Đặc điểm kinh tế- xã hội

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đại từ (Trang 53 - 57)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ

3.1. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐẠI TỪ

3.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội

Đại Từ có vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện quan trọng cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Là huyện miền núi chỉ cách trung tâm tỉnh Thái Nguyên hơn 20 km. Hạ tầng cơ sở thuận lợi hơn các huyện miền núi khác trong tỉnh, sự nắm bắt về thông tin và tiếp nhận sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp thuận lợi hơn.

Hơn nữa, huyện có nhiều tài nguyên khoáng sản, trữ lượng tương đối lớn.

Đây là nhân tố quan trọng hình thành các cơ sở công nghiệp khai thác phục vụ cho sản xuất công nghiệp phát triển và xuất khẩu.

Nhờ có vị trí địa lý và điều kiện khí hậu thuận lợi, Đại Từ có điều kiện phát triển nhiều loại vật nuôi và cây trồng. Lợi thế này thích hợp cho sự phát triển kinh tế nông lâm nghiệp hiện nay của huyện.

Đại từ là huyện có tiềm năng về du lịch cũng là một lợi thế để phát triển ngành dịch vụ thương mại trên địa bàn; Trên cơ sở Hồ núi cốc kết hợp với các điểm di tích lịch sử cách mạng nối lièn với khu ATK Tân Trào- Tuyên quang và Định Hoá.

Chính vì vậy, trong thời gian qua, mặc dù còn nhiều khó khăn về thời tiết, thiên tai, bão lụt, thiếu điện cho sản xuất, sinh hoạt; tình hình lạm phát giá cả hàng hoá tăng cao và không ổn định, nhưng huyện Đại Từ đã phấn đấu hoàn thành toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà nghị quyết kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung đạt 10,05%/năm, GDP bình quân đầu người đạt 22,3 triệu đồng.

Huyện chú trọng phát triển ngành kinh tế nông nghiệp theo hướng đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn. Thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo công ăn việc làm thu hút lao động ở nông thôn, đồng thời tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm để đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp là cơ sở để xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện.

Giá trị sản xuất toàn ngành nhịp độ tăng bình quân trong giai đoạn 2016- 2018 đạt từ 7,6% trở lên, trong đó trồng trọt 7,5%, chăn nuôi 7,5% và lâm nghiệp là 9,5%. Sản lượng lương thực đạt 449.500 tấn, chè 39.000 tấn búp tươi, đưa diện tích lúa lai từ 5.000 - 5.500 ha.

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn ước đạt 13.200 tỷ đồng, Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước đạt 2.560 tỷ đồng.

Bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế, các mặt văn hoá xã hội cũng phát triển và có tiến bộ mới. Mạng lưới trường lớp từng bước được xắp xếp qui hoạch lại.

huyện tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, thực hiện có hiệu quả Chương trình đề án phát triển Giáo dục & đào tạo, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở, từng bước thực hiện phổ cập bậc THPT;

Tăng cường xây dựng các trường chuẩn quốc gia ở các cấp học. Mạng lưới y tế được tăng cường củng cố cả về cơ sở vật chất và lực lượng, đảm bảo khám chữa bệnh cho nhân dân. Công tác kế hoạch hoá gia đình được thực hiện tốt. Các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em được triển khai đồng bộ; Diện bảo hiểm y tế được mở rộng; Công tác bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm thực hiện.

Các chính sách xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao mức sống người lao động, được Cấp uỷ và Chính quyền từ huyện tới cơ sở chỉ đạo thực hiện có kết quả, đã xây dựng chương trình giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2010 - 2014. Tổ chức triển khai toàn diện các chương trình có mục tiêu trên địa bàn. Trong 3 năm 2011- 2013, toàn huyện đã giảm được 3.179 hộ nghèo, bình quân mỗi năm giảm được 3,99% tỷ lệ hộ nghèo tương đương với 1.000 hộ mỗi năm, giải quyết việc làm mới cho khoảng 22.000 lao động.

* Nông nghiệp

Cây trồng lương thực (lúa, ngô) và đặc biệt cây chè là thế mạnh của huyện.

Các cây công nghiệp ngắn ngày chính gồm lạc, đậu tương...

Diện tích lúa gieo cấy hàng năm từ 12.000 ha đến 12.500 ha, sản lượng lương thực có hạt năm 2016 đạt 7679 tấn, tăng 3% so với năm trước. Bình quân lương thực đạt 431 kg/người/năm (2016).

Cây chè là cây kinh tế mũi nhọn, là cây tạo ra sản phẩm hàng hoá vừa xuất khẩu, vừa tiêu thụ nội địa. Diện tích toàn huyện có 6.333 ha, trong đó chè kinh doanh có 4.470 ha, hàng năm cho sản lượng búp tươi đạt trên 30 ngàn tấn. Cây chè của Đại Từ nói riêng và Thái Nguyên nói chung hiện nay không ngừng cải thiện chất lượng.

Giống chè trung du cũ cho năng suất thấp và chất lượng kém cạnh tranh đang dần được thay thế bằng những giống chè mới LDP1, 777, Bát Tiên, long vân v.v là những chè đã được nghiên cứu và chọn lọc từ viện nghiên cứu cây chè Việt Nam, Viện khoa học nông nghiệp. Các giống chè này năng xuất lớn và chất lượng tốt đang góp phần cải nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào cho các máy chè đồng thời tạo thu nhập tốt hơn cho người dân trồng chè. Giống cây chè nói riêng và nhiều giống cây khác có giá trị cao phục vụ cho nông nghiệp, trồng rừng, cây sinh thái cảnh quan...nhằm tạo đa dạng sinh học cho môi trường và lấy gỗ cho các ngành sản xuất khác đang được các vườn giống trong huyện ứng dụng công nghệ sinh học trong quá trình gieo trồng rất tốt đáp ứng không chỉ nhu cầu trong huyện trong tỉnh mà còn bán sang nhiều tỉnh lân cận. Đặc biệt trong lĩnh vực này hiện nay một số hộ gia đình kinh doanh cá thể cũng rất mạnh dạn đầu tư và làm chủ công nghệ tạo ra được những vườn giống tốt có quy mô rất lớn và chuyên nghiệp. Họ còn tham gia sản xuất cây giống cho chương

trình hợp tác phát triển Đức Deutscher Entwicklungs Dients (DED) được các chuyên viên của tổ chức này đánh giá cao. Ngành sản xuất cây chè và giống cây trồng hiện đang có thể là điểm sáng của nông nghiệp Đại Từ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong những năm gần đây.

* Du lịch

Điểm du lịch quan trọng nhất của Đại Từ là khu du lịch Hồ Núi Cốc với diện tích 25 km², dung tích 175 triệu m³. Đây là khu du lịch thu hút nhiều khách trong và ngoài tỉnh đến nghỉ và tham quan, đồng thời cũng là nơi cung cấp nước phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt cho các huyện phía nam của tỉnh Thái Nguyên. Khu du lịch hồ Núi Cốc có nhiều hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí, tham quan và nghỉ dưỡng như: du thuyền trên mặt hồ thăm các đảo, thăm huyền thoại cung (nghe kể truyền thuyết câu chuyện tình thuỷ chung chàng Cốc - nàng Công), thăm công viên cổ tích, vườn thú, Vui chơi tắm mát ở công viên nước. Tại đây có hệ thống khách sạn, nhà hàng ăn uống phong phú từ bình dân đến cao cấp.

Ngoài ra còn có một số điểm di tích lịch sử khác như: Núi Văn - Núi Võ ở Văn Yên và Ký Phú; Di tích 27/7 (xã Hùng Sơn), Khu đài tưởng niệm Thanh niên xung phong (xã Yên Lãng); Khu di tích chiến khu Nguyễn Huệ (xã Yên Lãng); Nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên (xã La Bằng) và các khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Tam Đảo trải dài trên 11 xã.

Đại Từ còn là nơi nối liền khu di tích lịch sử ATK (huyện Định Hoá) với Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang).

Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao của huyện ngày càng được sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như dân cư trong huyện. Các hoạt động văn hóa, thể thao diễn ra thường xuyên, sôi nổi và đem lại những hiệu quả thiết thực. Đại Từ có 1 trung tâm văn hóa thể thao cấp huyện và 4 cụm văn hóa thể thao: thị trấn Đại Từ, Phú Thịnh, Hà Thượng, Ký Phú

Do dân số phân bổ ở miền núi có địa bàn đi lại khó khăn, xa trung tâm huyện chủ yếu là người dân tộc ít người nên công tác văn hóa thể thao còn hạn chế. Phong tục tập quán của người dân trước đây còn mang nặng mê tín, hủ tục trong thờ cúng, trong lối sống hàng ngày. Một số năm trở lại đây, với sự quan tâm của Đảng, Nhà

nước cũng như sự lãnh đạo của cán bộ địa phương, các hủ tục lạc hậu đã được thay thế, các phong tục tập quán không phù hợp đã được bài trừ. Thay vào đó là các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đại từ (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)