Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG TỈNH LAI CHÂU
4.2. Các giải pháp chủ yếu tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu
4.2.2. Đẩy mạnh tổ chức và triển khai mô hình liên kết
a) Thực hiện các phương thức tác động phù hợp để thúc đẩy mối quan hệ liên kết
Việc tổ chức, triển khai mô hình liên kết trong nông nghiệp là giải pháp rất quan trọng, hiệu quả triển khai và áp dụng vào thực tiễn mô hình liên kết phụ thuộc rất lớn vào các phương thức tác động của nhà doanh nghiệp để bảo đảm mối quan hệ liên kết, nhất là doanh nghiệp chế biến gắn với vùng chè.
Thời gian tới cần tổ chức và triển khai áp dụng tốt các phương thức tác động chủ yếu sau đây:
- Phương thức tác động bằng vận động thuyết phục:
Để thực hiện được mô hình liên kết, nhà doanh nghiệp cần áp dụng tổ trước hết là phương thức tác động bằng vận động, thuyết phục nhằm thống nhất nhận thức và hành động. Yêu cầu các nhà trước hết phải có nhận thức, trên cơ sở đó mới có một định hướng tuyên truyền, vận động, thuyết phục, đồng thời kết quả của vận động thuyết phục tốt hay xấu phụ thuộc nhận thức có khoa học, khách quan hay không. Đối tượng để áp dụng phương thức tác động bằng vận động thuyết phục trong phát triển mô hình liên kết các nhà bao gồm các chủ thể:
+ Nhà nông: hộ nông dân, HTX có sản xuất chè, bảo đảm nguồn nguyên liệu cho chế biến, cả người sản xuất trong và ngoài huyện;
+ Nhà doanh nghiệp: Vận động, thuyết phục, giáo dục sâu rộng cả bên trong và ngoài doanh nghiệp; trước hết là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và kỹ thuật nghiệp vụ, phải có trách nhiệm và tự đổi mới mình, sắp xếp lại tổ chức gọn nhẹ, xây dựng được phương hướng sản xuất kinh doanh có hiệu quả để gắn kết với mô hình liên kết;
+ Nhà khoa học: Vận động, thuyết phục các nhà khoa học, cơ sở nghiên
cứu quan tâm đến sản xuất của nhà nông, doanh nghiệp chế biến thông qua việc nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật.
+ Nhà nước: Vận động thuyết phục xây dựng mối quan hệ liên kết các
nhà. Đây thực chất là quá trình vận động các chủ thể kinh tế trong mô hình liên kết 4 nhà gắn với nhau để phát triển lực lượng sản xuất phù hợp với các yếu tố của quan hệ sản xuất mới, là mối quan hệ và tư duy khách quan về “quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất”.
- Phương pháp tác động bằng biện pháp hành chính:
Trong quá trình thực hiện mô hình liên kết các nhà đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng biện pháp hành chính nhằm bảo đảm cơ chế “nhà máy gắn với vùng chè”; muốn vậy phương thức tác động bằng biện pháp hành chính của doanh nghiệp tác động vào các tổ chức trên được biểu hiện như sau:
+ Biện pháp hành chính áp dụng đối với nhà nông thông qua quy chế và các chế định thực hiện phương thức hợp đồng kinh tế.
+ Thực hiện các giải pháp hành chính đối với các doanh nghiệp khác cùng tham gia, trong đó doanh nghiệp chế biến đóng vai trò đầu tầu gương mẫu nhằm phát huy sức mạnh các thành viên là doanh nghiệp các thành phần khác tham gia liên kết.
+ Biện pháp hành chính thúc đẩy sự hình thành và hoạt động của các Hiệp hội, Hội nghề nghiệp.
- Phương thức tác động bằng biện pháp kinh tế:
Phương thức tác động bằng biện pháp kinh tế của Doanh nghiệp để thực hiện mô hình liên kết:
+ Tiến hành xây dựng lại hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng để phát triển vùng nguyên liệu; thông qua đó làm cơ sở để ký kết hợp đồng với nhà sản xuất nguyên liệu.
+ Chính sách đầu tư cho vùng nguyên liệu, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật
và các chính sách, cơ chế khoán sản phẩm, gắn liền với cải tiến chế độ tiền lương, tiền thưởng theo nguyên tắc gắn trách nhiệm với lợi ích của người sản xuất (nhà nông) và người lao động trong doanh nghiệp, nâng cao tính tự giác, gắn bó hơn với doanh nghiệp.
+ Có cơ chế thưởng, phạt bằng lợi ích kinh tế nhằm khuyến khích người sản xuất chè tăng năng suất, chất lượng và giao sản phẩm đúng hợp đồng và đảm bảo tốt cho môi trường sinh thái.
b) Lựa chọn đối tượng phù hợp để đẩy mạnh liên kết
Mô hình liên kết các nhà không thể thiếu được nhà nông, do vậy, doanh nghiệp cần trước hết cần tổ chức nông dân sản xuất theo mô hình HTX hay Tổ hợp tác. Điều này cho chúng ta thấy rằng để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng đòi hỏi phải có những nông trường lớn, các HTX đủ sức tổchức sản xuất ra sản lượng hàng hoá lớn đáp ứng cho nhà máy chế biến chè.
Tuy nhiên, trong điều kiện nước ta hiện nay để hình thành được các nông trại hàng hóa, HTX có quy mô là rất khó. Do đó, việc hình thành các HTX nông nghiệp và Tổ hợp tác sẽ khắc phục được hạn chế về diện tích sản xuất nhỏ, manh mún, phân tán, với tập quán sản xuất thường dựa vào kinh nghiệm, HTX hay Tổ hợp tác chính là cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp, là đối tượng quan trọng nhất để doanh nghiệp chế biến lựa chọn, hợp tác trong mô hình liên kết.
Thứ nhất, việc thành lập HTX và tổ hợp tác phải hết sức cẩn trọng tránh chạy theo thành tích, HTX và tổ hợp tác phải thực sự là đại diện của nông dân và hình thành trên nguyên tắc tự nguyện.
Thứ hai, phương thức vận động thành lập HTX và tổ hợp tác phải phù hợp với môi trường văn hóa xã hội của huyện, của từng xã. Sự thành công hay thất bại của việc phát triển HTX và tổ hợp tác trong thời gian tới phần lớn phụ thuộc vào phương thức tuyên truyền vận động của chính quyền địa phương.
Thứ ba, vận động, xây dựng được HTX theo luật HTX 2012. Về vấn đề
này đã có các chính sách của nhà nước, cụ thể là các Nghị định của Chính phủ về chính sách hỗ trợ HTX phát triển theo Luật HTX 2012, cần tiếp tục tổ chức thực hiện tốt. Tuy nhiên, cần có sự quan tâm của các doanh nghiệp chế biến, thay thế bằng sự hợp tác, liên kết phát triển theo hợp đồng, để HTX, tổ hợp tác thực sự làm cầu nối tiêu thụ hàng nông sản bằng hợp đồng ký kết giữa nông dân và doanh nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam.