Nâng cao năng lực của các tác nhân tham gia liên kết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 107 - 114)

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG TỈNH LAI CHÂU

4.2. Các giải pháp chủ yếu tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu

4.2.1. Nâng cao năng lực của các tác nhân tham gia liên kết

Để tăng cường năng lực của các tác nhân tham gia vào liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Tam Đường, cần phát huy tối đa vai trò và trách nhiệm của từng tác nhân trong liên kết, cụ thể:

a. Nhà nông

Nhà nông với vai trò chủ yếu là sản xuất, cung cấp nguyên liệu đầu vào quá trình liên kết. Sản phẩm để tham gia liên kết chính là số lượng, chất lượng của nguyên liệu nông sản đưa vào chế biến; lợi ích thu được thông qua liên kết phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu đầu vào thông qua sản xuất của họ.

Do vậy, để bảo đảm tính cạnh tranh và có cơ hội vào các thị trường tương đối

“khó tính” đòi hỏi sản xuất đầu vào là các sản phẩm phải bảo đảm “4 đúng”

đó là:

- Đúng lượng: Để đáp ứng nhu cầu thị trường các doanh nghiệp chế biến phải bảo cung ứng đủ 100% số lượng hàng hoá, vì vậy nguyên liệu

đầu vào cần phải đủ số lượng theo hợp đồng. Để làm được điều đó thì các hộ

sản xuất, HTX, phải tổ chức lại sản xuất, bảo đảm về diện tích, thâm canh tăng năng suất để bảo đảm đúng số lượng nguyên liệu đưa vào chế biến, thực hiện mỗi hộ sản xuất có diện tích trồng chè mỗi năm có lượng chè trồng ít nhất là 3 vụ; hoặc tham gia cổ phần hoá về đất và lao động với các doanh nghiệp ở nông thôn tổ chức sản xuất với quy mô lớn theo quy hoạch, kế hoạch từng tiểu vùng nguyên liệu cụ thể.

- Đúng chất: Sản phẩm là nguyên liệu đầu vào của chế biến phải bảo

đảm chất lượng với những quy định cụ thể của từng loại mặt hàng; một số nguyên liệu đưa vào chế biến phải bảo đồng nhất và chất lượng cao. Đồng thời, sản phẩm nguyên liệu phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng quan trọng và ngày càng nghiêm ngặt.

- Đúng thời điểm: Bố trí cơ cấu cây trồng, kỹ thuật sau thu hoạch để

cung hàng hoá theo thời điểm mà doanh nghiệp, thị trường cần nhằm tối đa hoá lợi ích. Vì thế phải có dự báo và thông tin thị trường, khả năng tồn trữ.

Đây là cơ hội để nâng cao hiệu quả và lợi ích của các nhà tham gia liên kết.

- Đúng giá: Là tiêu chuẩn để người sản xuất nguyên liệu tính toán

trước khi đầu tư vào sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của hộ. Do đó, một mặt nhà doanh nghiệp cần nghiên cứu và có cơ chế khuyến khích trên cơ sở thông báo giá mua nguyên liệu (đầu vào) cho hộ nông dân trước khi vào vụ sản xuất; mặt khác hộ sản xuất dựa trên điều kiện cụ thể để đầu tư thâm canh, đưa tiến bộ khoa học và công nghệ để giảm giá thành sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm để được hưởng lợi khi sản phẩm bán được đúng giá. Để thực hiện được 4 đúng nêu trên, trong điều kiện hộ sản xuất còn nhiều hạn chế hiện nay cần quan tâm đặc biệt với các biện pháp cụ thể sau đây:

+ Tăng cường đào tạo nghề cho hộ nông dân;

+ Tạo thuận lợi cho họ tiếp cận các tiến bộ khoa học công nghệ và áp

+ Ban hành và có chính sách hợp lý để khuyến khích hộ nông dân trong huyện thực hiện đầu tư thâm canh theo quy hoạch, kế hoạch một cách ổn định.

+ Từng bước đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất là thuỷ lợi, giao thông, điện, bưu chính viễn thông, hệ thống chợ.... tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ đẩy mạnh thâm canh, phát triển sản xuất và lưu

thông hàng hoá;

+ Xây dựng các tổ chức hiệp hội ngành hàng, củng cố các Hội đoàn thể

ở nông thôn để nhà nông tham gia, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người nông dân.

b. Nhà doanh nghiệp

- Trước hết các doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp kinh doanh hàng vật tư, nông sản cần quan tâm đến xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược thị trường phục vụ sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo

định hướng. Có kế hoạch nắm chắc tình hình nhu cầu của thị trường để có cơ sở xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, kế hoạch đầu tư vùng nguyên liệu, xây dựng các nhà máy, cơ sở chế biến và thực hiện 100% kế hoạch hợp tác, liên kết trong nông nghiệp, nông thôn đã ký kết.

+ Tiếp tục sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp theo mô hình công ty. Từng bước hình thành hệ thống quy chế, xây dựng các phương án về sản xuất nguyên liệu trong thời kỳ mới; có biện pháp giảm chi phí và nâng cao lợi thế sản phẩm chế biến.

+ Phối hợp cùng với các xã rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch diện tích trồng cây nguyên liệu, đảm bảo phát triển vùng nguyên liệu theo hướng tập trung, chuyên canh, cung cấp đủ nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến.

+ Tập trung chỉ đạo, phân công cán bộ chủ chốt, các chuyên viên trực tiếp tham gia giải quyết các khó khăn của người san xuất chè. Kiện toàn tổ chức Trung tâm dịch vụ nông nghiệp và phòng Nông nghiệp huyện, thiết lập hệ thống điều hành thống nhất cho các vùng nguyên liệu trọng điểm. Rà

soát lại quy hoạch quỹ đất, ký hợp đồng với hộ nông dân, làm việc với địa phương cùng hoàn chỉnh các chính sách đầu tư phát triển vùng nguyên liệu (chính sách hỗ trợ dân khâu làm đất, giống, tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc, công nghệ sau thu hoạch....Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, tuyển chọn giống cây trồng, con nuôi nguyên liệu cho phù hợp với tiểu vùng khí hậu thời vụ chế biến. Dành kinh phí để xây dựng các mô hình, điểm trình diễn kỹ thuật; tổ chức mô hình chuyên canh cao, đưa năng suất và sản lượng nguyên liệu đủ đáp ứng cho yêu cầu chế biến.

+ Thường xuyên cải tiến các thiết bị và bổ sung công nghệ mới trong chế biến. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản phải theo quan điểm bền vững trên cơ sở lựa chọn công nghệ, kỹ thuật thích hợp, vừa phải mang tính hiện đại, tạo sản phẩm phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thị trường, vừa phải tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động ở nông thôn và không gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

+ Cùng với công tác tổ chức sản xuất và chế biến, cần tiếp tục nghiên cứu, cải tiến các định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu hao nguyên liệu, vật tư; rà soát lại toàn bộ hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật vùng nguyên liệu để xây dựng mới cho hợp lý, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm và khuyến khích được nhà nông tham gia sản xuất nguyên liệu.

+ Thường xuyên quan tâm và coi trọng mở rộng thị trường các sản phẩm; đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, các chương trình triển lãm, hội chợ, nghiên cứu môi trường và thị trường, khai thác các dự báo thông tin thị trường và phát triển làm căn cứ để xây dựng chương trình xúc tiến thương

mại và hội nhập.

c. Nhà khoa học

- Trước hết nhà khoa học phải có đủ tiềm lực trong việc nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ cho sản xuất của nông dân và nhà máy chế biến, nhất là việc nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật về giống, quy

trình canh tác, quy trình chăn nuôi, công nghệ sau thu hoạch… phát triển vùng nguyên liệu chè.

- Để bảo đảm nâng cao năng lực nhà khoa học, cần thiết phải coi trọng công tác tổ chức nghiên cứu chuyên sâu các sản phẩm khoa học (giống, sản phẩm chế biến...) và đề xuất được phương án áp dụng các tiến bộ vào sản xuất cho phù hợp với đặc điểm từng vùng miền, nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất, có chất lượng cao đáp ứng cho yêu cầu thị trường, thiết thực tạo ra giá trị gia tăng cho cả nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà nước.

Muốn vậy, ngoài sự đầu tư của nhà nước, huy động các thành phần kinh tế tham gia; cáccơ sở nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh Lai Châu phải liên tục nâng cao trình độ nguồn nhân lực hiện có, tăng cường hợp tác trong nghiên cứu, ứng dụng; đồng thời gắn kết thực sự với nhà doanh nghiệp và nhà nông. Thường xuyên đề xuất với chính quyền địa phương về quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng các biện pháp để thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

- Tăng cường tham gia và thực hiện liên kết với các nhà, nhất là nhà nông, nhà doanh nghiệp, các Trung tâm nghiên cứu, các cơ sở giống… trước hết cần thiết lập mối quan hệ trực tiếp với nhà sản xuất thông qua chính quyền, đoàn thể ở địa phương để đến với nông dân, HTX để thực hiện việc chuyển giao khoa học và công nghệ cho sản xuất; thông qua hợp đồng trực tiếp với các doanh nghiệp chế biến để gắn lợi ích của nhà khoa học với kết quả của sản xuất của các nhà máy, tạo ra các sản phẩm có giá trị năng suất cao....Trên cơ sở phương thức hợp tác chặt chẽ sẽ được đảm bảo lợi ích ngày càng cao, vừa thiết thực phục vụ sản xuất, vừa nâng cao năng lực và uy tín của nhà khoa học trong mối quan hệ giữa nhà nông với nhà doanh nghiệp.

d. Nhà nước

- Xây dựng có chất lượng các quy hoạch, chiến lược phát triển các ngành hàng theo cơ chế thị trường; điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản

xuất thực sự theo hướng hàng hoá làm cơ sở để phát triển toàn diện có hiệu quả ngành nông nghiệp của huyện.

- Hoàn thiện các chính sách khuyến khích phát triển nền kinh tế, bảo đảm các chính sách kinh tế đi liền với các chính sách xã hội. Xây dựng các chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp phát triển theo hướng đã quy hoạch, lập các quỹ hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông sản đặc thù ở huyện.

- Ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp để huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế tham gia ngày càng mạnh mẽ vào mô hình và các quan hệ liên kết sản xuất trong nông nghiệp, trọng tâm là liên kết 4 nhà. Thu hút được vốn đầu tư của nhiều thành phần kinh tế vào phát triển công nghiệp chế biến nông sản.

- Có chính sách và tổ chức phù hợp để huy động các lực lượng tham gia phát triển thương mại phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong và ngoài nước.

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp (kiên cố hóa hệ thống tưới, tiêu nội đồng, cải tạo đồng ruộng...); thực hiện chương trình cơ khí hoá đồng bộ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vùng nguyên liệu cho chế biến; tăng mức độ cơ khí hóa các khâu sản xuất quan trọng (làm đất, gieo cấy, thu hoạch và công nghệ sau thu hoạch, giảm tổn thất sau thu hoạch,,,).

- Ban hành các khung pháp lý quy định về quyền lợi, trách nhiệm và

nghĩa vụ; có những quy định mang tính chế tài xử lý kịp thời những phát sinh trong quan hệ hợp đồng; khuyến khích sự tham gia của các nhà, bảo đảm lợi ích của các nhà trong mô hình liên kết.

- Có chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng cho yêu cầu phục vụ cho phát triển công nghiệp, chế biến nông sản trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Tổ chức và huy động sự tham gia của các Đoàn thể, các Hiệp hội ngành hàng, nhất là các ngành hàng lớn, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các thành viên tham gia mô hình liên kết.

- Tiếp tục cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư, phát huy và nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 107 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w