CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO – QUẢN TRỊ RỦI RO
1.1. Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro
1.1.4. Các phương pháp phòng ngừa rủi ro
Có nhiều quan điểm về phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro, sau đây là một số quan điểm của những chuyên gia:
Theo PGS.TS Nguyễn Quang Thu - Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong doanh nghiệp năm 2008 - Nhà xuất bản Thống kê: “Phòng chống hạn chế rủi ro là biện pháp
9
cơ bản chủ động tích cực nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh, duy trì sự phát triển bền vững”.
Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn - Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại thương - Đại học kinh tế Quốc dân, nhà xuất bản Lao động xã hội: “Giảm thiểu rủi ro là các biện pháp được sử dụng sau khi rủi ro tổn thất đã xảy ra nhằm hạn chế và ngăn chặn những thiệt hại về người và của”.
Tóm lại, phòng ngừa rủi ro là một trong những giải pháp của nhà quản trị khi họ chấp nhận rủi ro với một sự chuẩn bị trước để phòng ngừa và hạn chế những tác động bất lợi khi rủi ro xảy ra. Các hoạt động ngăn ngừa rủi ro là tìm cách can thiệp vào ba mắt xích của chuỗi rủi ro đó là: mối hiểm họa, môi trường rủi ro và sự tương tác giữa mối hiểm họa và môi trường rủi ro.
1.1.4.1. Các phương pháp phòng ngừa rủi ro a/ Phương pháp chung: Xây dựng bảng liệt kê
Xây dựng bảng liệt kê là việc đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra trong các tình huống nhất định, để từ đó nhà quản trị có những thông tin nhận dạng và xử lý các đối tượng rủi ro. Bảng liệt kê thực chất là liệt kê các tổn thất tiềm năng.
b/ Phương pháp nhận dạng cụ thể
• Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
Phương pháp này là do Criddle đề xuất năm 1962. Bằng cách phân tích tổng kết tài sản, các báo cáo hoạt động kinh doanh và các tài liệu hỗ trợ, Criddle cho rằng nhà quản trị rủi ro có thể xác định mọi nguy cơ rủi ro của tổ chức về tài sản, trách nhiệm pháp lý và nguồn nhân lực. Kết hợp các báo cáo này với các dự báo về tài chính và dự đoán ngân sách, ta cũng có thể phát hiện ra các rủi ro trong tương lai. Lý do là vì các hoạt động của tổ chức cuối cùng rồi cũng gắn liền với tiền và tài sản.
Ví dụ về nhận dạng rủi ro từ khoản mục “tồn kho” trong bảng cân đối kế toán:
10
Bảng 1.1. Bảng nhận dạng rủi ro từ khoản mục hàng tồn kho
Tên tài khoản Tài sản Nguy hiểm tiềm năng
Tồn kho
Nguyên vật liệu Tổn thất về tài sản Còn ở nơi người chuyên
chở Mất trộm, hỏng...
Đang vận chuyển tới kho Mất trộm, hỏng hóc Ở trong kho Hỏng do bảo quản kém Trong nhà máy Mất, hỏng do cháy, do
con người Thành phẩm
Nhà máy Sự bất cẩn
Đang chuyển tới kho Tổn thất về pháp lý, xe cộ...
• Phương pháp lưu đồ
Trên cơ sở xây dựng một hay một dãy các lưu đồ diễn tả các hoạt động diễn ra trong những điều kiện cụ thể và trong những hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp, nhà quản trị có điều kiện phân tích những nguyên nhân, liệt kê các tổn thất tiềm năng về tài sản, về trách nhiệm pháp lý và về nguồn nhân lực. Các tổn thất đó có thể là do năng lực và sai sót của các bộ phận, do các yếu tố về máy móc, do không đảm bảo được chất lượng và số lượng nguyên vật và các rủi ro khách quan khác.
• Phương pháp thanh tra thị trường
Bằng cách quan sát trực tiếp các hoạt động diễn ra ở mỗi đơn vị, mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trong doanh nghiệp, nhà quản trị tìm hiểu được các mối hiểm họa, nguyên nhân và các đối tượng rủi ro.
• Phương pháp làm việc với bộ phận khác của doanh nghiệp
Nhà quản trị có thể nhận dạng các rủi ro thông qua việc giao tiếp, trao đổi với các cá nhân và các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Với phương pháp này, thông tin có thể được thu thập bằng văn bản hoặc bằng miệng.
11
Cụ thể, nhà quản trị phải thường xuyên làm việc với các cán bộ quản lý, các nhân viên ở các bộ phận nghiệp vụ khác trong công ty để nắm bắt được đầy đủ các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các tổn thất từ hoạt động này.
Nhận dạng được nhiều hay ít rủi ro của công ty phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của nhà quản trị rủi ro với các nhân viên của các phòng chức năng khác.
• Phương pháp làm việc với bộ phận khác bên ngoài
Thông qua sự tiếp xúc, trao đổi, bàn luận với các cá nhân tổ chức bên ngoài doanh nghiệp, có mối quan hệ với doanh nghiệp, nhà quản trị có điều kiện bổ sung các rủi ro mà bản thân nhà quản trị có thể bỏ sót, đồng thời có thể phát hiện ra các nguy cơ rủi ro từ chính các đối tượng này.
Bộ phận bên ngoài bao gồm chuyên viên kế toán - kiểm toán được công ty thuê làm bán thời gian, các luật sư của công ty và các nhà đầu tư của công ty.
• Phương pháp phân tích hợp đồng
Nhà quản trị nghiên cứu từng điều khoản trong các hợp đồng, phát hiện những sai sót, những nguy cơ rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng, đồng thời cũng có thể biết được các rủi ro tăng lên hay giảm đi thông qua việc thực hiện các hợp đồng này.
Các rủi ro cơ bản cần lưu ý trong việc kí kết hợp đồng bao gồm rủi ro trong ký kết hợp đồng, rủi ro chủ thể, rủi ro ngôn từ, rủi ro nội dung ký kết, rủi ro pháp lý, rủi ro trong thực hiện hợp đồng, rủi ro về thời gian giao hàng, rủi ro trong vận chuyển, bốc dỡ và cuối cùng là rủi ro trong nghiệm thu hàng hóa.
• Phương pháp nghiên cứu số lượng tổn thất trong quá khứ
Bằng cách tham khảo hồ sơ được lưu trữ về các tổn thất trong quá khứ, nhà quản trị có thể dự báo được các xu hướng tổn thất có thể xảy ra trong tương lai. Từ các số liệu thống kê về tổn thất trong quá khứ, nhà quản trị rủi ro có thể lập kế hoạch dự toán chi phí tổn thất hay quỹ dự phòng rủi ro bằng nguồn vốn tự có của công ty.
12
1.1.4.2. Lưu ý chung
Có một số lưu ý chung trong việc nhận dạng rủi ro, đó là nhà quản trị không nên chỉ dựa vào một phương pháp. Việc nhân dạng rủi ro phải được tiến hành thường xuyên và liên tục và phải linh hoạt trong việc sử dụng các bảng liệt kê để áp dụng từng phương pháp nhận dạng rủi ro thích hợp.
1.1.4.3. Nguyên tắc
Quản trị rủi ro có 3 nguyên tắc, bao gồm:
• Nguyên tắc 1: Quản trị rủi ro phải hướng vào mục tiêu để phòng ngừa và khắc phục hậu quả rủi ro một cách nhanh nhất.
• Nguyên tắc 2: Quản trị rủi ro gắn với trách nhiệm của nhà quản trị. Trong quá trình rủi ro nhà Quản trị rủi ro đóng vai trò là trung tâm.
• Nguyên tắc 3: Quản trị rủi ro gắn với tổ chức hay gắn với doanh nghiệp. Mục tiêu là nhằm thực hiện mục đích của bất cứ tổ chức nào bằng các con đường khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp.
1.1.4.4. Kết luận
Từ các luận điểm trên, có thể thấy rằng quản trị rủi ro gắn với 1 tổ chức nhất định. Từ đó đưa ra kết luận rằng: hoạt động Quản trị rủi ro không tách khỏi một cách độc lập giống như quản trị tác nghiệp (quản trị bán hàng, quản trị nhân sự,...) mà có mối quan hệ chặt chẽ đan xen vào các hoạt động quản trị.