CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO – QUẢN TRỊ RỦI RO
1.1. Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro
1.2.9. Rủi ro pháp lý trong kinh doanh
Rủi ro pháp lý trong kinh doanh là rủi ro xảy ra bởi các hành vi pháp lý trong quá trình kinh doanh. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro pháp lý phát sinh từ việc không biết, thực hiện không đúng hoặc không thực hiện quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh. Về rủi ro pháp lý, các nhà quản trị cấp cao, nhất là ở những quốc gia phát triển thường áp dụng chính sách không khoan nhượng khi cán bộ, nhân viên có những hành vi vi phạm pháp luật. Vì thế, rủi ro pháp lý nên được phòng tránh tuyệt đối chứ không thể chấp nhận như các rủi ro khác.
Rủi ro về pháp lý trong kinh doanh xuất nhập khẩu có thể trình bày theo 4 nhóm:
a/ Rủi ro vi phạm luật hình sự
Là khả năng doanh nghiệp và/hoặc người quản lý điều doanh nghiệp vi phạm quy định cấm trong Bộ Luật hình sự dẫn đến bị khởi tố, điều tra, xét xử và phải gánh chịu những hình phạt rất nặng như: phạt tiền, phạt tù. Ví dụ: cấm trốn thuế – tội trốn
29
thuế; cấm buôn bán hàng giả – tội buôn bán hàng giả; cấm gây ô nhiễm môi trường – tội gây ô nhiễm môi trường.
b/ Rủi ro bị xử phạt hành chính
Xử phạt hành chính là một loại chế tài nghiêm khắc và phổ biến. Nhà nước thường áp dụng với các nhân, doanh nghiệp khi vi phạm pháp luật mà tính chất nguy hiểm chưa đến mức tội phạm. Để đảm bảo trật tự, lợi ích chung của xã hội và quyền quản lý của mình, Nhà nước quy định những điều kiện, thủ tục mà doanh nghiệp phải thực hiện khi kinh doanh, nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt hoặc có những quy định cấm nếu ai vi phạm sẽ bị xử phạt.
c/ Rủi ro pháp lý trong quan hệ với đối tác
Đối tác của doanh nghiệp thường bao gồm: khách hàng, nhà cung cấp, các bên liên doanh, liên kết, hợp tác trong kinh doanh. Quan hệ giữa doanh nghiệp với đối tác là quan hệ dân sự, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm.
Rủi ro pháp lý phổ biến khi quan hệ với đối tác là rủi ro trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng.
d/ Rủi ro pháp lý trong quan hệ nội bộ doanh nghiệp
Quan hệ nội bộ doanh nghiệp thường là quan hệ giữa các thành viên, cổ đông với cán bộ quản lý điều hành và quan hệ giữa doanh nghiệp với người lao động. Khi quan hệ nội bộ bất đồng, tranh chấp nổ ra thì kéo theo những hệ lụy như cổ đông kiện cán bộ điều hành, cán bộ quản lý kiện nhau và người lao động kiện doanh nghiệp.
Nhiều công ty đã thua lỗ, giải thể, phá sản không phải vì kinh doanh kém mà vì những cuộc “nội chiến thương tàn”.
1.2.9.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là do thói quen. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không có thói quen tuân thủ và thượng tôn pháp luật, đặc biệt là các công ty tư nhân nhỏ lẻ.
Thứ hai là việc thiếu hiểu biết về pháp luật và thông lệ kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra thì thông lệ kinh doanh quốc tế rất phức tạp, đối với một nước có ngành kinh doanh quốc tế còn non trẻ như Việt Nam thì rất dễ dàng vướng vào rủi ro này.
30
Nguyên nhân thứ ba có thể đưa doanh nghiệp vướng vào các vấn đề pháp lý là việc thiếu chuẩn bị. Công tác chuẩn bị để thực hiện việc đàm phán, ký kết hợp đồng kém bao gồm cả việc thiếu sót trong chuẩn bị kiến thức liên quan đến giao dịch sắp thực hiện và thiếu sự chuẩn bị về mặt nhân sự chuyên ngành để nhận biết và đối phó với những rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng.
Cuối cùng là do sự thiếu kinh nghiệm tổ chức bộ máy quản lý. Một bộ máy quản lý yếu kém thường sẽ thiếu đi kinh nghiệm kiểm soát các quy trình hoạt động trong doanh nghiệp.
1.2.9.3. Cách hạn chế và giải quyết rủi ro
Như đã nói, rủi ro pháp lý trong kinh doanh cần phải phòng tránh tuyệt đối, để là được điều đó thì doanh nghiệp cần phải nhận diện được các mối nguy: rủi ro pháp lý có thể đến từ các mối nguy chủ quan và khách quan. Tuy nhiên, mối nguy chủ quan là mối nguy quan trọng và quyết định. Để có thể nhận diện được các mối nguy chủ quan, doanh nghiệp cần có kế hoạch và tổ chức thực hiện một cuộc kiểm tra nhận diện rủi ro bao gồm kiểm tra tính tuân thủ luật doanh nghiệp, kiểm tra tính tuân thủ luật lao động và bảo hiểm xã hội, kiểm tra vấn đề về hợp đồng, kiểm tra nhận thức về sở hữu trí tuệ, kiểm tra nhận thức về luật cạnh tranh, kiểm tra việc kiểm soát các quy trình phối hợp ẩn chứa nhiều mối nguy.
Doanh nghiệp cần xem xét lại bộ máy tổ chức, nếu cần có thể tái cấu trúc theo hướng gọn nhẹ, phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phân chia trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng và kiểm soát các quy trình thường xảy ra rủi ro như quy trình thu mua, quy trình thu chi tài chính, quy trình xuát nhập hàng háo, quy trình bán hàng, quy trình kiểm soát hợp đồng.
Tiếp theo doanh nghiệp cần phải bồi dưỡng kiến thức pháp luật tổng quan cho cán bộ quản lý bằng cách thuê luật sư, giảng viên pháp luật về đào tạo tại công ty hoặc cử cán bộ đi học tại các cơ sở đào tạo.
Và cách tốt nhất cũng là cách hiệu quả nhất để hạn chế rủi ro pháp lý là thuê luật sư riêng cho doanh nghiệp và tổ chức thành bộ phận pháp chế.
31