Rủi ro, tổn thất do lừa đảo

Một phần của tài liệu bài hoàn chỉnh (Trang 63 - 66)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHỮNG RỦI RO XẢY RA TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VẬN TẢI KHÁNH HÀ

2.2.3. Rủi ro, tổn thất do lừa đảo

Thông thường, trong thời kì đầu của quan hệ kinh doanh, tức là khi Khánh Hà và đối tác chưa làm việc với nhau hoặc làm việc với nhau chưa đủ nhiều để hiểu rõ nhau. Khi đó phương thức thanh toán L/C là phương thức thường được sử dụng. Thanh toán qua L/C được thực hiện theo nguyên tắc “thanh toán trước, khiếu nại sau”, điều kiện rất đơn giản. chỉ cần các chứng từ của của người mua phù hợp với toàn bộ các điều kiện trong tín dụng thư, đó gọi là bộ chứng từ hoàn hảo.

Khánh Hà đặc biệt ưa thích phương thức thanh toán thư tín dụng vì đây là phương thức có sự đảm bảo thanh toán tốt thứ nhì, chỉ sau phương thức thanh toán trả trước nhưng để duy trì các mối quan hệ thì phương thức L/C là tốt nhất vì sự minh bạch của nó. L/C thường là không hủy ngang và luôn luôn được thanh toán ngoại trừ trường hợp gian lận. Ngoài ra khi sử dụng phương thức thanh toán L/C, các công ty phải tuân thủ Quy tắc thực hành tín dụng thống nhất chứng từ (UCP 600) của Phòng Thương mại Quốc tế ICC.

Tuy là quy định khá chặt chẽ, nhưng như đã phân tích ở chương 1 thì không có phương thức nào là an toàn tuyệt đối, rủi ro có thể xuất hiện bất cứ lúc nào vì càng

48

ngày các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi, đánh vào tính ham lợi nhuận và sự vội vàng của công ty trong giai đoạn khó khăn như vài năm vừa qua.

2.2.3.1. Một số rủi ro công ty đã gặp trong thực tế

Vào ngày 10 tháng 02 năm 2020, khi nền kinh tế đang trong giai đoạn không ổn định, ngành xuất nhập khẩu đang bị ảnh hưởng nặng nể, ban lãnh đạo của một công ty logistics tầm trung như công ty Khánh Hà cực kì mong muốn có một nguồn thu nhập giữa đại dịch. Khi đó, có một doanh nghiệp Hà Lan có tên là Phoenix Pharma B.V xuất hiện với mong muốn thực hiện một cuộc giao dịch xuất nhập khẩu thiết bị y tế chống dịch COVID - 19, cụ thể là doanh nghiệp này muốn xuất khẩu nhiệt kế hồng ngoại.

Do trong giai đoạn rất cần tiền để góp phần ổn định tài chính cho công ty, ban lãnh đạo Khánh Hà đã nhanh chóng thỏa thuận hợp đồng nhập khẩu với PHOENIX.

Vẫn là với phương thức thanh toán L/C đầy tin cậy, nhưng sự tin cậy đó và sự vội vàng, mong muốn tìm lợi nhuận đã khiến cho công ty Khánh Hà gặp rắc rối. Vội vàng trong việc kí hợp đồng khi mà cuộc trao đổi này chỉ được giới thiệu thông qua một số thông tin trên mạng.

Các bước sau đó được thực hiện rất nhanh chóng và gọn gàng khi bộ chứng từ được bên xuất khẩu gửi đi hoàn toàn phù hợp với hợp đồng. Công ty Khánh Hà cũng nhanh chóng nhận được bộ chứng từ sau khi đã thanh toán tiền hàng cho ngân hàng ACB. Với bộ chứng từ đó, công ty Khánh Hà tiến hành các thủ tục nhận hàng. Nhưng khi kiểm tra hàng thì chất lượng của lô hàng không đúng như trong mô tả.

Một thời gian sau sau vụ việc xảy ra với công ty Khánh Hà, doanh nghiệp mang tên PHOENIX PHARMA B.V đã bị phanh phui là một công ty ảo. Theo đó, đã có nhiều trường hợp doanh nghiệp Việt Nam gặp phải trường hợp tương tự công ty Khánh Hà. Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan đã kiểm tra doanh nghiệp PHOENIX thì phát hiện số đăng ký thành lập doanh nghiệp KvK-number 57650454 không phải của công ty này mà của một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đồ uống có tên Distilleerderij De Tweekoppige Phoenix B.V. Như vậy, đăng ký thành lập doanh nghiệp mà www.phoenixpharmabv.nl gửi cho công ty Khánh Hà là giả, đã bị thay thế tên công ty, địa chỉ email, số điện thoại, còn các chi tiết khác đều thuộc về công ty Distilleerderij De Tweekoppige Phoenix B.V.

49

2.2.3.2. Cách giải quyết của công ty

Giám đốc công ty đã phải thực hiện một cuộc họp khẩn cấp để tìm phương án giải quyết vì nếu không, đây sẽ là vụ có thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay. Từ việc liên lạc cho ngân hàng ACB nhưng vì chứng từ bên xuất khẩu đều hợp lệ, công ty Khánh Hà cũng đã báo cáo lên Thương vụ Việt Nam nhưng mọi cố gắng đều bằng không vì mọi thứ về vị khách kia đều là giả.

Được biết, trong khoảng thời gian này cũng có nhiều công ty vướng vào các vụ lừa đảo của công ty PHOENIX PHARMA B.V. Trường hợp này, dù cho phía nhập khẩu có đầy đủ giấy tờ hợp lệ nhưng cũng không thể làm gì hơn ngoài việc chấp nhận mất trắng số tiền hàng với tổng trị giá lên đến gần 700 triệu VND vào thời điểm đó.

Công ty đã cố gắng làm việc với luật sư cũng như phía ngân hàng nhưng vấn đề là với một vị khách ảo, không có thật thì hướng giải quyết vô cùng mông lung.

Giám đốc công ty Khánh Hà đã liệt vụ việc này vào danh sách những tổn thất nặng nề nhất và coi đó là một sự xấu hổ tột độ khi quá chủ quan trong việc tìm hiểu kĩ đối phương. Có lẽ từ đây, mỗi khi công ty tuyển người mới, họ sẽ được nghe về vết đen này để lấy đó làm một bài học khắc cốt ghi tâm ghi làm việc tại công ty Khánh Hà và cả những công ty sau này, không chỉ trong ngành kinh doanh xuất nhập khẩu mà còn ở tất cả các lĩnh vực khác nữa.

2.2.3.3. Nhận xét

Vụ việc vừa xảy ra như một đòn cảnh tỉnh, để tất cả thành viên trong công ty biết rằng thủ đoạn và cách thức lừa đảo hiện nay tinh vi đến mức nào. Các giấy tờ đều được làm giả một cách hoàn hảo.

Có một nhận định về rủi ro rất đúng, đó là vào thời điểm xảy ra các sự kiện bất ổn thì tỉ lệ rủi ro tăng lên rất cao. Những đường dây lừa đảo hoạt động mạnh mẽ hơn vì họ biết đây là giai đoạn mà các doanh nghiệp đang rất cần tiền để duy trì hoạt động qua đại dịch. Mục tiêu được nhắm đến là các công ty nhỏ và vừa.

Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, một công ty chưa hề bị lừa sẽ không có kinh nghiệm đối phó với các thủ đoạn lừa đảo, nhất là những thủ đoạn tinh vi như trường hợp trên. Lại quá tự tin vào phương thức thanh toán L/C mà nhiều người trong chúng ta đều nghĩ rằng nó cực kì an toàn, sự chủ quan đó đã khiến công ty Khánh Hà phải trả

50

giá. Đây có thể là “đòn đau nhớ mãi”, là một bài học cho sự chủ quan, không tìm hiểu rõ đối phương.

Một phần của tài liệu bài hoàn chỉnh (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)