Chương 3: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG TỈNH LAI CHÂU
3.1. Đặc điểm của huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động
Huyện Tam Đường có 57.190 nhân khẩu, với 12.062 hộ, trong đó dân số khu đô thị có 5.115 người, chiếm 8,9% dân số toàn huyện, dân số nông thôn có 52.075 người, chiếm 91,1% dân số toàn huyện và có quy mô hộ là 4,74 người/hộ, mật độ dân số bình quân 58 người/km2. Nữ giới chiến 51%, nam giới chiếm 49%. Huyện Tam Đường có 12 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm đa số, trên 84%, đời sống của các dân tộc còn nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao.
Bảng 3.1. Thống kê dân số huyện Tam Đường giai đoạn 2016-2019
Năm
2016 2017 2018 2019
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tam Đường và nguồn phòng Lao động thương binh xã hội huyện Tam Đường)
Qua bảng số liệu có thể thấy rằng, dân cư huyện Tam Đường vẫn tập trung chủ yếu ở nông thôn. Tuy nhiên, chúng ta thấy huyện Tam Đường có mức độ đô thị hóa khá nhanh, mặc dù vậy Tam Đường vẫn là một huyện có dân số ở khu vực nông thôn lớn và sản xuất nông nghiệp vẫn là nguồn thu chủ yếu của các hộ dân tại khu vực nông thôn.
Nguồn lao động của huyện Tam Đường khá dồi dào, chiếm tỷ lệ khá cao, năm 2019 đạt 64,4% tương đương 36.875 người trong tổng dân số của huyện, đây là cơ hội để huyện tận dụng lực lượng lao động và dân cư này cho quá trình phát triển, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa cũng như quá trình phát triển nông nghiệp của huyện Tam Đường. Trong giai đoạn 2015-2020, cơ cấu lực lượng lao động trong các thành phần kinh tế có sự dịch chuyển từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác như công nghiệp, xây dựng thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên mức độ chuyển dịch chưa mạnh mẽ, chưa tạo được sự đột phá trong chuyển dịch cơ cấu lao động trong các lĩnh vực kinh tế của huyện trong cả giai đoạn.
3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông, kết cầu hạ tầng: Huyện Tam Đường có gần 30 km đường Quốc lộ 2 chạy qua địa phận huyện, tạo điều kiện cho thông thương và giao lưu hàng hoá với các vùng miền. Các xã, thị trấn đều có đường ôtô về đến trung tâm và trên 90 % thôn có đường ô tô đến trung tâm.
- Thuỷ lợi: Có gần 30 đập, trên 600 km kênh mương các loại trong
đó kênh xây 450 km. Diện tích lúa được tưới vụ đông xuân 1700ha, vụ mùa 3600ha.
- Điện: các xã trên địa bàn huyện đã được hòa điện lưới quốc gia, 90%
số hộ trong huyện đã dùng điện lưới. Ngành điện đã góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cho huyện Tam Đường. 100% các xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, số hộ có điện chiếm trên 80%, tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 90%.
3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Đảng bộ tỉnh, đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân các dân tộc trong huyện đã có nhiều chuyển biến rõ rệt: Thể hiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng hàng năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu nhập bình quân đầu người đạt 29 triệu/người/năm; bình quân lương thực đầu người đạt 753kg; 9/14 xã đạt chuẩn phổ cập cho trẻ 5 tuổi; có thêm 15 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia (năm 2019). Hình thành một số vùng sản xuất kinh doanh tập trung như: lúa ở Bình Lư, Bản Bo, Thèn Sin; chè ở Bản Giang, Bản Hon, Bản Bo, Thèn Sin, Tả Lèng, Sơn Bình, Nà Tăm; dong riềng ở Bình Lư; nuôi trồng thủy sản ở Thị trấn, Bình Lư, Bản Giang, Sơn Bình; chăn nuôi đại gia súc ở các xã vùng cao... Hạ tầng kinh tế - xã hội có bước phát triển khá đồng bộ, đến năm 2019 đã có 14/14 xã có đường ô tô đến trung tâm; hạ tầng giao thông thủy lợi đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. 100% các xã ở trung tâm đã có trường học kiên cố, ở các điểm bản không còn phòng học tạm; tỷ lệ hộ được sử dụng điện lưới đạt 90%; tỷ lệ số hộ được cấp nước sinh hoạt đạt 95%... bộ mặt nông thôn từng bước được đổi thay và phát triển.
Bên cạnh thuận lợi cơ bản là những thành tựu trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế mang lại, Đảng và Nhà nước tiếp tục có các chủ trương, chính sách đúng đắn tạo điều kiện phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế xã hội chủ yếu trong giai đoạn 2015-2020 đã đạt được những kết quả quan trọng.
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất huyện Tam Đường giai đoạn 2016-2019
STT Chỉ tiêu
I Tổng GTSX
1 Nông nghiệp
2 Công nghiệp - xây dựng
3 Thương mại - dịch vụ
II
1 Nông nghiệp
2 Công nghiệp - xây dựng
3 Thương mại - dịch vụ
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tam Đường, 2016-2019)
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, giai đoạn 2016-2019 thể hiện sự chuyển dịch mạnh về tỷ trọng các ngành kinh tế của huyện. Năm 2016, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 52,2%, công nghiệp 21,7% và dịch vụ 26,1%; đến năm 2019 nông nghiệp giảm 12%, thương mại dịch vụ tăng 16,9%. Mặc dù có sự chuyển dịch mạnh giữa ngành nông nghiệp và ngành thương mại dịch vụ của huyện trong giai đoạn 2016- 2019, tuy nhiên giá trị của ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2016-2019 đạt mức tăng trưởng khá cao, tăng bình quân hơn 5%/ năm.
Cơ cấu kinh tế dịch chuyển mạnh đúng với yêu cầu trong phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của huyện tuy nhiên số lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (chiếm 75,6%), yêu cầu trong tạo việc làm và giải quyết nhu cầu việc làm là rất lớn, đây là một yếu tố tác động đến quá trình phát triển và phát triển bền vững của nông nghiệp nói chung và phát triển cây chè huyện Tam Đường nói riêng.