Các yếu tố trong ngoài

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đại từ (Trang 81 - 93)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ

3.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO

3.3.2. Các yếu tố trong ngoài

3.3.2.1. Cơ chế tổ chức và quản lý đào tạo

* Về cơ chế quản lý đào tạo

Cơ chế quản lý đào tạo rõ ràng về thủ tục hành chính, xử lý kịp thời các vấn đề của người học, hệ thống quy định đào tạo rõ ràng sẽ có tác động làm chất lượng đào tạo nghề tăng lên, thỏa mãn sự hài lòng của người học. Kết quả khảo sát 2 nhóm đối tượng là cán bộ giáo viên và người học được đào tạo nghề cho thấy cơ chế quản lý đào tạo của huyện Đại Từ là tốt.

Kết quả khảo sát cho thấy, người học chưa được tham gia góp ý kiến về kế hoạch hoạt động, xây dựng chủ trương chính sách đào tạo nghề. Tỷ lệ giáo viên và người học cho rằng tiêu chí người học được tham gia đóng góp ý kiến về kế hoạch ở mức chưa tốt là rất cao, lần lượt là 81,3% và 91,27%. Điều này phản ánh đúng, bởi vì các lớp đào tạo nghề thường có thời gian đào tạo ngắn, chưa đủ thời gian để người học có thể hiểu hết về các quyết định chủ trương, kế hoạch hoạt động của cơ sở dạy nghề. Tuy nhiên, đối với các tiêu chí khác như thủ tục hành chính cho người học; Sự rõ ràng trong quy định liên quan đến người học và được rà soát, điều chỉnh kịp thời; Có bộ phận chuyên trách xử lý các vấn đề phát sinh của người học cho thấy giáo viên và người học được đào tạo nghề đánh giá ở mức tốt và rất tốt chiếm tỷ lệ cao. Như vậy, cơ chế quản lý đào tạo hiện nay có tác động tích cực đến chất lượng đào tạo nghề cho người học.

Bảng 3.8: Ảnh hưởng của cơ chế quản lý đào tạo đến chất lượng đào tạo ĐVT: %

TT Tiêu chí

Giáo viên dạy nghề Người học được ĐTN Chưa

tốt Tốt Rất tốt

Chưa

tốt Tốt Rất tốt

1

Người học được tham gia đóng góp ý kiến về kế hoạch, hoạt động

81,3 12,46 6,24 91,27 8,73 0

2 Thủ tục hành chính cho

người học 7,3 72,15 20,55 14,5 77,85 7,65

3

Sự rõ ràng trong quy định liên quan đến người học và được rà soát, điều chỉnh kịp thời

12,5 67,35 20,15 13,6 61,8 24,6

4

Có bộ phận chuyên trách xử lý các vấn đề phát sinh của người học

8,2 72,6 19,2 9,17 76,21 14,62

Nguồn: Kết quả khảo sát giáo viên và người học

* Về công tác tổ chức đào tạo

Trong các tiêu chí phản ánh về công tác tổ chức đào tạo, hầu hết đánh giá của người học và giáo viên dạy nghề đều ở mức tốt và rất tốt chiếm tỷ lệ cao.

Tuy nhiên, trong các tiêu chí trên, tiêu chí đánh giá về phối hợp với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo để người học có cơ hội tiếp cận thực tiễn; Xây dựng kế hoạch hợp lý theo chương trình đào tạo đã ban hành còn đến 20% - 27% đánh giá của giáo viên dạy nghề và người học được đào tạo nghề đánh giá ở mức chưa tốt. Do đó, khả năng phối hợp với doanh nghiệp và xây dựng chương trình đào tạo hợp lý đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng đào tạo nghề. Ngoài ra, người học còn nhận thấy việc thường xuyên lấy ý kiến phản hồi của người học để điều chỉnh kế hoạch đào tạo được thực hiện chưa tốt.

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của công tác tổ chức đào tạo đến chất lượng đào tạo ĐVT: %

TT Tiêu chí

Giáo viên dạy nghề Người học được ĐTN Chưa

tốt Tốt Rất tốt Chưa

tốt Tốt Rất tốt

1

Công tác tuyển sinh được thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy chế

1,25 35,6 63,15 1,5 42,3 56,2

2 Đa dạng hóa phương thức đào

tạo đáp ứng yêu cầu người học 10,4 65,2 24,4 15,32 72,65 12,03

3

Phối hợp với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo để người học có cơ hội tiếp cận thực tiễn

19,25 59,28 21,47 25,21 56,32 18,47

4

Xây dựng kế hoạch hợp lý theo chương trình đào tạo đã ban hành

26,41 55,25 18,34 25,16 58,13 16,71

5

Thường xuyên lấy ý kiến phản hồi của người học để điều chỉnh kế hoạch phù hợp

8,1 82,1 9,8 27,24 54,32 18,44

6 Giám sát chặt chẽ quá trình

thực hiện kế hoạch đào tạo 5,3 68,25 26,45 6,1 68,24 25,66

7

Thực hiện quản lý chặt chẽ kết quả học tập và công bố kịp thời cho người học

1,1 26,34 72,56 0,54 32,67 66,79

Nguồn: Kết quả khảo sát giáo viên và người học Qua tìm hiểu trong quá trình khảo sát thực tế cho thấy, ngoài một số lớp do doanh nghiệp đứng ra tổ chức đào tạo, những lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp do các cơ sở dạy nghề độc lập với doanh nghiệp đào tạo còn rất hạn chế trong việc tạo cho người học cơ hội tiếp cận thực tế sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp; đối với những lớp đào tạo nghề nông nghiệp thì việc đến cơ sở sản xuất dễ dàng hơn nhưng những nghề này lại mang tính thời vụ, thời điểm nên khi kế hoạch đào tạo xác định thời gian, thời điểm mở lớp không hợp lý sẽ không thể có cơ hội cho người học

nghề thăm quan hay trực tiếp làm thử, thực hành để tích lũy kinh nghiệm, hình thành tốt kỹ năng nghề. Điều này đã ảnh hưởng làm giảm chất lượng đào tạo nghề của huyện trong thời gian qua.

3.3.2.2. Nhân lực đào tạo nghề

* Về đội ngũ cán bộ quản lý

Đội ngũ cán bộ quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng của người được đào tạo, đến quá trình đào tạo và qua đó ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề. Để đánh giá ảnh hưởng của đội ngũ cán bộ quản lý, học viên thực hiện khảo sát 2 nhóm đối tượng là giáo viên dạy nghề và người lao động đã qua đào tạo nghề. Kết quả khảo sát được phản ánh qua bảng sau:

Bảng 3.10: Đánh giá của giáo viên, người học được ĐTN về ảnh hưởng đội ngũ cán bộ quản lý đến chất lượng đào tạo

ĐVT: %

TT Tiêu chí

Giáo viên dạy nghề Người học được ĐTN Chưa

tốt Tốt Rất tốt

Chưa

tốt Tốt Rất tốt

1 Có năng lực tổ chức quản lý hoạt

động đào tạo 29.4 46.0 24.6 30.2 49.2 20.5

2 Có kinh nghiệm thực tế trong

công tác quản lý đào tạo 20.2 58.6 21.2 27.5 47.6 24.9

3 Hiểu biết về nghề đào tạo và nắm

vững các quy đinh, quy chế 28.5 52.0 19.5 32.8 56.2 11.0

4

Xử lý linh hoạt, mềm dẻo các vấn đề phát sinh theo hướng có lợi cho người học

23.7 54.1 22.2 22.6 61.3 16.1

5 Có tâm huyết với công việc, tận

tình giúp đỡ người học 0.0 12.0 88.0 2.2 27.6 70.2

Nguồn: Kết quả khảo sát giáo viên và người học Theo đánh giá của giáo viên dạy nghề, các yếu tố về kinh nghiệm thực tiễn, hiểu biết về ngành nghề đào tạo, sự linh hoạt trong giải quyết vấn đề với người học của đội ngũ cán bộ quản lý vẫn còn tỷ lệ lớn chưa tốt, dao động từ 20,2% đến 28,5%. Điều này dẫn đến đánh giá về năng lực tổ chức quản lý hoạt động đào tạo

còn chưa tốt (giá trị trung bình là 29,4% là chưa tốt). Kết quả đánh giá của đội ngũ giáo viên dạy nghề tương đồng với kết quả đánh giá của người học đã qua đào tạo nghề, nhưng tỷ lệ đánh giá “chưa tốt” của người học có cao hơn tỷ lệ đánh giá chưa tốt của giáo viên dạy nghề. Như vậy, yếu tố kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý; hiểu biết về nghề đào tạo và nắm vững các quy định, quy chế; Sự linh hoạt, mềm dẻo các vấn đề phát sinh theo hướng có lợi cho người học vẫn còn ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đào tạo nghề, đến sự hài lòng của người học.

* Về đội ngũ giáo viên dạy nghề

Chất lượng đào tạo nghề phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giáo viên dạy nghề.

Đội ngũ giáo viên dạy nghề có kiến thức vững vàng, có kỹ năng chuyên môn tốt, kỹ năng giảng dạy tốt sẽ có tác động tích cực đến chất lượng đào tạo nghề và sự hài lòng của người học. Đánh giá đội ngũ giáo viên dạy nghề được phản ánh qua 5 tiêu chí khảo sát sau:

Bảng 3.11: Đánh giá của giáo viên, người học được ĐTN về ảnh hưởng đội ngũ giáo viên giảng dạy đến chất lượng đào tạo

ĐVT: %

TT Tiêu chí

Giáo viên dạy nghề Người học được ĐTN Chưa

tốt Tốt Rất tốt Chưa

tốt Tốt Rất tốt

1 Giáo viên vững vàng về lý

thuyết 0.0 72.6 27.4 5.3 74.4 20.3

2 Giáo viên có kinh nghiệm và

kiến thức thực tế 27.3 56.4 16.4 32.1 58.7 9.2

3

Giáo viên có phương pháp giảng dạy phù hợp, hiệu quả, thu hút người học

20.2 58.8 21.0 26.4 57.7 16.0

4

Giáo viên thân thiện, gần gũi, tâm huyết và có trách nhiệm với học viên

2.2 72.4 25.4 3.1 68.2 28.7

5 Giáo viên đánh giá, cho điểm

công tâm, chính xác 0.0 69.7 30.3 7.1 70.2 22.7

Nguồn: Kết quả khảo sát giáo viên và người học

Trong các nhân tố được đánh giá, nhân tố sự vững vàng về lý thuyết của giáo viên; Sự thân thiện, gần gũi, tâm huyết, trách nhiệm của giáo viên; Sự công tâm trong đánh giá của giáo viên có tỷ lệ đánh giá “Chưa tốt” là thấp, cho thấy cảm nhận tốt từ đội ngũ giáo viên, và người học. Giáo viên dạy nghề có sự vững vàng về lý thuyết, có tinh thần trách nhiệm cao trong nghề nghiệp sẽ góp phần làm cho chất lượng đào tạo nghề tốt lên. Đây là điểm tích cực cần phát huy và củng cố trong thời gian tới.

Tuy nhiên, yếu tố kinh nghiệm thực tiễn và phương pháp giảng dạy của giáo viên còn những hạn chế dẫn đến tỷ lệ lớn người học và giáo viên cho rằng chưa tốt (giá trị trung bình 32,1% cho yếu tố kinh nghiệm thực tiến, 26,4% cho yếu tố phương pháp giảng dạy). Điều này có tác động tiêu cực đến chất lượng đào tạo nghề của huyện Đại Từ trong thời gian qua.

* Về đội ngũ người học trong lao động nông thôn

Bên cạnh yếu tố cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên dạy nghề, đội ngũ người học trong lao động nông thôn cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo nghề. Người học có trình độ văn hóa cao, sức khỏe tốt, có thái độ tốt với ngành nghề và tinh thần học hỏi cao thì chất lượng đào tạo nghề sẽ tăng lên. Đánh giá về đội ngũ người học đến chất lượng đào tạo nghề phản ánh qua khảo sát giáo viên giảng dạy và người học nghề như sau:

Bảng 3.12: Đánh giá của giáo viên, người học được ĐTN về ảnh hưởng đội ngũ người học nghề đến chất lượng đào tạo

ĐVT: %

TT Tiêu chí

Giáo viên dạy nghề Người học được ĐTN Chưa

tốt Tốt Rất tốt

Chưa

tốt Tốt Rất tốt 1 Có trình độ văn hóa đáp ứng

yêu cầu học nghề 10.26 68.32 21.4 12.32 69.23 18.5

2 Có sức khỏe đáp ứng cho quá

trình học nghề 5.32 28 66.7 1.1 23.32 75.6

3 Hiểu biết nhất định về nghề

và yêu nghề 35.21 59.57 5.2 36.63 62.35 1.0

TT Tiêu chí

Giáo viên dạy nghề Người học được ĐTN Chưa

tốt Tốt Rất tốt

Chưa

tốt Tốt Rất tốt

4

Đảm bảo điều kiện tài chính tối thiểu cho quá trình học nghề và hành nghề

20.23 55.46 24.3 30.58 52.98 16.4

5

Có tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, tính kỷ luật, ý chí, nghị lực vượt khó và khát vọng phấn đấu

17.69 75.42 6.9 16.78 70.96 12.3

Nguồn: Kết quả khảo sát giáo viên và người học Qua khảo sát điều tra 5 tiêu chí đánh giá về người học của giáo viên dạy nghề và người được đào tạo nghề cho thấy yếu tố sức khỏe của người được đào tạo nghề đáp ứng được cho quá trình đào tạo nghề. Theo đánh giá của giáo viên dạy nghề, yếu tố hiểu biết nhất định về nghiệp, điều kiện tài chính của người học, tinh thần trách nhiệm và ý thức tự giác, tính kỷ luật, trình độ văn hóa của người học nghề có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo nghề. Vẫn còn tỷ lệ khá lớn người học nghề chưa có hiểu biết về nghề nghiệp, ngoài ra do người học vẫn còn trẻ, phần lớn mới tốt nghiệp cấp 3 nên ý thức tự giác, tính kỷ luật, ý chí phất đấu còn hạn chế. Một yếu tố nữa còn chưa tốt là điều kiện tài chính tối thiểu cho quá trình học nghề và hành nghề, do phần lớn người học trên địa bàn huyện Đại Từ là con em dân tộc thiểu số, điều kiện sống còn nhiều khó khăn.

Kết quả đánh giá của người được đào tạo nghề với 5 tiêu chí trên cho thấy kết quả đánh giá tương đồng với nhận định, đánh giá của đội ngũ giáo viên dạy nghề. Có đến 36,63% người học chưa có hiểu biết, nhận định về nghề nghiệp, việc chọn nghề, đi học nghề thực hiện theo phong trào, theo chương trình của huyện, xã, chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu học tập, nâng cao trình độ của người lao động.

Có 30,58% cho thấy điều kiện tài chính của người học chưa tốt, điều này ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề, hành nghề của người lao động.

Như vậy, sự hiểu biết nhất định về ngành nghề đào tạo, tình yêu nghề và điều kiện tài chính là yếu tố có tác động tiêu cực đến chất lượng đào tạo nghề

của các cơ sở đào tạo nghề của huyện Đại Từ. Do đó, tuyên truyền, thuyết phục và có chính sách tài chính giúp đỡ người học đào tạo nghề là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

3.3.2.3. Chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu học tập

* Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Đánh giá về chương trình đào tạo trên góc độ giáo viên dạy nghề và người học được đào tạo nghề được thể hiện trong bảng sau:

Trong 5 tiêu chí đánh giá về ảnh hưởng của chương trình đào tạo đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn thời gian qua, có đến 4 trên 5 tiêu chí có ý kiến đánh giá của giáo viên và người học được đào tạo nghề đánh giá chưa tốt với tỷ lệ khá cao (dao động từ 25% đến 42,43%). Tuy nhiên, tiêu chí số 2 –

“Tổng khối lượng kiến thức phù hợp với thời gian của khóa đào tạo” có sự khác biệt trong nhận định giữa giáo viên dạy nghề và người học được đào tạo nghề.

Còn tỷ lệ khá cao (15,8%) người học cho rằng khối lượng kiến thức và thời gian đào tạo chưa tốt, nhưng chỉ 8,14% giáo viên cho rằng yếu tố này là chưa tốt. Do đó, các cơ sở giáo dục dạy nghề cần khảo sát lại yếu tố này để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp hơn.

Bảng 3.13: Đánh giá của giáo viên, người học được ĐTN về ảnh hưởng chương trình đào tạo đến chất lượng đào tạo

ĐVT: %

TT Tiêu chí

Giáo viên dạy nghề Người học được ĐTN Chưa

tốt Tốt Rất tốt

Chưa

tốt Tốt Rất tốt

1

Xác định mục tiêu đào tạo phù hợp gắn với yêu cầu của thị trường lao động

28,43 53,12 18,5 42,43 38,65 18,9

2

Tổng khối lượng kiến thức phù hợp với thời gian của khóa đào tạo

8,14 56,43 35,4 15,8 65,2 19,0

3 Phân bổ hợp lý giữa khối lượng

kiến thức lý thuyết và thực hành 25,32 56,21 18,5 30,43 54,65 14,9

TT Tiêu chí

Giáo viên dạy nghề Người học được ĐTN Chưa

tốt Tốt Rất tốt

Chưa

tốt Tốt Rất tốt

4

Xác định phương pháp đào tạo, hình thức đào tạo và cách thức đánh giá kết quả học tập hợp lý

32,43 56,5 11,1 34,2 58,89 6,9

5

Thường xuyên rà soát, điều chỉnh chương trình đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động

31,23 56,6 12,2 36,61 56,43 7,0

Nguồn: Kết quả khảo sát giáo viên và người học Kết quả đánh giá chung của giáo viên và người học được đào tạo nghề cho thấy chương trình đào tạo còn nhiều hạn chế, nhất là về mục tiêu đào tạo gắn chặt chẽ hơn nữa với yêu của của thị trường lao động, cần đổi mới phương pháp giảng dạy, và thường xuyên thực hiện rà soát, đánh giá lại chương trình đào tạo.

* Giáo trình, tài liệu học tập

Việc thực hiện các chương trình đào tạo cần được bổ trợ bằng hệ thống học liệu đầy đủ, phù hợp. Do đó, yếu tố giáo trình, tài liệu học tập ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thể hiện qua kết quả khảo sát sau:

Bảng 3.14: Đánh giá của giáo viên, người học được ĐTN về ảnh hưởng của hệ thống học liệu đến chất lượng đào tạo

ĐVT: %

TT Tiêu chí

Giáo viên dạy nghề Người học được ĐTN Chưa

tốt Tốt Rất tốt

Chưa

tốt Tốt Rất tốt

1

Có đủ số lượng giáo trình, tài liệu tham khảo cho các môn học, modul

65,23 28,64 6,1 72,12 15,32 10,8

2

Nội dung của giáo trình, tài liệu phù hợp với các môn học, modul trong chương trình đào tạo

26,32 54,28 19,4 26,59 62,57 6,7

3 Giáo trình, tài liệu thường xuyên

được bổ sung cập nhật 35,62 62,89 1,5 49,27 52,61 3,3 Nguồn: Kết quả khảo sát giáo viên và người học

Qua phân tích thực trạng hệ thống thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập hiện nay của cơ sở dạy nghề huyện vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng và lệch về chủng loại. Phần lớn thiết bị, đồ dùng dạy học của các cơ sở đào tạo nghề là tranh ảnh, mô hình. Số còn lại là máy luyện kỹ năng, máy thực hành và thực tập chiếm tỷ trọng nhỏ. Hệ thống thư viện của các cơ sở giáo dục đào tạo nghề còn rất thiếu, số lượng sách, tài liệu học tập tham khảo phục vụ cho giảng dạy còn nghèo nàn, chưa được đầu tư. Giáo trình, tài liệu giảng dạy do giảng viên tự biên soạn, tham khảo xây dựng nên do vậy kết quả khảo sát cho thấy, chưa có đủ số lượng giáo trình, tài liệu tham khảo cho các môn học, mô dul dẫn đến tỷ lệ lớn giáo viên (65,23%) và người học (72,12%) nhận định chưa tốt về chỉ tiêu này. Về nội dung giáo trình, tài liệu học tập do giáo viên biên soạn nên đã sát với chương trình đào tạo, nhưng do mức độ cập nhật còn hạn chế nên tiêu chí 2 và 3 có đến 26,59%

người học đánh giá chưa tốt cho tiêu chí 2 và 49,27% người học đánh giá chưa tốt cho tiêu chí 3. Như vậy, qua kết quả khảo sát, yếu tố về giáo trình, tài liệu học tập còn nhiều hạn chế, tác động tiêu cực đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Đại Từ trong thời gian qua.

3.3.2.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Các yếu tố thuộc cơ sở vật chất như phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, vật tư, trang thiết bị phục vụ đào tạo… sẽ ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của người học, đặc biệt là lĩnh vực dạy nghề. Kết quả khảo sát đội ngũ giáo viên dạy nghề và người học được đào tạo nghề qua 5 tiêu chí đánh giá như sau:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đại từ (Trang 81 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)