CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ
3.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Đại Từ thời gian qua còn nhiều bất cập do nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm tác động tiêu cực từ các nhân tố bên ngoài và từ các nhân tố bên trọng. Những nhân tố bên ngoài như: tình hình khủng hoảng kinh tế, tỷ lệ lạm phát tăng, sự phát triển ồ ạt của các cơ sở dạy nghề trong thời gian ngắn... Tuy nhiên, những nguyên nhân trực tiếp xuất phát từ những nhóm nhân tố bên trong, cụ thể như sau:
* Về chất lượng đào tạo nghề
Chất lượng đào tạo nghề còn hạn chế, các tiêu chí về kiến thức, kỹ năng và thái độ mới chỉ đạt được ở bậc 1 và 2. Một tỷ lệ nhỏ về kỹ năng đạt được ở bậc 3. Còn lại các bậc cao hơn tương ứng với chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ ở các bậc cao hơn chưa đạt được. Chất lượng đào tạo nghề mới chỉ đạt ở mức độ trung cấp, sơ cấp.
* Về cơ chế quản lý đào tạo
Kết quả khảo sát cho thấy, người học chưa được tham gia góp ý kiến về kế hoạch hoạt động, xây dựng chủ trương chính sách đào tạo nghề. Điều này phản ánh đúng, bởi vì các lớp đào tạo nghề thường có thời gian đào tạo ngắn, chưa đủ thời gian để người học có thể hiểu hết về các quyết định chủ trương, kế hoạch hoạt động của cơ sở dạy nghề.
* Về công tác tổ chức đào tạo
Ngoài một số lớp do doanh nghiệp đứng ra tổ chức đào tạo, những lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp do các cơ sở dạy nghề độc lập với doanh nghiệp đào tạo còn rất hạn chế trong việc tạo cho người học cơ hội tiếp cận thực tế sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp; đối với những lớp đào tạo nghề nông nghiệp thì việc đến cơ sở sản xuất dễ dàng hơn nhưng những nghề này lại mang tính thời vụ, thời điểm nên khi kế hoạch đào tạo xác định thời gian, thời điểm mở lớp không hợp lý sẽ không thể có cơ hội cho người học nghề thăm quan hay trực tiếp làm thử, thực hành để tích lũy kinh nghiệm, hình thành tốt kỹ năng nghề. Điều này đã ảnh hưởng làm giảm chất lượng đào tạo nghề của huyện trong thời gian qua.
* Về đội ngũ cán bộ quản lý
Các yếu tố về kinh nghiệm thực tiễn, hiểu biết về ngành nghề đào tạo, sự linh hoạt trong giải quyết vấn đề với người học của đội ngũ cán bộ quản lý vẫn còn tỷ lệ lớn chưa tốt. Điều này dẫn đến đánh giá về năng lực tổ chức quản lý hoạt động đào tạo còn chưa tốt.
* Về đội ngũ giáo viên dạy nghề
Yếu tố kinh nghiệm thực tiễn và phương pháp giảng dạy của giáo viên còn những hạn chế dẫn đến tỷ lệ lớn người học và giáo viên cho rằng chưa tốt (giá trị trung bình 32,1% cho yếu tố kinh nghiệm thực tiến, 26,4% cho yếu tố phương pháp giảng dạy). Điều này có tác động tiêu cực đến chất lượng đào tạo nghề của huyện Đại Từ trong thời gian qua.
* Về đội ngũ người học trong lao động nông thôn
Có đến 36,63% người học chưa có hiểu biết, nhận định về nghề nghiệp, việc chọn nghề, đi học nghề thực hiện theo phong trào, theo chương trình của huyện, xã, chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu học tập, nâng cao trình độ của người lao động.
Có 30,58% cho thấy điều kiện tài chính của người học chưa tốt, điều này ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề, hành nghề của người lao động.
* Chương trình đào tạo
Sự phân bổ hợp lý giữa khối lượng kiến thức lý thuyết và thực hành và xác định phương pháp đào tạo, hình thức đào tạo và cách thức đánh giá kết quả học tập
còn nhiều điểm chưa hợp lý nên ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề của huyện.
* Giáo trình, tài liệu học tập
Trạng hệ thống thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập hiện nay của cơ sở dạy nghề huyện vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng và lệch về chủng loại. Hệ thống thư viện của các cơ sở giáo dục đào tạo nghề còn rất thiếu, số lượng sách, tài liệu học tập tham khảo phục vụ cho giảng dạy còn nghèo nàn, chưa được đầu tư. Về nội dung giáo trình, tài liệu học tập do giáo viên biên soạn nên đã sát với chương trình đào tạo, nhưng do mức độ cập nhật còn hạn chế
* Về cơ sở vật chất, trang thiết bị
Hệ thống phòng học và vật tư thực hành chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học
* Dịch vụ người học
Cả giáo viên dạy nghề và người học được đào tạo nghề đều đánh giá hoạt động tư vấn cho người học lựa chọn nghề học; tổ chức thông tin thị trường lao động và giới thiệu việc làm cho người học; ký túc xã cho người học có tỷ lệ đánh giá
“chưa tốt”, đặc biệt là ký túc xã cho học viên ở xã đến trọ với tỷ lệ chưa tốt trung bình của giáo viên dạy nghề và người học đánh giá lần lượt là 72,65% và 76,35%.
Đánh giá này phù hợp với điều kiện vật chất còn khó khăn của các cơ sở dạy nghề của huyện.
CHƯƠNG 4