Chương 3: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG TỈNH LAI CHÂU
3.7. Đánh giá chung về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện
3.7.1. Kết quả đạt được
- Các hộ nông dân khi tham gia liên kết với công ty, HTX đã được hưởng những lợi ích nhất định như giá bán ổn định được ghi trong hợp đồng, đầu ra ổn định, giá bán cao hơn giá các hộ nông dân tự do, được tập huấn kỹ thuật, được cung ứng vật tư đầu vào, vay vốn sản xuất...
- Khi công ty, HTX ký hợp đồng với các hộ nông dân về việc cung ứng chè búp tươi cho công ty, công ty đã có một vùng nguyên liệu tương đối ổn
định, từ đó công ty sẽ có kế hoạch sản xuất dài hạn, đủ nguyên liệu để sản xuất chè thành phẩm cung cấp cho các đối tác làm ăn khác.
- Thực hiện hợp đồng liên kết với hộ nông dân (bao tiêu sản phẩm cho hộ nông dân) sẽ bảo vệ quyền lợi của các hộ nông dân, các hộ nông dân sản xuất ra không lo sản phẩm của mình không bán được, không xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau, công ty, HTX sẽ có điều kiện mở rộng sản xuất do có vùng nguyên liệu ổn định, chất lượng chè nguyên liệu đảm bảo, nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Các mô hình liên kết khá đa dạng, cho thấy người trồng chè có cơ hội tham gia vào các mô hình liên kết; liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè đã từng bước giải quyết một số khó khăn, khuyến khích sản xuất phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá, giải quyết một phần bức xúc của nông dân, nhất là về tiêu thụ chè đến thị trường mới.
- Trên địa bàn huyện có nhiều cơ sở chế biến, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ chè nguyên liệu, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hoá gắn với chế biến và tiêu thụ; tăng cường sự gắn bó và hiểu biết giữa nông dân trong huyện với doanh nghiệp chế biến, và ”các nhà” khác.
- Đã sử dụng các hợp đồng văn bản khi tham gia vào mối liên kết giữa các tác nhân; mối liên kết thể hiện theo chiều ngang (giữa các hộ, các cơ sở chế biến, tiêu thụ), theo chiều dọc (người sản xuất, người chế biến, người tiêu thụ, người mua).
- Lãnh đạo huyện, tỉnh và các ngành chuyên môn đã quan tâm đến công tác quản lý nhà nước về các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè;
xác định được vị trí của ngành chè, xây dựng Đề án phát triển ngành chè của huyện giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2025 và những năm tiếp theo.
3.7.2. Hạn chế
- Đối tượng tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè chưa được
xác định rõ, nhất là vai trò của bốn nhà.
- Các hộ đã có ký hợp đồng nhưng ở quy mô còn nhỏ, của yếu là các hộ, các doanh nghiệp và bản thân người dân còn chưa thực sự được tiếp cận với hợp đồng dưới dạng văn bản mà họ mới chỉ thực hiện hợp đồng miệng với doanh nghiệp, HTX.
- Các hình thức, biện pháp liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến và hộ nông dân sản xuất còn lỏng lẻo, thiếu chế tài hữu hiệu đảm bảo tính thực thi nghiêm túc của liên kết qua hợp đồng. Hầu hết các cơ sở chế biến còn thu mua thông qua cấp trung gian (thương lái, đại lý) dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán, và ép giá đối với nông dân, nhưng chưa được khắc phục kịp thời; hình thức hợp đồng kinh tế trong quan hệ liên kết chưa thực sự được đảm bảo; biện pháp thực hiện liên kết chưa có sự bình đẳng về lợi ích giữa các bên. Vì vậy, hoạt động của mô hình liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với người trồng chè chưa thực sự ổn định, hiệu quả.
- Tình trạng vi phạm hợp đồng mua, bán sản phẩm xảy ra nhiều, khi có giá cao, nông dân sản xuất theo hợp đồng bán phần lớn nông sản cho tư thương khiến doanh nghiệp thiếu hụt nguyên liệu; khi giá xuống thấp thì nông dân đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải mua theo hợp đồng đã ký kết. Tình trạng nông dân đổ lỗi cho doanh nghiệp và ngược lại thường xảy ra trên tất cả các sản phẩm có ký hợp đồng.
Mặt khác tình trạng ép giá, phá vỡ hợp đồng vẫn xảy ra, làm thua thiệt cho cả hai bên; tình trạng doanh nghiệp lấy những lý do về kiểm định chất lượng để hạ cấp, hạ giá sản phẩm đã làm cho hộ nông dân trồng chè bức xúc.
Khi các bên đã mất lòng tin, không tương đồng lợi ích thì rất khó thực hiện liên kết, hợp tác lâu dài, bền vững.
3.7.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Cơ sở hạ tầng kinh tế và kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn còn thấp kém đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự liên kết giữa doanh nghiệp chế biến và vùng nguyên liệu.
- Trình độ sản xuất của nông hộ của người dân còn thấp, tính tự phát, tự
cấp, tự túc trong sản xuất còn nặng nề. Nông dân chưa có ý thức đầy đủ về quá trình liên kết, liên doanh, nhất là liên kết; chưa đảm bảo đúng bản chất của việc gắn kết giữa doanh nghiệp chế biến và người trồng chè.
- Chưa xây dựng được mô hình sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn theo hướng gắn nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn; trong đó doanh nghiệp chế biến làm nòng cốt, đầu tầu hướng dẫn, giúp đỡ các hộ nông dân, tổ chức kinh tế tập thể và các thành phần kinh tế phát triển sản xuất hàng nông sản có chất lượng. Doanh nghiệp chế biến cũng chưa lựa chọn được hình thức, biện pháp, mô hình liên kết phù hợp và hiệu quả, đồng thời chưa đem lại lợi ích hài hoà, bình đẳng giữa doanh nghiệp với người sản xuất.
- Cơ chế, chính sách, nhất là chính sách khuyến khích phát triển sản xuất theo hợp đồng chưa đồng bộ và đủ sức gắn lợi ích của người sản xuất nông sản với cơ sở chế biến. Chưa có những quy định và cơ sở pháp lý đủ mạnh để xử lý các trường hợp vi phạm hợp đồng, bảo đảm tôn trọng cam kết trong hợp đồng kinh tế giữa cơ sở chế biến với người sản xuất nguyên liệu.
Chương 4