Chương 3: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG TỈNH LAI CHÂU
3.4.3. Tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
3.4.3.1. Phương thức liên kết
a) Đối với liên kết ngang
* Mô hình liên kết giữa các hộ trồng chè với nhau:
Liên kết giữa các nhóm hộ với nhóm hộ; liên kết giữa nhóm hộ với HTX tạo quy mô lớn hơn trong ứng dụng khoa học, kỹ thuật, giá bán đồng nhất, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất,... Hình thức này tương đối đa dạng trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện.
Nhóm 20 hộ bản Cò Nọt Thái xã
Sơn Bình
Trao đổi KHKT, kinh nghiệm....
Hỗ trợ vật tư, thống nhất thời gian hái, giá bán, nơi bán, hình thức bán...
Nhóm 25 hộ tại bản Đông Phong,
xã Bản Bo
Nhóm 10 hộ bản Nà CơHTxã Bản Giang
- Thành lập nhóm trưởng - Hỗ trợ vật tư
- Trao đổi kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật, chăm sóc chè
- Thống nhất giá bán, cung cấp
Nhóm 12 hộ Sin Chải xã Bản Giang
cho DN, HTX, địa điểm, hình thức...
- Hỗ trợ vốn trong sản xuất...
- Thống nhất thời gian thu hái.
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Sơ đồ 3.2. Hình thức liên kết giữa nhóm hộ trồng chè với nhau b) Đối với liên kết dọc
* Liên kết giữa người sản xuất và người chế biến: Liên kết giữa hộ trồng chè với các cơ sở chế biến, DN chế biến chè. Hình thức liên kết này đa phần có hợp đồng, được thể hiện cụ thể bằng các điều khoản ràng buộc khối lượng, chất lượng, thời gian tiêu chuẩn chất lượng,… Phía công ty, HTX đảm bảo các điều kiện như cung ứng vật tư trang thiết bị,…
Nông dân
Cung cấp đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật
Công ty chè và HTX chè
Cung cấp Sản phẩm
Sơ đồ 3.3. Hình thức liên kết giữa hộ trồng chè và DN,HTX
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
* Liên kết giữa nhà chế biến và nhà phân phối: Đầu ra sản phẩm chè được liên kết giữa nhà sản xuất với nhà phân phối ký hợp đồng marketing, hợp đồng phân phối, nhằm đáp ứng tiêu thụ hàng hóa cho nhà chế biến (phân phối độc quyền, hoặc phân phối đại trà).
Các Công ty, HTX chè
Cung cấp sản phẩm chế biến từ chè Các nhà phân
phối, marketing sản phẩm chè
Marketing bán hàng, phân phối các sản phẩm chè được cung cấp từ các nhà chế biến
Sơ đồ 3.4. Hình thức liên kết giữa Công ty, HTX với nhà phân phối Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) 3.4.3.2. Hình thức liên kết
Hiện nay sản xuất chè trên địa bàn huyện xuất hiện nhiều hình thức liên kết thông qua hợp đồng trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè. Do
sản phẩm chè là cây công nghiệp lâu năm, nó có những tính chất và đặc điểm khác nhiều so với các sản phẩm khác như rau và một số loại quả khác.Vì thế hình thức liên kết của nó cũng có phần không giống với các sản phẩm đó.
Trong sản xuất chè không có liên kết trong từng khâu: liên kết trong sản xuất, liên kết trong tiêu thụ và liên kết trong chế biến như sản phẩm rau. Ở đây liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè hầu hết là liên kết dọc giữa các DN, HTX và các hộ nông dân. Thông qua điều tra ở đây chúng tôi phân thành hai hình thức liên kết, đó là: thông qua hợp đồng chính thống và thông qua hợp đồng phi chính thống, tự do.
* Hợp đồng chính thống
Liên kết thông qua hợp đồng chính thống trong là thoả thuận giữa những người nông dân với các DN chế biến kinh doanh trong việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp thông qua hợp đồng văn bản cụ thể.
Hiện nay, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè trên địa bàn huyện có một số hình thức liên kết thông qua hợp đồng chính thống cụ thể.
Chúng tôi tiến hành điều tra thu thập các hộ nông dân có liên kết bằng hợp đồng chính thống với công ty chè Tam Đường, công ty chè Shan Trúc Thanh và HTX Quyết Tiến, HTX Bản Giang.
Cấu trúc của liên kết giữa hộ trồng chè với công ty chè Tam Đường, công ty chè Shan Trúc Thanh và HTX Quyết Tiến, HTX Bản Giang:
Đây là hình thức liên kết theo chiều dọc giữa công ty chè, HTX chè (gọi chung là DN) với các hộ nông dân. Trong hình thức này DN chè ký hợp đồng với chủ hộ trồng chè để sản xuất chè theo yêu cầu phục vụ chế biến của DN.
Tác nhân tham gia liên kết trong hình thức liên kết với DN bao gồm 2 tác nhân chính là DN chè và các hộ nông dân có liên kết với DN.
- Cơ chế hình thành liên kết giữa hộ trồng chè với DN: DN chè chịu trách nhiệm toàn bộ đầu vào và đầu ra cho hộ nông dân; hộ nông dân chịu
trách nhiệm sản xuất chỉ đạo, định hướng sản xuất, hướng dẫn, kiểm tra và giám sát sản xuất của DN.
- Trách nhiệm của DN: Có trách nhiệm thu mua sản phẩm chè búp tươi do hộ nông dân sản xuất theo thỏa thuận hợp đồng.
Thanh toán kịp thời tiền chè cho chủ hộ chậm nhất là vào ngày 15 tháng sau. Nếu quá thời gian trên không thanh toán mà không có lý do chính đáng thì DN phải chịu lãi suất theo Ngân hàng tại thời điểm.
Cho chủ hộ ứng trước tiền, vật tư… theo đúng quy trình chăm sóc chè mà DN đã hướng dẫn.
- Trách nhiệm của hộ trồng chè: Bán toàn bộ khối lượng chè thu hái
được cho các DN chè.
Nộp cho DN các khoản như: nợ tồn đọng năm trước đó, các khoản vay để kinh doanh trong năm, các khoản như khấu hao, chi phí quản lý (nếu có)…
Chăm sóc, bảo quản, thu hái chè theo đúng quy trình hướng dẫn kỹ thuật của DN.
* Hợp đồng phi chính thống, hộ tự do: Đây là hình thức liên kết chủ yếu thông qua thỏa thuận miệng giữa hộ nông dân trồng chè với người thu gom hoặc các đại lý thu gom hoặc cơ sở chế biến nhỏ. Về cơ bản, người thu gom hay các cơ sở chế biến nhỏ thường không hỗ trợ vật tư, tiền vốn (hoặc hỗ trợ rất ít) mà chỉ thỏa thuận mua sản phẩm chè của các hộ. Hình thức này khá phổ biến trên địa bàn huyện Tam Đường.
Đối với các hộ tự do họ không muốn ràng buộc với DN, HTX hay các đại lý thu gom; họ chủ động trong sản xuất cả đầu vào và đầu ra, tùy ý bán cho ai mà họ thấy có lợi hơn.
- Địa điểm thu mua của DN, HTX thường là những nơi tập trung được
những hộ gần đường giao thông. Nếu tại những nơi xe của DN không vào được tận hộ thì địa điểm thu mua của DN thường cố định, không thay đổi nhiều.
- Trả tiền sau khi nhận hàng là phương thức thu mua thanh toán chính của hình thức này. Trong quá trình này DN sẽ thông báo giá cho hộ qua người thu gom. Việc thông báo giá cho hộ để hộ nông dân yên tâm bán cho DN và để hộ so sánh giá thu mua của DN với giá thu mua của các cơ sở sản xuất, người thu gom khác để hộ tự lựa chọn bán chè cho ai.
- Hạn chế: Công ty, HTX không có nguồn cung cấp đầu vào ổn định và chắc chắn nếu sử dụng hình thức liên kết này lâu dài. Các hộ nông dân lúc này có thể bán chè cho DN nhưng có thể bán cho người khác. Người nông dân luôn tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình, ai trả giá cao hơn giá của công ty, HTX đưa ra thì họ bán cho người ấy. Trong thị trường luôn xảy ra hiện tượng tranh mua, tranh bán. Với các công ty khác như: công ty chè Tam Đường, công ty chè Shan Trúc Thanh, HTX Bản Giang, HTX Quyết Tiến xưởng chế biến chè Đại Phát và nhiều xưởng chế biến chè tư nhân, nếu họ thiếu nguyên liệu sản xuất thì họ sẵn sàng thu mua với giá cao hơn giá thị trường để đảm bảo được số lượng hàng hóa mà họ cần, dễ dẫn đến thiếu hụt nguyên liệu trong sản xuất, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của DN. Bên cạnh đó, do không thể biết trước được lượng mua trong ngày là bao nhiêu, nếu DN chỉ có hình thức này dễ bị thụ động trong sản xuất, không có được kế hoạch sản xuất trong dài hạn.
Bảng 3.11. Kết quả khảo sát tình hình thực hiện liên kết giữa người sản xuất và người chế biến tại địa bàn nghiên cứu
Chỉ tiêu Hợp đồng văn bản Hợp đồng miệng
Không trả lời 180 3 2
17,8