Các tác nhân tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 71 - 77)

Chương 3: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG TỈNH LAI CHÂU

3.4.2. Các tác nhân tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè

Nhóm này rất đa dạng, diện tích trồng chè của các hộ rất khác nhau, từ vài trăm m2 đến hơn 1 ha. Tùy theo từng vùng chè mà giống chè của hộ cũng khác nhau, bao gồm cả giống chè cũ và các giống chè mới. Đặc trưng của hộ nông dân trồng chè xanh là họ tự trồng, tự thu hái và sao sấy thành chè xanh để bán. Phương pháp sao cổ truyền (gần đây có cải tiến bằng lò quay) chủ yếu là dùng lửa làm héo chè trực tiếp đồng thời với quá trình vò lá chè thành sản phẩm chè búp xoăn. Chè càng có độ xoăn càng quý. Mỗi hộ có kỹ thuật sao riêng để tạo chất lượng thơm ngon riêng cho thành phẩm của mình.

Chỉ có một phần nhỏ các hộ bán chè tươi, đa phần là các hộ ở gần khu vực có cơ sở thu mua chè tươi như HTX Quyết tiến, Bản Giang hoặc các hộ thuộc các nhóm liên kết với các cơ sở chế biến chè xanh, như Công ty chè Tam Đường, Công ty chè Shan Chúc Thanh. Ước tính các hộ tự do chỉ bán chè tươi khoảng 5-10% tổng sản lượng chè của các hộ này; trong đó, bán cho các cơ sở thu gom chè lá khoảng 3- 5% và bán cho trực tiếp cho nhà máy khoảng 5%. Còn lại (85-90% sản lượng chè) được các hộ tự chế biến thành chè xanh và bán sản phẩm cho người thu gom chè khô và bán cho người bán buôn. Như vậy nếu các cơ sở muốn phát triển sản phẩm đa dạng, có chất lượng và có tính riêng biệt gặp nhiều khó khăn do thiếu vùng chè nguyên liệu.

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của quy mô sản xuất chè đến tình hình liên kết của hộ

Quy mô sản xuất

Hình thức liên kết với công ty qua

Hình thức liên kết không chính thống

Hộ tự do

a. Dưới 10 tấn ng. liệu/ năm b.Từ 10–20 tấn ng.liệu/ năm c. Trên 20 tấn ng.liệu/ năm

Có thể thấy rằng quy mô sản xuất của hộ có ảnh hưởng đến việc hộ có liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hay không, cũng như ảnh hưởng đến lựa chọn hình thức liên kết của hộ.

Các nhóm hộ nông dân khác nhau, đầu tư vào sản xuất chè khác nhau.

Mặc dù cây chè có yêu cầu kỹ thuật khá cao, mức bón phân, sâu bệnh hại chè trên các đồi chè là như nhau, nhưng các hộ có điều kiện kinh tế khác nhau thì đầu tư cho sản xuất chè là khác nhau.

Bảng 3.10. Chi phí sản xuất chè búp tươi của hộ nông dân trên 1ha

Chỉ tiêu 1. Chi phí trung gian - Phân đạm

- Phân NPK - Phân kali - Phân chuồng - Thuốc trừ sâu - Vật tư khác - Thuê lao động

2. Khấu hao vườn chè Tổng chi phí

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2019) Qua nghiên cứu, chi phí sản xuất chè của hộ không liên kết với công ty có chi phí ít nhất (trung bình khoảng 11,8 triệu đồng/ha); chi phí sản xuất trung bình 1ha chè của nhóm hộ ký hợp đồng với công ty là cao nhất (trung

bình bình khoảng 12,6 triệu đồng/ha). Các hộ nông dân ký hợp đồng với công ty được công ty ứng trước phân bón, thuốc BVTV và áp dụng quy trình bón phân, chăm sóc. Giá thu mua các loại phân bón của hộ không liên kết cao hơn so với giá công ty bán cho các hộ ký hợp đồng với công ty.

Mặt khác, các hộ nông dân không ký hợp đồng với công ty sẽ phải đầu Tư một khoản tiền lớn đểmua phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, và đặc biệt hộ không sử dụng phân chuồng vào trong sản xuất chè. Việc đầu tư cho cây chè không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất chè sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chè búp tươi và năng suất chè. Hộ không sử dụng phân chuồng vào trong sản xuất sẽ giảm độ phì của đất, sử dụng phân hóa học nhiều sẽ làm tăng pH của đất ảnh hưởng rất lớn đến cây chè.

Qua nghiên cứu, năng suất chè búp tươi của hộ nông dân không liên kết với công ty là thấp nhất (khoảng 8,3 tấn/ha); năng suất chè của hộ ký hợp đồng với công ty (khoảng 8,5 tấn/ha). Giá bán chè búp tươi của những hộ nông dân ký hợp đồng với công ty là cao hơn so với giá bán của những hộ tự do (khoảng 100 đ/kg). Nguyên nhân của hiện tượng này là do, các hộ nông dân tự do bán chè theo giá thị trường, còn các hộ liên kết với công ty giá bán đã được ký hợp đồng, khi giá thị trường tăng lên 10% thì được xem xét nâng giá, giá thị trường xuống thấp thì vẫn được giữ nguyên giá ký hợp đồng, mặt khác các hộ nông dân tự do có thể tư thương ép giá.

2.5

2

1.5

1

0.5

0

Series 1 Series 2 Series 3

GO/IC VA/IC MI/IC

* Hộ tự do * Hộ ký hợp đồng

Biểu đồ 3.1. Hiệu quả sản xuất chè của nhóm hộ liên kết và tự do Xét về hiệu quả sản xuất, ta thấy hiệu quả sản xuất của nhóm hộ tự do cao hơn nhóm hộ ký hợp đồng với công ty. Nguyên nhân là do: GO, VA, MI của nhóm hộ liên kết với công ty cao hơn nhóm hộ tự do nhưng chí phí trung gian (IC) của nhóm hộ nông dân ký hợp đồng cao hơn khá nhiều so với nhóm hộ kia, IC của nhóm hộ tự do có sự chênh lệch nhiều so với nhóm hộ ký hợp đồng. Do vậy, các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả như GO/IC; VA/IC; MI/IC của nhóm hộ tự do cao hơn so với nhóm hộ ký hợp đồng với công ty.

3.4.2.2. Người thu gom

Liên kết gián tiếp thông qua hộ thu gom là hình thức đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn nguyên liệu cho công ty, HTX. Liên kết này linh hoạt hơn nhưng cũng lỏng lẻo hơn liên kết thông qua hợp đồng, liên kết này cũng chặt chẽ hơn liên kết tự do. Qua nghiên cứu, ta có sơ đồthể hiện quá trình liên kết như sau:

Công ty Chè,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và

HĐ HĐ miệng

Tiền vốn, kỹ thuật Tiền, kỹ thuật

Sơ đồ 3.1. Các hoạt động của liên kết thông qua hộ thu gom Các bước hình thành liên kết:

Từ phía công ty:

Bước 1: Công ty tìm và liên hệ với các hộ thu gom chè nguyên liệu hoặc hộ thu gom chủ động tìm đến công ty.

Bước 2: Nhập hàng của hộ thu gom về thử từ 1 – 3 lần.

Bước 3: Sau khi thấy hộ đảm bảo được chất lượng và số lượng nguồn hàng thì công ty sẽ lấy hàng của hộ thu gom thường xuyên bằng hợp đồng miệng. Các hộ thu gom thường là người dân tại địa bàn nên quen thuộc với các hộ trồng chè, các hộ này có mối quan hệ người cùng làng, người cùng một dòng họ, cùng dân tộc nên thường liên kết với nhau thông qua hợp đồng miệng. Để nâng cao số lượng chè thu mua được hộ thường cân tại đồi chè, với những hộ không quen đểtạo được mối hàng sau một thời gian quen biết thì lại ký hợp đồng miệng với hộ trồng chè đó.

* Tác nhân tham gia mối liên kết này

Công ty có quy định đối tượng là các hộ thu gom phải đạt được những tiêu chuẩn:

Các hộ thu gom phải đạt được sản lượng thu mua 500 kg chè búp tươi trở lên. Có kinh nghiệm nhiều năm trong thu mua chè nguyên liệu, được hộ nông dân tin tưởng.

Hộ thu gom phải là những hộ có uy tín trong vùng có khả năng thu mua được số lượng chè nguyên liệu lớn đảm bảo được chất lượng nguồn hàng và cung cấp được thường xuyên chè nguyên liệu cho công ty.

Hộ thu gom không phân biệt các hộ sản xuất bán chè nguyên liệu cho mình. Các hộ bán chè búp tươi cho hộ thu gom có thể là các hộ không liên kết với ai hoặc các hộ đã có liên kết với công ty nhằm đem bán sản phẩm ra ngoài để khỏi bị công ty trừ nợ.

* Phương thức thu mua, giá thu mua và phương thức thanh toán Công ty cho xe xuống hộ thu gom để mua và chở chè búp tươi về công ty. Nếu một xã có từ hai hộ thu gom trở lên thì các hộ này tập trung chè búp tươi tại một nơi giao thông thuận tiện, hoặc địa điểm thu mua của công ty đểthuận tiện cho việc vận chuyển chè búp tươi. Đối với những lần thu mua đầu tiên công ty sẽ cân và kiểm tra chất lượng chè búp tươi tại chỗ, khi đã có mối quen biết lâu dài thì công ty sẽ không có khâu này. Giá thu mua chè nguyên liệu của công ty với hộ nông dân bằng với giá thu mua công ty thu mua của hộ nông dân ký hợp đồng với công ty. Khi cân của hộ thu gom 10 lần thì công ty sẽ thanh toán 1 lần bằng tiền mặt.

Các hộ nông dân sẽ mang chè búp tươi đến tận hộ thu gom bán hoặc các hộ có đã quen biết và có nguồn hàng lớn thì hộ thu gom sẽ thu mua tại đồi chè. Giá thu mua của các hộ thu gom với hộ nông dân thường bằng hoặc thấp hơn giá của công ty thu mua.

* Quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi bên khi tham gia liên kết

Với công ty, HTX có trách nhiệm thu mua đúng số lượng chè búp tươi đã thông báo với hộ thu gom, thanh toán tiền đúng thời hạn cho các hộ thu gom.

Về phía hộ thu gom: có trách nhiệm phải cung cấp đầy đủ số lượng và chất lượng, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật từng loại chè bán cho công ty, thanh toán tiền ngay cho hộ nông dân sau khi bán chè búp tươi cho hộ thu gom.

Về phía hộ nông dân khi tham gia liên kết bằng hợp đồng miệng phải đảm bảo được quy trình chăm sóc, thu hái chè búp tươi và được thanh toán ngay sau khi bán chè cho hộ thu gom.

Nếu trong quá trình liên kết bằng hợp đồng miệng công ty muốn thu mua chè nguyên liệu đảm bảo chất lượng có thể cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, thu hái chè cho hộ thu gom để hộ chuyển cho hộ nông dân trồng chè, và phổ biến kỹ thuật đến hộ nông dân hoặc công ty tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc thu hái chè cho nông dân tại nhà hộ thu gom, hội trường UBND xã, nhà văn hóa thôn, hoặc một số địa điểm do hộ thu gom tổ chức và thông báo để các hộ nông dân khác đến học.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w