Giải pháp đối với công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Đại Từ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đại từ (Trang 102 - 105)

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ

4.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ

4.2.1. Giải pháp đối với công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Đại Từ

Công tác quản lý nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường thuận lợi thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Ngoài các cơ quan quản lý ngành thuộc lĩnh vực đào tạo nghề cho lao động nông thôn; bộ máy chính quyền các cấp của huyện đến cấp cơ sở (xã, thị xã, thị trấn) đều

có thể tác động với mức độ khác nhau giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh trong thời gian tới. Các giải pháp cụ thể như sau:

Một là, thiết lập hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên phạm vi toàn huyện đại từ để đáp ứng kịp thời nhu cầu đào tạo.

Do yêu cầu về tính hiệu quả trong công tác tổ chức, nên chỉ khi có số lượng lao động nông thôn đăng ký học nghề từ 20 người trở lên mới tổ chức mở lớp. Tình trạng lao động nông thôn đã đăng ký học nghề nhưng phải chờ đợi trong thời gian dài tồn tại đồng thời ở các huyện; thay vì gộp số lao động nông thôn đăng ký học cùng 1 nghề ở các huyện gần nhau vào để kịp thời mở lớp, thì cơ sở dạy nghề của huyện lại chờ tuyển sinh đủ số lượng. Do phải chờ đợi lâu, khi tuyển sinh được học viên mới bổ sung vào danh sách đăng ký thì một số học viên đã đăng ký lại không còn nhu cầu học nên thời gian từ khi tuyển sinh đến khi tổ chức mở lớp thường kéo dài, nhiều học viên phải mất vài tháng, thậm chí là cả năm mới có lớp để được đào tạo. Để khắc phục tình trạng nêu trên, các đơn vị quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc 2 lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp của huyện cần xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu chung về nhu cầu đào tạo nghề của các xã, thôn, bản; khi lao động nông thôn tại cơ sở của địa phương đăng ký học nghề, thông tin đăng ký phải được cập nhật lên phần mềm quản lý; phần mềm sẽ tự động lọc những trường hợp có chung nguyện vọng nghề đào tạo, có khoảng cách phù hợp để có thể tổ chức mở lớp chung tại một cơ sở dạy nghề được chọn, khi đủ số lượng sẽ giao cho cơ sở dạy nghề được chọn tổ chức đào tạo ngay.

Hai là, điều chỉnh mức hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề và tăng khả năng tiếp cận vốn vay tự tạo việc làm cho lao động nông thôn học nghề.

- Cần điều chỉnh mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho đối tượng lao động nông thôn học nghề phù hợp với sự thay đổi của thị trường. Theo quyết định 1956 của chính phủ, mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tối đa là 3 triệu đồng/người/khoá học cho tất cả các nghề và nhóm nghề; chính sách này được duy trì áp dụng từ năm 2009 tới nay, nhưng do lạm phát nên mức hỗ trợ này đến nay không còn phù hợp. Theo tính toán của các chuyên gia, mức hỗ trợ chi phí đào

tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh nam định nên chia theo nhóm nghề; trong đó, nâng mức hỗ trợ tối đa lên 5 triệu đồng/người/khoá học đối với nghề phi nông nghiệp và 3,5 triệu đồng/người/khoá học đối với nghề nông nghiệp.

- Tăng cường cơ hội tiếp cận vay vốn tự tạo việc làm cho lao động nông thôn sau khi học nghề. Các cơ quan về quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh cần thiết lập kênh tư vấn, hỗ trợ vay vốn tự tạo việc làm cho lao động nông thôn;

thống nhất với các tổ chức tín dụng được giao triển khai quỹ quốc gia chuẩn hoá các thủ tục vay vốn theo hướng giảm thiểu các thủ tục hành chính nhằm giúp lao động nông thôn khi vay vốn dễ thực hiện hơn. Ngoài ra, các cơ quan quản lý cũng cần chủ động liên hệ với các tổ chức tín dụng khác mời tham gia hoạt động hỗ trợ lao động nông thôn qua đào tạo nghề vốn vay tự tạo việc làm, trên cơ sở đánh giá tính khả thi các dự án, đề án tự tổ chức sxkd của lao động nông thôn nhưng chưa tìm được vốn đầu tư.

Ba là, tăng cường công tác kiểm soát chất lượng đối với các cơ sở dạy nghề tham. gia hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tăng cường triển khai kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề. Cơ quan quản lý về đào tạo nghề cần có sự chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt hơn. Đối với các cơ sở dạy nghề trong việc kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề. Cần phải xây dựng kế hoạch, lộ trình yêu cầu các cơ sở dạy nghề cam kết thực hiện việc kiểm định chất lượng. Căn cứ vào cam kết của các cơ sở dạy nghề và kiểm tra quá trình triển khai, sẽ tiến hành công bố công khai kết quả kiểm định và có những biện pháp xử lý nghiêm khắc với những cơ sở dạy nghề không thực hiện theo cam kết

Bốn là, kết hợp giữa việc phân cấp quản lý trong công tác kiểm tra, giám sát với việc tăng cường thanh kiểm tra quá trình thực hiện.

Để phát huy kết quả đã đạt được thời gian qua, góp phần nâng cao CLĐTN cho LĐNT của tỉnh thời gian tới; cần tiếp tục duy trì hình thức phân cấp quản lý công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đào tạo cho các phòng chuyên trách tại các huyện (thành phố); Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Sở NN&PTNN và chính quyền địa phương cấp huyện (thành phố) tăng cường công tác thanh tra quá trình kiểm tra, giám sát của các phòng chuyên trách; đồng thời, trực tiếp thanh kiểm tra xác suất

công tác tổ chức hoạt động ĐTN cho LĐNT theo lĩnh vực quản lý của các Sở (nông nghiệp và phi nông nghiệp) tại các địa phương trong tỉnh. Có hình thức xử lý nghiêm khắc những sai phạm trong quá trình triển khai hoạt động ĐTN cho LĐNT;

cần quan tâm việc tổ chức đào tạo đúng kế hoạch; đảm bảo xác định đúng đối tượng ưu tiên và hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong ĐTN cho LĐNT

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đại từ (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)