Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đại từ (Trang 78 - 81)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ

3.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO

3.3.1. Các yếu tố bên ngoài

Một là, về hệ thống luật pháp, chính sách của Nhà nước

Đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng như chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH TW Đảng khóa X về “nông nghiệp, nông thôn, nông dân” đã nêu rõ quan điểm, định

hướng, mục tiêu của Đảng ta trong chiến lược phát triển đất nước đó là: “…CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình CNH-HĐH hoá đất nước. Một trong những giải pháp và nhiệm vụ quan trọng của Nghị quyết là việc thực hiện đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; với mục tiêu Nghị quyết phấn đấu đến năm 2020 lao động NN còn khoảng 30% trên tổng lao động xã hội, tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%, bảo đảm phát triển hài hòa, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền, giữa thành thị và nông thôn”

Việc Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”

và một số chủ trương, chính sách khác có liên quan đã tạo nền tảng cho việc thúc đẩy hoạt động ĐTN cho lao động nông thôn phát triển mạnh mẽ trên phạm vi cả nước nói chung và tại huyện Đại Từ nói riêng. Đề án nêu rõ quan điểm “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng và Nhà nước, của các ngành, các cấp và của toàn xã hội nhằm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn, phục vụ cho yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn”; thể hiện các chính sách về đào tạo nghề lao động nông thôn của Nhà nước, là cơ sở để huy động các nguồn lực thực hiện nhằm tăng cường, nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực lao động nông thôn theo mục tiêu đề ra. Với thời gian thực hiện trong 11 năm (2010-2020), mục tiêu của Đề án là: “Dạy nghề cho khoảng 10,6 triệu LĐNT, trong đó hỗ trợ dạy nghề cho 6,54 triệu người theo chính sách của Đề án;

bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100 ngàn lượt cán bộ, công chức xã; đến năm 2020, lao động ở nông thôn còn khoảng dưới 30% lao động xã hội, tỷ lệ qua đào tạo đạt trên 50%, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 80%”.

Hai là, trình độ và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội

Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phát triển nguồn nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời phát triển nguồn nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh

quốc gia. Tại các quốc gia phát triển trên thế giới, giáo dục nghề nghiệp được xem là định hướng của xã hội nhằm nâng cao năng suất lao động, giúp giới trẻ sớm ổn định cuộc sống. Đức, Nhật, Hàn Quốc, Singapore… là những đất nước luôn chú trọng đào tạo nghề từ rất sớm cho học sinh, xây dựng nền tảng vững chắc để công dân trẻ thành công với chính đam mê của chính mình. Học nghề đã không còn quá xa lại với giới trẻ tại nhiều quốc gia phát triển. Hệ thống giáo dục tiên tiến, học sinh được phân luồng từ rất sớm và dễ dàng nhận ra đam mê, sở thích và năng lực bản thân để chọn môi trường học tập phù hợp. Cùng với đó, phương pháp giáo dục nghề nghiệp một cách toàn diện, người học được đảm bảo kiến thức, kỹ năng mang tính ứng dụng cao, sát với thực tiễn. Đây cũng là cách để giới trẻ cảm thấy hứng thú hơn trong học tập và phát huy khả năng sáng tạo, đưa năng suất lao động ngày càng gia tăng khi bước vào môi trường làm việc thực tế sau này. Như vậy, nếu chúng ta muốn phát triển, hội nhập, muốn nâng cao năng suất lao động để đổi mới tăng trưởng thì dứt khoát phải đào tạo nghề. Việc đào tạo nghề trước hết phải phân luồng ngay từ trung học cơ sở, bao nhiêu phần trăm sẽ vào học nghề, bao nhiêu phần trăm lên THCS, rồi ở cấp THCS bao nhiêu phần trăm học tiếp để vào đại học. Việt Nam sẽ dần thay đổi tỷ lệ từ 70% vào đại học, 30% học nghề hiện nay thành tỷ lệ ngược lại: 70% học nghề và 30% vào đại học, để tiếp cận xu hướng chung của thế giới.

Hiện có xu hướng học sinh không lựa chọn đại học mà chuyển hướng sang học nghề, điều này thể hiện ngay trong số lượng thí sinh đăng ký thi THPT chỉ để lấy kết quả tốt nghiệp gia tăng. Ngoài ra còn khá nhiều thí sinh có đăng ký để lấy kết quả đại học nhưng cũng chỉ dùng kết quả đó để học nghề. Bởi học nghề thời gian ngắn, ít tốn kém, ra trường dễ tìm việc làm. Xu hướng học nghề đang ngày một gia tăng là tín hiệu tích cực, một kết quả tốt trong phân luồng sau trung học phổ thông ở nước ta hiện nay. Cùng với sự phát triển ngày càng hoàn thiện hơn của thị trường lao động, tinh thần “khởi nghiệp” của lớp trẻ, các phụ huynh và thí sinh ngày càng có sự lựa chọn phù hợp hơn, không cố sức vào đại học mà đã cân nhắc rất cẩn thận việc học cấp nào, trường nào, ngành gì để đáp ứng yêu cầu nhu cầu tuyển dụng lao động… (Cao đẳng Việt Mỹ, 2019).

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đại từ (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)