Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Đại Từ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đại từ (Trang 57 - 68)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ

3.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ

3.2.1. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Đại Từ

3.2.1.1. Hệ thống đào tạo

Cùng với sự phát triển KT- XH, trên địa bàn của huyện đã có trung tâm đào tạo nghề và có các đơn vị như: Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và các cơ sở đào tạo nghề của TW và địa phương về đào tạo cho lao động nông thôn trên địa bàn. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2017 – 2019, đơn vị thực hiện chức năng đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện có 01 đơn vị đó là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện.

Thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW được UBND huyện xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Năm 2016, Ủy ban nhân dân huyện tiếp tục chỉ đạo việc thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016 -2020. Đã tổ chức thực hiện Đề án sáp nhập 2 trung tâm: Trung tâm dạy nghề và trung tâm giáo dục thường xuyên thành trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên vào tháng 9 năm 2016. Tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm và hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

Ngoài đơn vị Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn được thực hiện bởi các đơn vị Trung tâm ngoài huyện như: Trung tâm dạy nghề Công Nông tỉnh, Trung tâm dạy nghề Hội nông dân, Thanh niên... và dạy nghề tại các đơn vị doanh nghiệp.

3.2.1.2. Phân tích quy mô đào tạo nghề cho lao động nông thôn qua các năm Huyện Đại Từ có nguồn lao động dồi dào, dân số trung bình trên địa bàn huyện năm 2018 là 169.216 người, trong đó nam là 82.996 người, nữ là 86.220 người. Số người trong độ tuổi lao động năm 2018 chiếm 60% so với dân số.

Trong giai đoạn 2017 – 2019, huyện Đại Từ đã chủ động phân bổ nguồn kinh phí địa phương cùng với nguồn kinh phí Trung ương để thực hiện kế hoạch Đào tạo nghề cho LĐNT. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn 2017 đến tháng 8 năm 2019, số lao động được đào tạo nghề là: 4.545/3.750 người đạt gần 121,2% (Trong đó đào tạo nghề nông nghiệp là 954 người, số đào tạo nghề phi nông nghiệp là 3.591 người), số người có việc làm sau đào tạo đạt 80%

với 3.636 người.

Bảng 3.2: Kết quả đào tạo theo ngành, nghề

ĐVT: Người

Chỉ tiêu 2017 2018 T6/2019

Đào tạo nghề nông nghiệp 362 386 206

Đào tạo nghề phi nông nghiệp 82 63 167

Liên kết đào tạo với doanh nghiệp 1,139 1,240 900

Học viên có việc làm phù hợp với ngành, nghề đào tạo 1,266 1,351 1,018 Nguồn: Phòng lao động TB&XH huyện Đại Từ Bảng 3.2 cho thấy tổng số lượng người được đào tạo trong lĩnh vực nông thôn tăng lên trong năm 2017 – 2018 là 106 người, tỷ lệ tăng là 6,7%. Trong 6 tháng đầu năm 2019, số lượng lao động nông thôn được đào tạo là 1.273 người, chiếm 75,37% số lao động nông thôn được đào tạo năm 2018.

Trong cơ cấu lao động nông thôn được đào tạo, số lượng lao động được đào tạo tại doanh nghiệp thông qua hình thức liên kết đào tạo chiếm tỷ trọng chủ yếu, năm 2017 là 71,95%; năm 2018 là 73,42%, và 6 tháng đầu năm 2019 là 70,7%. Đây là hình thức đào tạo rất tốt gắn liền chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, cho phép người lao động được trải nghiệm thực tiễn trong quá trình đào tạo, phù hợp với đặc điểm của lao động nông thôn. Bên cạnh đó, ngành nghề nông nghiệp cũng thu hút người học, thông qua số lượng được đào tạo tăng lên từ mức 362 người năm 2017, tăng lên mức 386 người năm 2018, và 6 tháng đầu năm 2019 là 206 người. Kết quả đạt được này do, trung bình mỗi năm có từ 3 đến 5 đơn vị trung tâm Giáo dục nghề nghiệp ngoài huyện về tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Trung tâm dạy nghề Công Nông, Trung tâm dạy nghề thanh niên, Trung tâm dạy nghề người tàn tật Thái Nguyên, Trung tâm day nghề Hội nông dân tỉnh...), ngoài ra UBND huyện còn phối hợp với các đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn tổ chức các lớp đào tạo nghê cho người lao động trước khi vào làm việc như: Chi nhánh công ty may TNG, TDT, Thagaco, công ty TNHH Bao bì Ánh Dương, Công ty TNHH công nghệ sinh học nấm Phú Gia...

Một điểm rất đáng chú ý trong kết quả đào tạo nghề của huyện Đại từ là số lượng học viên được đào tạo có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo có số

lượng lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng số người lao động nông thôn được đào tạo. Cụ thể năm 2018, số người được đào tạo là 1.351 người, tăng 85 người so với năm 2017. Tỷ trọng người được đào tạo có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo đạt 79,97% năm 2017; 79,99% năm 2018 và 79,97% trong 6 tháng đầu năm 2019. Đây là kết quả tích cực thể hiện hiệu quả trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện trong thời gian qua. Nguyên nhân, (1) Đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Ban chỉ đạo đề án huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề trên địa bàn để xác định đối tượng có nhu cầu học nghề, dự báo việc làm và thu nhập của học viên sau khi học nghề; (2) Dạy nghề gắn với quyết việc làm hiệu quả, để đánh giá hiệu quả của việc đào tạo nghề với giải quyết việc làm thì công tác kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện đề án luôn được quan tâm sát sao. Cụ thể, kiểm tra, nắm bắt tình hình tổ chức triển khai mở lớp ở cơ sở, như xét chọn đối tượng tham gia học nghề, xác định nhu cầu thực tế về nghề nghiệp, nơi làm việc và mức thu nhập với việc làm có được sau khi học nghề của người lao động, để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác đào tạo nghề, đảm bảo yêu cầu dạy nghề gắn với giải quyết việc làm; (3) Hiện nay huyện có một số mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm đạt hiệu quả đã hoạt động nhiều năm, như: Mô hình trồng rau an toàn, trồng và chế biến chè, trồng cây ăn quả, may công nghiệp…các mô hình trên đã tạo công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là mô hình liên kết dạy nghề may công nghiệp giữa cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp từ đó đã tạo việc làm cho người lao động đạt tỷ lệ hơn 90%.

3.2.1.3. Phát triển đội ngũ giảng viên, người dạy nghề và đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề.

Năm 2016, Trung tâm dạy nghề sáp nhập với Trung tâm Giáo dục thường xuyên, một số cán bộ chuyển công tác.

* Về phát triển đội ngũ giảng viên, người dạy nghề

Bảng 3.3: Cán bộ công nhân viên chức đào tạo nghề huyện

Chỉ tiêu Số lượng

(Người)

Tỷ trọng (%)

1. Tổng số CBCNVC 22 -

2. Cán bộ giảng dạy (CBGD) 22 100

3. CBGD chia theo trình độ chuyên môn

+ Đại học, trên đại học 21 95,45

+ Cao đẳng 1 4,715

+ THCN 0 0

+ Trình độ khác 0 0

4. CBGD chia theo thâm niên giảng dạy

+ Dưới 5 năm 7 24,3

+ 5  10 năm 9 32,3

+ 10  20 năm 8 29,7

+ Trên 20 năm 4 13,7

Nguồn: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- GDTX huyện Bảng 3.3 cho thấy quy mô và cơ cấu đội ngũ giảng viên, người dạy nghề tại Trung tâm GDTX – GDNN của huyện Đại Từ năm 2019. Trung tâm GDTX-GDNN hiện có 22 cán bộ, trong đó có 07 cán bộ làm việc trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Về trình độ chuyên môn, số lượng cán bộ giảng viên dạy nghề có trình độ đại học là 20 người; trình độ thạc sĩ là 01 người và trình độ cao đẳng là 01 người.

Các cán bộ giảng viên dạy nghề tại Trung tâm đều có thâm niên giảng dạy trên 5 năm. Hàng năm đội ngũ cán bộ, giáo viên thường xuyên được tham gia học tập, bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đã có 01 cán bộ học cao cấp lý luận chính trị, 04 cán bộ học trung cấp chính trị, 03 cán bộ học chương trình chuyên viên quản lý nhà nước; 03 cán bộ học lên Đại học, 01 cán bộ học lên thạc sỹ, 11 lượt cán bộ tham gia khóa đào tạo kỹ năng dạy học, 100% cán bộ, giáo viên đều có chứng chỉ sư phạm theo yêu cầu. 03 lượt cán bộ tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ quản lý cơ sở dạy nghề, 02 lượt cán bộ tham gia khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực tư vấn tuyển sinh, quản lý đào tạo nghề và nhiều lượt cán bộ tham gia

các khóa học tập, bồi dưỡng khác. Hiện nay, 100% giáo viên cơ hữu của Trung tâm có trình độ chuyên môn phù hợp và đạt chuẩn theo quy định, tuy nhiên vẫn chưa đủ số lượng là mỗi nghề một giáo viên cơ hữu, Trung tâm vẫn phải hợp đồng giáo viên thỉnh giảng. Đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn và việc huy động người dạy nghề tham gia dạy nghề đều đảm bảo phù hợp với chuyên môn của mỗi nghề, và đạt tiêu chuẩn theo đúng quy định.

Giáo viên đào tạo nghề là lực lượng có tác động trực tiếp lên chất lượng công tác giảng dạy, đào tạo nghề. Năng lực của giáo viên đào tạo nghề quyết định sự phát triển của công tác đào tạo nghề, thể hiện ở lực lượng lao động sau khi được đào tạo nghề. Tuy vậy, số lượng và chất lượng của đội ngũ giáo viên đào tạo nghề còn rất hạn chế nhưng về chất lượng và thâm niêm giảng dạy đều đảm bảo. Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ giáo viên trực tiếp giảng dạy khá cao nhưng chuyên môn chủ yếu để đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn về lĩnh vực nông nghiệp còn thiếu và còn nhiều hạn chế.

Như vậy, tỷ lệ giáo viên dạy nghề có trình độ đại học và trên đại học là tương đối cao nhưng tỷ lệ giáo viên có trình độ trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật cũng rất lớn. Thêm vào đó, chỉ có khoảng 45% số giáo viên được đào tạo từ các trường sư phạm kỹ thuật và được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc I và bậc II là được trang bị kiến thức về sư phạm. Còn lại 55% là chưa qua đào tạo kiến thức ban đầu về sư phạm. Do đó khả năng truyền đạt kiến thức cho người học còn hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo và dạy nghề. Vì vậy, để đưa công tác đào tạo nghề của huyện lớn mạnh hơn nữa đòi hỏi trình độ của giáo viên này phải được bồi dưỡng, nâng cao hơn nữa cả về trình độ chuyên môn, lẫn trình độ sư phạm để đáp ứng yêu cầu giảng dạy.

Trong tổng số cán bộ công nhân viên chức ngành đào tạo nghề, số lượng giáo viên tham gia giảng dạy so với cán bộ công nhân viên chức ở các trường còn thấp (chiếm 54,5%). Từ đó dẫn đến bộ máy quản lý cồng kềnh, chồng chéo không hiệu quả gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của giáo viên. Thêm vào đó, quy mô đào tạo của các trường tăng hơn so với trước rất nhiều, song biên chế giáo viên không thay đổi. Số lượng giáo viên không tương xứng so với sự gia tăng quy mô

đào tạo trong mỗi năm dẫn đến việc giảng dạy quá sức của giáo viên. Đặc biệt ở một số môn giáo viên phải dạy tăng ca, tăng giờ nên không còn thời gian để bồi dưỡng, nâng cao trình độ. Tất nhiên, việc này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ giáo viên và chất lượng đào tạo. Tuổi đời bình quân của giáo viên toàn ngành khoảng 42 tuổi, một số trường có nhiều giáo viên cao tuổi như: cao đẳng hóa chất, trung học kinh tế, trung học nâng cao. Số lượng giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm thấp.

Hiện nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ tiến bộ rất nhanh, một phần không nhỏ đội ngũ giáo viên đào tạo nghề chậm tiếp thu khoa học công nghệ nên không theo kịp yêu cầu phát triển. Khoa học công nghệ tiến xa so với trình độ giáo viên đã được đào tạo trước đây. Một số máy móc thiết bị tiên tiến được nhập về, một số giáo viên cũng chưa sử dụng thành thạo chứ chưa nói gì đến người học nghề. Trang bị phương tiện tối thiểu phục vụ cho dạy nghề để hỗ trợ cho giáo viên đổi mới phương pháp như: dụng cụ thí nghiệm, mô hình trực quan, đèn chiếu... còn ít, trong quá trình đào tạo vẫn còn nhiều giờ học, tiết học dạy chay.

Một số trường ở phân tán, xa các trung tâm kinh tế, văn hoá nên không thu hút được số giáo viên trẻ, có năng lực về dạy. Vì vậy, đòi hỏi nhà nước và huyện cần có chế độ chính sách đãi ngộ thoả đáng để thu hút đội ngũ này. Bên cạnh đó, nhiều thầy giáo, cô giáo đã lớn tuổi, việc học tập nâng cao trình độ còn gặp nhiều khó khăn. Một số ngành nghề đào tạo không phù hợp, thích ứng với hoàn cảnh hiện nay sang đội ngũ giáo viên thiếu và yếu nên lúng túng trong việc chuyển đổi nội dung, chương trình đào tạo.

Việc bồi dưỡng đào tạo giáo viên dạy nghề trong thời gian qua còn bộc lộc một số hạn chế như: chương trình bồi dưỡng sư phạm bậc I, bậc II đã được ban hành từ nhiều năm nay nhưng việc thực hiện chưa được triệt để và tiến độ còn chậm. Vì vậy, đến nay huyện vẫn còn một lực lượnglớn giáo viên dạy nghề chưa được phổ cập chương trình sư phạm. Do tổ chức các lớp bồi dưỡng, do công việc, nhiều giáo viên vừa giảng dạy vừa tham gia các lớp bồi dưỡng nên nhìn chung một số giáo viên chưa đạt yêu cầu về chất lượng đặt ra. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí nhà nước đầu tư cho công tác bồi dưỡng giáo viên trong thời gian qua còn tương đối hạn hẹp nên chỉ có

các trường các trung tâm dạy nghề có đủ khả năng tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên, còn lại ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, dạy nghề khác thì không đủ kinh phí để tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên đào tạo, dạy nghề.

Nhìn chung, đội ngũ giáo viên đào tạo nghề của huyện còn yếu về chất lượng, thiếu về số lượng (do sự gia tăng về tuyển sinh, quy mô đào tạo), năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học thấp, chưa đảm bảo về cơ cấu chủng loại. Đội ngũ giáo viên giảng dạy lý thuyết và thực hành chưa đồng bộ. Ngoài ra, chính sách đãi ngộ chưa thoả đáng nên không phát huy được tiềm năng và nhiệt huyết của họ. Đội ngũ giáo viên dạy nghề chuyên nghiệp bị phân tán và giảm dần, trình độ không được nâng cao để đáp ứng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ hiện đại.

* Về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề

Đội ngũ cán bộ quản lý làm công tác dạy nghề từ huyện tới xã cũng đã được quan tâm thực hiện, song chủ yếu vẫn là kiêm nhiệm, đội ngũ cán bộ làm công tác lao động việc làm, dạy nghề cấp huyện, xã đã được tập huấn về nghiệp vụ quản lý, tư vấn học nghề, giới thiệu tìm việc làm tuy nhiên công tác tham mưu triển khai thực hiện Đề án vẫn còn hạn chế. Để triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ và giao trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên để chỉ đạo thực hiện.

3.2.1.4. Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Trong giai đoạn 2017 - 2019, cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề của Trung tâm GDNN-GDTX huyện được trang bị cùng với việc đầu tư trang thiết bị dạy học, được tăng cường đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng như: Nhà làm việc, phòng học lý thuyết, xưởng thực hành và các công trình khác đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy. Nội dung các nghề do Trung tâm dạy như: Hàn điện, điện dân dụng, điện lạnh, điện tử, sữa chữa máy nông cụ, sửa chữa xe máy, tin học văn phòng, may công nghiệp, các nghề nông nghiệp... Kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất trong 3 năm 2017 - 2019 là 886 triệu đồng, từ nguồn ngân sách huyện (năm 2018 được UBND huyện đầu tư sửa chữa dãy nhà lớp học 2 tầng, 4 phòng học và nhà vệ sinh). Còn lại hầu hết các trang thiết bị được mua sắm từ những năm trước 2017.

Về cơ sở vật chất: nhà làm việc, phòng học, nhà xưởng... chắp vá, chủ yếu là tiếp nhận lại của các cơ quan để sửa chữa thành cơ sở dạy nghề. Trang thiết bị dạy nghề của các các cơ sở thì rất thiếu thốn, lạc hậu và không đồng bộ.

Bảng 3.4: Cơ sở vật chất kỹ thuật của một số cơ sở dạy nghề

TT Tên cơ sở

Diện tích (m2 Tổng tài sản (tr.đồng) Tổng

diện tích

DTXD

Chung Nhà xưởng

Máy móc thiết bị Tổng Bán kiên

cố trở lên 1 Trung tâm

GDNN - GDTX 1890 818 209 300 132 168

Nguồn: Phòng Lao độngTB&XH huyện Đại Từ Thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập hiện nay của cơ sở dạy nghề huyện vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng và lệch về chủng loại. Phần lớn thiết bị, đồ dùng dạy học của các cơ sở đào tạo nghề là tranh ảnh, mô hình. Số còn lại là máy luyện kỹ năng, máy thực hành và thực tập chiếm tỷ trọng nhỏ. Máy móc phục vụ cho đào tạo thực hành và thực tập đại bộ phận là cũ, lạc hậu, chỉ có khoảng 55%

máy móc hiện tại đạt yêu cầu và chỉ đáp ứng cho khoảng 40% nhu cầu.

Về thiết bị đào tạo nghề của một số nghề chủ yếu thì phần lớn các trang thiết bị đào tạo của các trường không phải là các trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo, máy móc thiết bị được thu lại từ nhiều nguồn khác nhau (hầu hết là các trang thiết bị cũ đã được thanh lý của các nhà máy, xí nghiệp). Do đó, không có tính đồng bộ về hệ thống, tính sư phạm thấp, điều này ảnh hưởng tới chất lượng của đào tạo.

Nhìn chung, cơ sở vật chất cho đào tạo nghề còn thiếu nhất là đối với các cơ sở dạy nghề do địa phương quản lý, nhiều thiết bị lạc hậu so với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ hiện nay. Cơ sở dạy nghề tại huyện Đại Từ đã cố gắng sử dụng hiệu quả, đúng mục đích tài sản, cơ sở vật chất hiện có nhằm phục vụ vào hoạt động đào tạo nghề đem lại hiệu quả.

3.2.1.5. Nguồn lực thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn 2017 – 2019 đạt 3.169,7 triệu đồng. Nguồn kinh phí này được hình thành từ 3

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đại từ (Trang 57 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)