Rủi ro tranh chấp, kiện tụng

Một phần của tài liệu bài hoàn chỉnh (Trang 69 - 72)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHỮNG RỦI RO XẢY RA TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VẬN TẢI KHÁNH HÀ

2.2.5. Rủi ro tranh chấp, kiện tụng

Trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng, việc vướng vào các vụ tranh chấp cho mâu thuẫn là chuyện bình thường nếu như doanh nghiệp không hiểu rõ hệ thống pháp luật của nước đối tác. Vì vậy việc thực hiện một hợp đồng mua bán quốc tế luôn phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều so với một hợp đồng mua bán trong nước. Việc tranh chấp cũng vậy, thủ tục tranh chấp quốc tế thực sự khó khăn và tốn kém hơn so với những tranh chấp trong nước. Mức độ tổn thất cũng lớn tương ứng, một rủi ro tranh chấp có thể trị giá hàng triệu USD.

54

Hoạt động với phương châm “Chuyên nghiệp – Tận tâm – Tin cậy – Hiệu quả”, công ty Khánh Hà luôn muốn đem lại những điều tốt nhất cho khách hàng của mình, vì thế mà các đơn hàng luôn được chuẩn bị một cách chỉnh chu và nhanh chóng, nhờ vậy mà các vụ tranh chấp giữa công ty và đối tác rất ít khi xảy ra. Tuy nhiên đó là câu chuyện của những năm gần đây, rủi ro tranh chấp chỉ thực sự xuất hiện trong khoảng thời gian khi công ty Khánh Hà vừa thành lập, sự yếu kém trong các khâu chuẩn bị đã khiến công ty vướng vào một số vụ tranh chấp quy mô lớn.

2.2.5.1. Một số rủi ro công ty đã gặp trong thực tế

Một trong số ít các vụ tranh chấp mà công ty Khánh Hà phải đối mặt là vào tháng 5 năm 2016. Khi đó, công ty Khánh Hà thực hiện một bản hợp đồng xuất khẩu 5 tấn lá trà xanh với tổng giá trị hợp đồng lên đến 28000 USD. Trước khi đơn hàng được giao, công ty Khánh Hà đã mời Vinacontrol giám định số lá trà kể trên. Việc giám định diễn ra suôn sẻ và Vinacontrol cấp chứng thư cho công ty Khánh Hà sau 4 ngày kể từ ngày giám định.

Đơn hàng xuất phát từ cảng Cát Lái đi đến cảng Southampton một cách thuận lợi và đã cập cảng Southampton vào ngày 15/06/2016, tức là 28 ngày kể từ lúc tàu rời cảng Cát Lái. Tại cảng đến, bên phía đối tác là công ty Hampstead Tea đã mời Cargo Inspections giám định lại một lần nữa. Tuy nhiên, việc giám định được thực hiện sau khi hàng đã được dỡ khỏi tàu 3 tháng. Căn cứ theo kết quả giám định của Cargo Inspections, hàm lượng sắt và tro không tan trong nước quá cao nên số lá trà xanh không được phép nhập khẩu vào nước Anh. Không lâu sau đó, phía Hampstead Tea gửi đơn khiến nại, yêu cầu công ty Khánh Hà hoàn trả lại toàn bộ số tiền hàng cùng các chi phí có liên quan.

2.2.5.2. Cách giải quyết của công ty

Công ty Khánh Hà không đồng ý với lý do mà phía đối tác đưa ra, và công ty cũng từ chối mọi trách nhiệm liên quan sau khi giao hàng. Trình bày với Hội đồng Trọng tài, lí lẽ mà công ty Khánh Hà đưa ra là trà xanh là hàng nông sản dễ bị hư hỏng nếu để lâu mà không bảo quản đúng cách, trong khi đó thì mẫu trà xanh mà Cargo Inspections giám định đã được dỡ khỏi tàu 3 tháng. Phía công ty Khánh Hà cũng cho rằng, số trà xanh đó đã được giám định và cấp chứng nhận phù hợp với các tiêu chí

55

trong hợp đồng xuất khẩu, và công ty giám định là Vinacontrol – một tổ chứ giám định độc lập. Một lí do khác mà công ty Khánh Hà đưa ra là việc lá trà xanh có hàm lượng sắt và tro không tan trong nước cao là hai tiêu chí về chất lượng không có trong hợp đồng đã thỏa thuận giữa hai bên.

2.2.5.3. Phán quyết của trọng tài

Đây là một vụ tranh chấp với sự tham gia của bai bên: bên nguyên đơn là công ty nhập khẩu Hampstead Tea và bên bị đơn là công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vận tải Khánh Hà.

Tại điều 175 Luật thương mại Việt Nam quy định: “Hàng được giám định thoe thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa, trong trường hợp hợp đồng không có quy định thì các bên có quyền lựa chọn tổ chức giám định.”. Theo đó bên nguyên đơn có quyền mời cơ quan giám định lại số hàng hóa kể trên và phía bị đơn phải thừa nhận giá trị pháp lý cũng như hiệu lực của biên bản do Cargo Inspections cấp.

Tiếp theo, bị đơn không thể dựa vào lí do lá trà xanh là mặt hàng nông sản có tính hấp thụ cao và dễ hư hỏng khi để lâu, bởi vì cho dù có để lâu hơn nữa thì nguyên nhân mà lô hàng trà xanh không được phép nhập khẩu là do trong chè có hàm lượng sắt và tro không tan trong nước quá cao, không thể sử dụng làm thực phẩm cho con người.

Bên phía Vinacontrol được yêu cầu gửi cho Hội đồng Trọng tài văn bản giải trình về phẩm chất lô trà có liên quan đến chứng thư giám định do cơ quan này cấp.

Trong đó, Vinacontrol khẳng định chính họ đã lưu ý với bị đơn về hàm hượng sắt cao hơn mức bình thường trong lô trà xanh đó và nhận được phản hồi rằng bị đơn sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu có tranh chấp xảy ra.

Về yêu cầu bồi thường của nguyên đơn. Do phía nguyên đơn lỏng lẻo trong việc kiểm tra chất lượng và tính chuẩn mực của giấy chứng nhận chất lượng, số lượng của Vinacontrol mà đã mở L/C để nhận hàng. Hội đồng Trọng tài quyết định rằng phía nguyên đơn cũng phải chia sẻ một phần thiệt hại.

Cuối cùng, Hội đồng Trọng tài quyết định, bị đơn phải chịu trách nhiệm về việc giao hàng không phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu của Việt Nam đối với lá trà xanh.

56

Từ đó, bị đơn sẽ phải hoàn trả cho nguyên đơn 80% số tiền hàng và hoàn trả tiền cước phí từ Cát Lái đến Southampton. Cùng với đó là phí trọng tài do bên bị đơn chịu.

2.2.5.4. Nhận xét

Một trường hợp điển hình của các doanh nghiệp mới bị vướng vào rủi ro tranh chấp. Trường hợp này thể hiện rõ sự non trẻ trong cách xử lý chất lượng nguồn hàng của công ty Khánh Hà vào thời gian đó. Sự chủ quan trong việc kiểm định hàng hóa và chưa hiểu rõ luật xuất nhập khẩu đã khiến công ty phải trả một cái giá không hề nhỏ. Trong trường hợp này, lỗi sai hoàn toàn thuộc về phía công ty Khánh Hà và những quyết định của trọng tài là hoàn toàn hợp lý.

Một phần của tài liệu bài hoàn chỉnh (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)