Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro

Một phần của tài liệu bài hoàn chỉnh (Trang 85 - 90)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO

3.2. Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh

3.2.2. Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro

Sự biến đổi cung cầu trong thị trường hàng hóa thế giới là vô cùng phức tạp.

Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến giá cả trên thị trường. Nhất là khi giao dịch với một thị trường lớn như Trung Quốc thì việc theo dõi kĩ từng hành vi nhỏ nhất là vô cùng cần thiết.

a/ Phương pháp tiến hành

Phương pháp đầu tiên là theo dõi và phát hiện ra những khoảng thời gian bất thường trong chuỗi cung ứng hàng hóa, chẳng hạn như vào những dịp đầu năm rất thường xuyên xảy ra tình trạng hàng nông sản ùn ứ vì các thương lái nước ngoài đặt

70

những không nhận. Các vụ việc như vậy khiến các chiến dịch “giải cứu” nông sản Việt đang xảy ra ngày càng nhiều và có vẻ như sắp thành thông lệ hàng năm, đặc biệt là thanh long. Công ty cũng đã vướng vào rủi do do sự biến động của thị trường rồi nên đó chắc chắn sẽ là kinh nghiệm và là bài học để không lặp lại sai lầm đó nữa, và theo dõi sự biến động của thị trường chắc chắn là một giải pháp phù hợp đáng để công ty thực hiện.

Cách thực hiện sẽ là theo dõi các biến đổi đang diễn ra trên thị trường, cùng với đó là liên hệ với các biến đổi trong quá khứ để tìm ra điểm chung hoặc sẽ phát hiện ra điểm mới của sự biến đổi. Ngoài ra, việc cập nhật tin tức thường xuyên cũng có ích rất nhiều cho công ty trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu này.

b/ Đánh giá khả năng thành công

Vì phải tiến hành theo dõi và từ đó đưa ra kết luận về sự biến đổi, việc đó giống như đang thực hiện một nghiên cứu khoa học. Để đưa ra kết luận không thể từ một sớm một chiều mà đó là cả quá trình. Và khi công ty đã quen với việc phát hiện ra dấu hiệu thị trường sắp biến động, các hợp đồng với mặt hàng đó chắc chắn không bao giờ xảy ra. Với một công ty tầm trung như Khánh Hà, việc này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nhưng thành quả là có thể chấp nhận được khi giúp công ty loại hẳn những rủi ro về biến động thị trường.

Nhóm đánh giá khả năng thành công của giải pháp này là 7/10 điểm. Có thể tăng dần trong tương lai.

3.2.2.2. Đa dạng hóa các đồng tiền thanh toán

Các biện pháp phòng chống biến động tỷ giá đã được công ty Khánh Hà áp dụng từ trước và đến bây giờ vẫn thế. Điều nhóm chúng em muốn đề cập tới ở đây là làm sao để sử dụng các phương pháp đó hiệu quả hơn.

a/ Phương pháp tiến hành

Tất nhiên việc áp dụng các biện pháp chống biến động tỷ giá giúp cho công ty có dư ra một quỹ để bù đắp những thiệt hại do chính những biến động tỷ giá gây ra là một bằng chứng cho việc những biện pháp đó đang có hiệu quả. Nhưng để hiệu quả hơn, công ty không thể cứ dựa vào những phán đoán có phần may rủi.

71

Có thể thấy trong tất cả trường hợp, công ty đều thanh toán với khách hàng bằng USD, điều này cho thấy sự linh hoạt trong chuyển đổi đơn vị tiền tệ của công ty chưa thực sự tốt. Trong trường hợp đồng USD đang bất ổn và đồng CNY lại đang tăng lên như thế này thì việc dùng đồng USD để giao dịch là đúng, nhưng những trường hợp ngược lại thì sao. Nói như thế để thấy công ty Khánh Hà cần phải mở rộng giới hạn thanh toán của mình sang những đơn vị tiền tệ khác có lợi hơn vào một thời điểm nhất định.

b/ Đánh giá khả năng thành công

Khả năng thành công của giải pháp này được nhóm đánh giá rất cao vì chuyển đổi linh hoạt giữa các đồng tiền phổ biến khi thanh toán không quá may rủi như việc kí một hợp đồng kì hạn. Việc chuyển đổi này cũng phần nào đó giúp cho công ty Khánh Hà có thể mở rộng thị trường của mình, đặc biệt là trên lãnh thổ Trung Quốc.

Giải pháp này thực sự rất đơn giản vì mọi thông tin về mua bán ngoại tệ luôn được các ngân hàng niêm yết rõ ràng, việc của công ty Khánh Hà chỉ là tìm ra ngân hàng nào và đơn vị tiền tệ nào có khả năng đem lại lợi nhuận cho mình khi áp dụng vào hợp đồng. Dễ dàng thực hiện, dễ dàng thành công, nhóm chúng em đánh giá khả năng thành công của phương pháp này là 9/10.

3.2.2.3. Chấp nhận từ bỏ nếu cảm thấy không an toàn

Việc gặp phải lừa đảo trong lúc mua bán là một điều mà mọi người cho là không may. Nhưng thực tế thì những sơ hở trong lúc làm việc của công ty mới là những thứ khiến cho công ty vướng vào rủi ro này. Nói cách khác, rủi ro lừa đảo đến từ sự bất cẩn của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

a/ Phương pháp tiến hành

Để có thể hạn chế rủi ro lừa đảo trong quá trình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Các công ty cần phải có sự cảnh giác cao độ. Nên nhớ rằng, vào những thời điểm xảy ra các sự việc không hay, khả năng rủi ro xuất hiện được nhân đôi. Tức là vào những lúc như dịch bệnh hay thiên tai, những kẻ xấu sẽ lợi dụng điều đó để thực hiện các vụ lừa đảo. Công ty Khánh Hà đã có một bài học đắt giá cho sự bất cẩn của mình.

Và để không bao giờ lặp lại trường hợp đó nữa, công ty cần xem xét đối tác một cách kĩ lưỡng, Chỉ cần phát hiện ra một điều gì đáng ngờ từ phía đối tác, công ty cần phải

72

suy nghĩ đến việc từ chối kí hợp đồng. Ngoài ra, giao dịch với các đối tác có uy tín lâu năm là một lựa chọn không hề tồi. Đối với đối tác mới, không bao giờ kí hợp đồng có giá trị lớn và luôn luôn có điều khoản đặt cọc tiền hàng, nếu không đặt cọc, hãy từ bỏ hợp đồng.

b/ Đánh giá khả năng thành công

Như mọi người thường nói, việc biết lúc nào nên từ bỏ là một điều tốt. Trong vô vàn đối tác lớn nhỏ trên thế giới, không bao giờ lo thiếu đơn hàng. Trong giai đoạn mà ngành kinh doanh xuất nhập khẩu đang lớn mạnh như hiện nay, chỉ cần bỏ công sức tìm kiếm thị trường mới, đối tác mới thì thành công đến là lẽ tất nhiên. Nhận biết được kẻ gian thông qua việc “ép” đặt cọc tiền hàng là một cái giá quá rẻ cho một sự đảm bảo. Nhóm xin đánh giá khả năng thành công của biện pháp này là 9/10.

3.2.2.4. Bổ sung thêm bộ phận quản trị rủi ro

Việc vướng phải một hay nhiều rủi ro có thể mang lại nhiều hậu quả khó lường, mà tệ nhất là dẫn đến việc phá sản. Không một ai muốn công ty của mình thua lỗ và phải phá sản cả. Muốn thực hiện điều đó thì công ty rất cần có những phương án quản trị rủi ro có thể xảy ra.

a/ Phương pháp tiến hành

Hiện nay, với tiềm lực còn chưa đủ lớn, công ty Khánh Hà vẫn đeng hạn chế rủi ro theo cách của mình. Nhưng sau khi tưởng chừng như đã phá sản, công ty Khánh Hà nên nhìn nhận một cách nghiêm túc về việc cơ cấu lại bộ máy hoạt động trong những năm vừa qua, bổ sung thêm bộ phận quản trị rủi ro. Nhiệm vụ của bộ phận này là thay ban giám đốc tìm hiểu, đánh giá và thực hiện các biện pháp phòng chống rủi ro cho công ty. Có một bộ phận chuyên trách lúc nào cũng tốt hơn là ban giám đốc ôm quá nhiều việc dẫn đến quá tải, đưa ra những quyết định không sáng suốt gây ra hậu quả xấu ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty.

b/ Đánh giá khả năng thành công

Để cơ cấu lại bộ máy của một công ty là điều không dễ dàng gì. Nhưng với quy mô không lớn, công ty Khánh Hà hoàn toàn có thể thực hiện được điều đó. Trong tương lai không xa, nhóm hi vọng công ty sẽ có bộ phận quản trị rủi ro cho riêng mình. Nhóm xin đánh giá khả năng thành công của biện pháp này là 6/10

73

3.2.2.5. Kí hợp đồng với một luật sư

Như đã phân tích ở các phần trên, rủi ro pháp lý là rủi ro mà một công ty không bao giờ được mắc phải. Việc công ty Khánh Hà chưa vướng phải bất cứ rủi ro pháp lý nào không phải là một điều đảm bảo cho tương lai sau này công ty không bao giờ vướng phải.

a/ Phương pháp tiến hành

Với thành phần là những nhân viên đầy kinh nghiệm nhưng không một ai có thể nắm rõ luật pháp bằng một luật sư. Vì vậy việc tìm và kí hợp đồng với một luật sư là một biện pháp cần phải thực hiện ngay. Ngoài việc hạn chế tối đa rủi ro pháp lý, kí hợp đồng với một luật sư còn giúp công ty hạn chế rủi ro từ kiện tụng.

Lợi ích của việc có một luật sư làm cố vấn pháp luật là không cần bàn cãi. Một việc làm không gây hại mà còn đem lại lợi ích, tại sao không thực hiện.

b/ Đánh giá khả năng thành công

Nhóm rất đánh giá cao biện pháp này, nó giống như công ty có thêm một lớp lá chắn ngăn chặn các rủi ro pháp lý từ trong trứng nước. Biện pháp này cũng rất dễ thực hiện và hoàn toàn nằm trong khả năng tài chính của công ty Khánh Hà. Để đánh giá về khả năng thành công của biện pháp này, 10/10 là số điểm mà nhóm đưa ra.

3.2.2.6. Mua bảo hiểm hàng hóa

Bảo hiểm hàng hóa là một thứ không thể thiếu trong các bản hợp đồng mua bán hiện nay. Thực tế, công ty Khánh Hà luôn chú trọng việc mua bảo hiểm, bất cứ lô hàng nào cũng đều có bảo hiểm.

a/ Phương pháp tiến hành

Nhưng mua những bảo hiểm thông thường là chưa đủ, công ty Khánh Hà cần xem xét tình hình thông qua các diễn biến bất thường có thể dẫn đến rủi ro như thời tiết, chiến tranh,... từ đó sẽ yêu cầu đối tác mua hoặc tự công ty mua loại bảo hiểm phù hợp nhất. Muốn biết được lô hàng sắp phải đối mặt với những rủi ro nào, bộ phận quản trị rủi ro như đã nói ở trên là những người sẽ chỉ ra. Việc của công ty là kí hợp đồng và đảm bảo đơn hàng có được loại bảo hiểm thích hợp.

b/ Đánh giá khả năng thành công

74

Việc mua bảo hiểm không tốn kém là bao nếu so với thiệt hại mà rủi ro có thể gây ra. Đó có thể là rủi ro bị kiện vì hàng hóa hư hỏng, tốn rất nhiều chi phí cho việc ra tòa. Thay vì vậy, chỉ cần một khoảng tiền nhỏ đã có thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro đó. Mức độ thành công của biện pháp này là 10/10 theo đánh giá của nhóm.

Một phần của tài liệu bài hoàn chỉnh (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)