Rủi ro, tổn thất trong thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu bài hoàn chỉnh (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO – QUẢN TRỊ RỦI RO

1.1. Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro

1.2.3. Rủi ro, tổn thất trong thanh toán quốc tế

1.2.3.1. Khái niệm về rủi ro trong thanh toán quốc tế

Là các rủi ro phát sinh thông qua các phương thức thanh toán quốc tế trong quá trình người nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng.

18

1.2.3.2. Một số hình thức thanh toán quốc tế

a/ Điện chuyển tiền (TT: Telegraphic Transfer Remittance) hoặc bằng Thư chuyển tiền (MTR: Mail Transfer Remittance)

Người mua sẽ chuyển tiền của mình thông qua một ngân hàng trong nước cho người bán một phần hoặc toàn bộ giá trị lô hàng (tuỳ theo hợp đồng ngoại thương).

b/ Trả tiền lấy chứng từ (C.A.D: Cash Against Document)

Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản tín thác (Trust Account) để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, khi nhà xuất khẩu xuất trình đầy đủ những chứng từ theo yêu cầu. Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhập tiền thanh toán.

c/ Nhờ thu (Collection)

Người bán sau khi giao hàng sẽ uỷ quyền cho ngân hàng, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền hàng của người mua ở nước ngoài. Có 2 loại nhờ thu:

- Nhờ thu hối phiếu trơn.

- Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ.

Các chứng từ kèm theo gồm 3 loại: D/P, D/A và D/OTC.

d/ Thư tín dụng (L/C: Letter of credit)

Là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính đối với người thụ hưởng L/C với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều kiện và điều khoản được quy định.

1.2.3.3. Các rủi ro thường xảy ra trong thanh toán quốc tế a/ Điện chuyển tiền (TT or MTR)

Trong thanh toán bằng điện chuyển tiền trả trước nếu trả trước 100% thì rủi ro hoàn toàn thuộc về nhà nhập khẩu vì có khả năng người xuất khẩu giao hàng không đúng số lượng và chất lượng hàng hóa không tốt như lúc đầu thỏa thuận. Cũng có những trường hợp lừa đảo như nhà xuất khẩu không giao hàng sau khi nhận được tiền.

Trong thanh toán bằng điện chuyển tiền trả sau, việc thanh toán sau 100% thì lúc này rủi ro lại thuộc hoàn toàn về người xuất khẩu, vì rất có thể người nhập khẩu sẽ thanh toán chậm hoặc không thanh toán sau khi nhận hàng hoặc sẽ tìm một lí do nào đó về chất lượng hoặc số lượng để ép giá.

19

Vì thế trong điện chuyển tiền, thường người ta sẽ đặt cọc trước một khoảng tiền để cả đôi bên cùng có lợi. Bên bán có vốn để sản xuất, bên mua cũng yên tâm hơn khi kí hợp đồng.

b/ Trả chứng từ lấy tiền (C.A.D)

Chỉ có lợi cho nhà xuất khẩu, còn nhà nhập khẩu thì hầu như không có lợi:

Nhà nhập khẩu phải có đại diện hay chi nhánh ở nước nhà xuất khẩu vì phải xác nhận hàng hố trước khi gửi nhằm tránh những trường hợp người bán xuất trình chứng từ không phù hợp với hàng hóa thực giao điều này rất khó khăn cho nhà nhập khẩu vì mỗi lần nhập khẩu một loại hàng hóa nào đó phải cử đại diện, làm tăng chi phí.

Nhà nhập khẩu phải kí quỹ để thực hiện phương thức này nên sẽ dẫn đến việc ứ đọng vốn ở ngân hàng. Nếu nhà xuất khẩu không giao hàng thì tiền kí quỹ sẽ không được hưởng lãi suất.

Chỉ áp dụng khi hai bên phải tin tưởng lẫn nhau và hàng hóa thuộc lại khan hiếm đối với thanh tốn quốc tế việc hai bên phải tin tưởng lẫn nhau rất khó, bởi không có một cam kết nào để chứng minh được điều này

Một số đối tượng xấu giả danh làm bên nhập khẩu đã tìm cách vơ hiệu hóa phương thức CAD Cash Against Documents bằng cách khi bên nhập khẩu không hoàn thành nghĩa vụ thanh tốn, bên xuất khẩu không thể bán lô hàng cho đơn vị nhập khẩu khác và cũng không thể tái xuất lô hàng ra khỏi nước nhập khẩu. Kết cục thường là bên xuất khẩu mất trắng lô hàng.

c/ Nhờ thu (Collection)

Trong phương pháp nhờ thu, rủi ro phần lớn thuộc về người xuất khẩu vì trong một số trường hợp, nhà nhập khẩu từ chối nhận hàng. Cùng với đó nhà xuất khẩu lại phải trả thêm phí lưu kho, cũng như các rủi ro cháy nổ hàng hóa.

Nhà xuất khẩu cũng mất thêm một khoản chi phí nhờ thu trả cho ngân hàng.

Trường hợp nếu không thu được, nhà xuất khẩu phải thanh toán chi phí cho cả 2 ngân hàng.

d/ Thư tín dụng (L/C)

Phương thức thanh toán bằng L/C có lẽ là phương thức an toàn nhất cho cả người nhập khẩu lẫn người xuất khẩu vậy nên phương thức này được sử dụng phổ biến

20

hơn cả. Tuy nhiên vẫn còn đó những rủi ro với người nhập khẩu như khi nhận hàng họ không chắc chắn được số lượng hàng có đủ không, hay chất lượng hàng hóa có đảm bảo như yêu cầu hay không.

1.2.3.4. Cách hạn chế và giải quyết rủi ro

Điều tra kỹ khả năng tài chỉnh và uy tín của nhà nhập khẩu.

Đối với pháp nhờ thu chỉ áp dụng cho các giao dịch có giá trị nhỏ.

Đối với những hợp đồng có giá trị lớn chỉ có thể tiến hành giao dịch thanh toán khi nhà xuất khẩu và nhập khẩu có mối quan hệ chặt chẽ.

Quy định tỷ lệ phạt với phương pháp thanh toán T/T cho việc thanh toán chậm của nhà nhập khẩu, để hối thúc nhà nhập khẩu thanh toán

Loại bỏ những đối tác khi được nằm trong viện nghi ngờ là thông đồng với ngân hàng để thanh toán chậm L/C.

Kiểm tra kỹ hàng mẫu trong hợp đồng ngoại thương (Sale Contract) và quy định nếu sau khi thanh toán và nhận được hàng nhưng không đúng với hàng mẫu thì nhà xuất khẩu phải bồi thường hợp đồng.

Một phần của tài liệu bài hoàn chỉnh (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)