Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
cấp * Nguồn thông tin thứ cấp
Là phương pháp thu thập thông tin từ các tài liệu đã được công bố của các cơ quan, các trường đại học, các tạp chí và báo chí chuyên ngành, những báo cáo khoa học, nghiên cứu trong và ngoài nước…Phương pháp này được dùng để thu thập thông tin về lý luận và thực tiễn của vấn đề sản xuất kinh doanh chè, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh chè…Các tài liệu và số liệu được thu thập chủ yếu ở phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Thống kê, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Tam Đường và kinh nghiệm của một số huyện liên quan trên cả nước và công ty chè Tam Đường, công ty chè Shan Chúc Thanh, HTX Quyết Tiến, HTX Bản Giang, liên quan đến điều kiện kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh chè tại huyện.
* Tiến hành thu thập:
- Tác giả sẽ trực tiếp đến các cơ quan nhà nước, công ty, HTX có liên quan để thu thập tài liệu, hoặc có thể thu thập tài liệu qua các phương tiện
thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình và đặc biệt trên Internet qua các cổng thông tin điện tử của huyện Tam Đường và tỉnh Lai Châu.
- Tác giả thu thập thông tin liên quan đến chi phí cho quá trình tạo ra chè thành phẩm, những khó khăn chủ yếu, tồn tại trong quá trình sản xuất và kinh doanh chè của các hộ nông dân, doanh nghiệp, HTX. Nguyên nhân, biện pháp cần để tăng cường liên kết giữa người nông dân trồng chè, doanh nghiệp, nhà khoa học để khắc phục những tồn tại nhằm đưa vùng chè của huyện ngày càng đạt hiệu quả cao.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Các thông tin và số liệu sơ cấp trong đề tài nghiên cứu được thu thập thông qua một số phương pháp chủ yếu bao gồm thảo luận nhóm, điều tra phỏng vấn trực tiếp, phương pháp chuyên gia.
- Thảo luận nhóm: Phương pháp này được thực hiện nhằm thu thập các thông tin chung về các nội dung liên kết, tình hình thực hiện liên kết, những thuận lợi khó khăn trong liên kết sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân hiện nay. Nhóm thảo luận bao gồm nhóm hộ nông dân, nhóm cán bộ địa
phương, các cá nhân và đại diện tổ chức tham gia liên kết tiêu thụ nông sản của hộ.
- Điều tra phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân: Khoảng 60-90 hộ nông dân trong mỗi hình thức liên kết được lựa chọn để điều tra phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập các số liệu về tình hình cơ bản của hộ, tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè được nghiên cứu, tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè của hộ, ý kiến đánh giá của hộ về các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè của hộ, ý kiến đề xuất của hộ nhằm tăng cường các giải pháp liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè.
Bảng 2.1. Số hộ điều tra trong mỗi hình thức liên kết Các hình thức liên kết
1. Hình thức liên kết thông qua hợp đồng (chính thống)
2. Hình thức liên kết thông qua hợp đồng miệng (phi chính thống)
3. Hình thức liên kết tự do
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) - Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để thu thập
ý kiến của các chuyên gia và các cán bộ lãnh đạo của DN, cán bộ chuyên môn
ở địa phương về thực trạng các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
chè của huyện hiện nay, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè trong thời gian tới.
- Địa điểm điều tra: Tác giả điều tra tiến hành chọn ra 3 xã đại diện có trên 85% hộ nông dân tham gia sản xuất chè tại huyện gồm các xã: Bản Bo, Bản Giang và Sơn Bình.
- Cách thức chọn mẫu điều tra: Tác giả tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện, lựa chọn điều tra 180 phiếu. Số phiếu được phân bổ ở xã Bản Bo 60 phiếu, Bản Giang 60 phiếu, Sơn Bình 60 phiếu, trong mỗi xã chọn 3 bản, mỗi bản 20 phiếu. Bên cạnh đó, tác giả chọn 2 doanh nghiệp và 2 HTX chè, các doanh nghiệp và HTX này chủ yếu chế biến chè, thuộc tác nhân liên kết
Căn cứ lựa chọn: Tác giả lựa chọn 3 xã Bản Bo, Bản Giang và Sơn Bình là 3 xã có vùng chè trọng điểm của huyện chia làm 3 khu vực có điều kiện kinh tế thuận lợi, trung bình và khó khăn. Một doanh nghiệp chè trên địa bàn thị trấn, 01 doanh nghiệp tại vùng thuận lợi và 01 HTX ở địa bàn trung bình và 01 HTX ở vùng khó khăn. Đối với 180 phiếu phỏng vấn tác giả chia đều cho các xã ở 3 vùng để có kết quả tổng quát và khách quan nhất.
- Nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần:
+ Phần 1: Thông tin chung. Phần này mô tả thông tin như họ và tên, tuổi, nhân khẩu, lao động chính, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, khả năng canh tác, sản xuất và tiêu thụ chè,….
+ Phần 2: Nội dung khảo sát. Phần này được thiết kế nhằm thu thập thông tin về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ở các xã nghiên cứu.
- Cách thức triển khai điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn điều tra trực tiếp các hộ nông dân, doanh nghiệp, HTX đã được chọn theo các câu hỏi có sẵn của phiếu điều tra, các thông tin này được kiểm chứng thông qua tìm hiểu và quan sát trực tiếp tình hình địa phương.
+ Phương pháp quan sát: Đây là một trong những phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin sơ cấp thông qua tri giác về các vấn đề như tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, các vấn đề liên quan tới việc sản xuất, kinh doanh chè như các khâu chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bán ra thị trường…Các thông tin quan sát sẽ được ghi chép lại, vừa để thu thập thêm thông tin vừa có thể kiểm chứng về tính xác thực của các nguồn thông tin thu thập được bằng các phương pháp khác.
+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn: Được sử dụng để lựa chọn
thôn điều tra, đi thực tế quan sát, tìm hiểu tổng thể và đánh giá thực trạng chung tại địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở đó tiến hành thu thập thông tin trực tiếp tại các hộ nông dân ở nơi điều tra.
+ Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân:
Trực tiếp xúc với các hộ nông dân, tiến hành phỏng vấn và sử dụng một số công cụ nhằm thu được các thông tin cụ thể về tình hình sản xuất và kinh doanh chè, nắm bắt được những khó khăn và nhu cầu của người dân.