CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO – QUẢN TRỊ RỦI RO
1.1. Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro
1.1.5. Mục tiêu hoạt động của quản trị rủi ro
Được ví như tuyến phòng thủ thứ hai của doanh nghiệp, quản trị rủi ro có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp để phát hiện và phòng ngừa các sai sót và rủi ro. Quản trị rủi ro sẽ giúp cho những người điều hành doanh nghiệp, công ty đưa ra các quyết định chính xác hiệu quả, đồng thời giảm thiểu tối đa thiệt hại của những rủi ro trong quá trình điều hành, quản lý.
Đối với các doanh nghiệp chú trọng đến quản trị rủi ro thì công việc này sẽ cung cấp các thông tin rủi ro và biện pháp khắc phục cho Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc để đảm bảo hoạt động kinh doanh, sản xuất không bị gián đoạn.
13
Không những vậy, quản trị rủi ro còn hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu chiến lược đã đặt ra nhờ vào việc đánh giá khả năng xảy ra, mức độ ảnh hưởng của các tình huống xấu nhất, truy tìm đến tận cùng nguồn gốc gây ra thiệt hại và giúp doanh nghiệp ứng phó hiệu quả với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp phải kêu gọi vốn đầu tư thì quản trị rủi ro sẽ giúp tạo dựng lòng tin mạnh mẽ với các nhà đầu tư. Hiện nay, các nhà đầu tư, các tổ chức đánh giá tín dụng có thể yêu cầu doanh nghiệp công bố khả năng quản lý rủi ro để có cơ sở đánh giá mức độ tương quan giữa lợi nhuận có thể thu được và rủi ro có thể gặp phải.
Nếu các doanh nghiệp quản lý rủi ro tốt sẽ xử lý được các vấn đề hiệu quả hơn đối với các rủi ro mới xuất hiện trong hoạt động kinh doanh.
Nhờ vào việc phát hiện rủi ro, có sẵn biện pháp ứng phó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí và nguồn lực. Từ đó tối ưu tương quan lợi nhuận và rủi ro.
1.1.6. Những dấu hiệu thường thấy để nhận biết một số hệ thống quản lí rủi ro kém hiệu quả
Một doanh nghiệp có hệ thống quản lí rủi ro kém thường sẽ không có những nổ lực để ngăn chặn rủi ro vì quản lý rủi ro không được xác định là vấn đề ưu tiên của họ.
Cùng với đó là họ không có người chịu trách nhiệm quản lý rủi ro, thiếu sự trao đổi thông tin về rủi ro trong doanh nghiệp khiến cho sự quan tâm dành cho rủi ro là quá ít, khi rủi ro đã trở thành những thiệt hại rõ ràng thì quan tâm đến lại quá muộn. Doanh nghiệp cũng không có khuôn khổ đánh giá rủi ro một cách thống nhất. Không gắn kết quản lý rủi ro với những quy trình hay chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Và những doanh nghiệp mới, chưa đối mặt với rủi ro thường thực hiện việc quản lý rủi ro một cách rời rạc và thiếu tập trung.
14
1.2. Những rủi ro, tổn thất thường gặp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
1.2.1. Rủi ro, tổn thất do sự biến động bất thường của cung, cầu, giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới
1.1.2.1. Khái niệm
Rủi ro này thường được hiểu là khi thị trường khan hiếm hay dư thừa sản phẩm, nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh thì giá cả của sản phẩm đó sẽ biến đổi theo quy luật cung cầu. Cụ thể là, khi một sản phẩm, nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh có chiều hướng dần dần khan hiếm trên thị trường dẫn đến việc giá thành của sản phẩm, nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh trở nên cao dần, sự khan hiếm tỷ lệ thuận với giá cả. Và ngược lại, sản phẩm, nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh càng dư thừa thì giá thành của nó sẽ càng giảm dần, sự dư thừa tỷ lệ nghịch với giá cả.
1.1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến dư thừa
Đầu tiên phải kể đến là do hiệu ứng Bullwhip là hiện tượng thông tin về nhu cầu thị trường cho một sản phẩm bị bóp méo hay khuếch đại lên qua các khâu chuỗi cung ứng, dẫn đến sự dư thừa tồn kho.
Thứ hai là các doanh nghiệp sản xuất quá vội vàng, khi mà đơn hàng chưa được xác thực nhưng đã tiến hành triển khai sản xuất hàng hóa. Chẳng may rơi vào trường hợp thiếu hụt vốn, cần thanh lý nhanh số hàng đó để gỡ gạc, họ sẽ tác động đến giá cả.
Hoặc là trường hợp doanh nghiệp sản xuất đánh giá sai về khối lượng tiêu thụ của khách hàng trong một khoảng thời gian nào đó, chẳng hạn như sản xuất một lượng lớn hàng hóa nhằm cung cấp cho khách hàng vào mùa cao điểm nhưng không bán được hàng.
Tiếp theo là việc dư thừa lao động hoặc do thiết bị sản xuất có công suất quá lớn. Khi nguồn cung tăng nhưng cầu giữ nguyên hoặc giảm thì giá cả sẽ bị ảnh hưởng.
Cuối cùng là trường hợp đơn hàng đã hoàn thiện nhưng vì một số lý do nào đó mà bị hủy ở ngày giao hàng.
15
1.1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến khan hiếm
Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hụt nhân công để sản xuất hàng hóa.
Trong quá trình sản xuất, có lỗi phát sinh khiến cho hàng hóa không thể đưa ra thị trường tiêu thụ. Hoặc bị hư hỏng, ẩm ướt trong quá trình bảo quản.
Việc dự báo sai cũng là một nguyên nhân dẫn đến khan hiếm hàng hóa. Trong thời gian cao điểm, hàng hóa trên thị trường bị tiêu thụ nhanh do trong khung thời gian cao điểm khách hàng cần số lượng nhiều loại hàng hóa đó.
Và có một số loại hàng hóa cần nguyên liệu nhập khẩu nhưng một vài lý do khách quan như hàng hóa không thông quan kịp thời trong mùa dịch bệnh, hư hại, hàng bị cướp biển, rớt xuống biển,... dẫn đến nguồn nguyên vật liệu không được cung cấp kịp thời, sản xuất bị trì trệ.
Ở trong nước và ngoài nước, việc xảy ra các tác động bất thường của quy luật cung cầu có tác động rất lớn đến giá thành của sản phẩm. Vì thế hậu quả của nó tác động đến các doanh nghiệp không hề nhỏ, sau đây là các hậu quả mà các doanh nghiệp phải đối mặt.
1.1.2.4. Hậu quả của dư thừa hàng hóa
Hiệu ứng Bullwhip làm cho lượng hàng hóa bị dư thừa, dẫn đến hàng hóa bị tồn kho. Hàng hóa để tồn kho quá lâu sẽ phát sinh các chi phí tồn kho và có thể tệ hơn là hàng hóa sẽ bị hư hỏng.
Tiến hành sản xuất khi đơn hàng chưa xác thực, khi đơn hàng bị hủy thì sẽ mất một lượng tài chính chi ra trong quá trình sản xuất, chi phí cho nhân công. Không nhưng thế còn có một lượng hàng hóa nhỏ bị dư thừa.
Hàng hóa bị dư thừa trong mùa cao điểm dẫn đến doanh nghiệp phải bán phá giá để bù lại vốn, có thể không lời nhiều hoặc thậm chí dẫn đến lỗ vốn.
1.1.2.5. Hậu quả của khan hiếm hàng hóa
Thiếu nhân công dẫn đến hàng hóa sản xuất không kịp thời, quá trình sản xuất hàng hóa bị trì trệ dẫn đến không đủ lượng hàng hóa để cung cấp cho khách hàng.
Do sự dự báo sai trong mùa cao điểm, hàng hóa tiêu thụ nhanh do khách hàng dẫn đến nguồn hàng bị khan hiếm và cạn kiệt, doanh nghiệp mất một nguồn lợi nhuận trong mùa cao điểm.
16
Vì một số lý do khách quan trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu nhập khẩu, không có nguyên liệu để sản xuất dẫn đến việc sản xuất bị ngưng nhưng doanh nghiệp vẫn bị mất chi phí thuê xưởng. Từ đó không kịp cung cấp hợp đồng hàng hóa cho khách hàng, dẫn đến việc mất uy tín với khách hàng.
1.1.2.6. Cách hạn chế và giải quyết rủi ro
Đưa chỉ tiêu hiệu quả vào hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên vật liệu hay nhà cung cấp dịch vụ logistics.
Luôn thông báo trước cho khách hàng về những vấn đề có khả năng xảy ra.
Loại bỏ những nhà cung cấp kém năng lực.
Tuyển thêm nguồn lao động sản xuất linh hoạt thời gian trên các trang mạng xã hội như facebook group, zalo box chat, google advertising,…
Xác thực đơn hàng một cách rõ ràng và sau đó mới chuẩn bị để tiến hành sản xuất.
Dự báo nguồn hàng bằng nhiều phương pháp khác nhau như dự báo định tính, dự báo định lượng, theo dãy số thời gian,… để cho ra kết quả nhu cầu phù hợp nhất để tiến hành sản xuất.