao động nông thôn được đào tạo trong các ngành nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp chỉ ở mức trung bình, điểm giá trị trung bình chung dao động từ 2,54 đến 3,87 điểm.

- Đối với nghề hàn điện: Lao động nông thôn được đào tạo về nghề hàn điện có mức độ hài lòng của người sử dụng lao động thấp nhất, mặc dù đây là ngành có nhu cầu cao về nguồn nhân lực. Xét trên các tiêu chí về kiến thức, kỹ năng và thái độ, điểm giá trị trung bình đánh giá của người sử dụng lao động đều chưa hài lòng về chất lượng đào tạo nghề. Đặc biệt là sự yếu kém về kỹ năng nghề nghiệp. Tuy nhiên, đây là nghề đòi hỏi trình độ tay nghề cao, với thời gian đào tạo còn hạn chế,

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đại từ (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)