Phân tích lợi ích các tác nhân trong các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 84 - 94)

Chương 3: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG TỈNH LAI CHÂU

3.4.4. Phân tích lợi ích các tác nhân trong các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

3.4.4.1. Đối với hộ nông dân trồng chè

* Lợi ích khi mua đầu vào

Trong nông nghiệp, cả trong chăn nuôi lẫn trồng trọt đầu vào đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nó cùng với quy trình kỹ thuật và các yếu tố khác quyết định chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Các yếu tố đầu vào chủ yếu trong sản xuất chè chủ yếu là giống, phân bón, thuốc trừ sâu...Cũng do một đặc điểm quan trọng trong trồng chè, chè là cây dài ngày, chỉ một lần trồng cho thu hoạch nhiều năm, vì thế nếu hộ trồng chè không đâu tư tốt ngay từ các yếu tố đầu vào thì sẽ rất khó khăn trong nhiều năm tới. Trong đó giống chè là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất, nếu giống chè tốt sẽ làm tăng thu hoạch gấp rưỡi thậm chí là 2-3 lần so với trồng giống xấu.

Bảng 3.12. Lợi ích của các hộ khi mua đầu vào

Chỉ tiêu

1.Đảm bảo chắc chắn được cung ứng đầu vào

2. Được hỗ trợ kỹ thuật khi cần thiết 3.Có nhiều loại đầu vào để lựa chọn 4. Được chuyển đến tận nơi

Khi mua đầu vào thì các hộ tham gia hình thức liên kết thông qua hợp đồng chính thống có nhiều lợi ích hơn so với các hộ liên kết thông qua hợp đồng phi chính thống và hộ trồng chè tự do. Nhóm hộ tham gia liên kết thông qua hợp đồng chính thống được đảm bảo chắc chắn cung ứng đầu vào hơn 97%, trong khi đó nhóm hộ liên kết thông qua hợp đồng phi chính thống chỉ đảm bảo được hơn 22% và nhóm hộ tự do thì đảm bảo được 55%. Sở dĩ như vậy là vì, các công ty, HTX chè đã có hợp đồng khá chặt chẽ với các hộ trồng chè. Trong khi đó những hộ trồng chè tự do, thì gặp khá nhiều rủi ro trong cung ứng đầu vào, một số nhóm hộ thì liên kết với thương lái rất lỏng lẻo, một số hộ thì sản xuất theo quy mô hộ gia đình, giá của đầu vào rất bấp bênh, hơn nữa nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào chủ yếu là ở các cửa hàng, đại lý của huyện, nên khi khó khăn thì rất dễ bị ép giá.

Hộ nông dân liên kết với công ty chè Tam Đường, Shan Trúc Thanh và HTX Quyết Tiến, HTX Bản Giang thì được đảm bảo hỗ trợ kỹ thuật khi cần thiết (đầu vào) là cao nhất, đến 94%. Còn các hộ trồng chè theo cơ chế hợp đồng phi chính thống và tự do thì quá thấp, hầu như không được hỗ trợ (dưới 3%). Bởi vì mua ở các cửa hàng, đại lý nhỏ ở huyện, dịch vụ hậu mại cũng rất kém, một phần vì lợi nhuận, một phần vì họ cũng không có cán bộ phụ trách về kỹ thuật.

Giống chè, phân bón, thuốc trừ sâu cũng có khá nhiều loại để chọn. Vì thế những hộ trồng chè theo hình thức phi chính thống và tự do thì có lợi trong việc lựa chọn đầu vào cho sản xuất. Còn các hộ liên kết với các công ty, HTX trên hầu như không được lựa chọn đầu vào. Bởi vì họ sản xuất theo hợp đồng. Giống, phân bón... hầu như là của các đơn vị đã lựa chọn sẵn cho họ.

Khi mua đầu vào thì hầu hết các hộ đều được mua chịu trong một thời gian nhất định. Đối với các hộ có liên kết với công ty, HTX thì cũng được mua chịu dưới hình thức là DN cung cấp đầu vào và thoả thuận đến một thời điểm phải trả. Như nhà công ty chè Tam Đường và HTX Quyết Tiến cung

cấp đầu vào cho các hộ là cho các hộ chịu lâu nhất, có thể đến năm sau. Còn các hộ trồng chè tự do thì chủ yếu là mua chịu của các cửa hàng, thậm chí mua với giá cao hơn để được mua chịu.

Khi mua đầu vào, nếu các hộ có liên kết với các xí nghiệp thì sẽ được xí nghiệp chuyển đến tận nơi, bởi vì các xí nghiệp có phương tiện vận chuyển khi thu mua nguyên liệu như ô tô... Còn các hộ tự do thì hầu như là phải tự vận chuyển hoặc mất chi phí để vận chuyển đầu vào đến nơi sản xuất.

Qua phân tích ta thấy, khi mua đầu vào thì những hộ trồng chè có liên kết thông qua hợp đồng chính thống có nhiều lợi ích hơn so với những hộ trồng chè liên kết thông qua hợp đồng phi chính thống và những hộ trồng chè tự do là được đảm bảo chắc chắn cung ứng đầu vào, được hỗ trợ kỹ thuật, được vận chuyển đến tận nơi. Tuy nhiên nhóm hộ liên kết với xí nghiệp chè Hương Long và các hộ trồng chè tự do lại có lợi ích trong lựa chọn đầu vào.

* Lợi ích trong vay vốn tín dụng

Vốn là một yếu tố khá quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất chè nói riêng. Hầu hết các hộ trồng chè trên địa bàn của huyện là nông dân, sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính. Nguồn vốn sản xuất chủ yếu của hộ là vốn vay, chỉ một số hộ khá giả thì sử dụng vốn cho sản xuất là nguồn vốn tích tụ của hộ. Thông thường vốn vay của hộ nhằm để mua đầu vào, thiết bị sản xuất và một số tài sản lớn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Vốn vay được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, một hộ có thể vay nhiều nguồn như: ngân hàng, bạn bè, người thân…

Bảng 3.13. Lợi ích trong vay vốn tín dụng (ĐVT: %)

Chỉ tiêu

1.Tỷ lệ hộ được vay vốn/ Số hộ có nhu cầu vay vốn

2.Nguồn vốn vay

Ngân hàng chính sách XH Người cho vay

Nguồn vay khác

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Nhìn vào bảng trên, ta thấy hầu như tất cả các nhóm hộ tham gia các hình thức liên kết khác nhau đều vay vốn tín dụng. Trong đó, các hộ trồng chè theo hình thức hợp đồng phi chính thống có tỷ lệ hộ được vốn vay tín dụng/

hộ có nhu cầu vay vốn là nhiều nhất, chiếm đến 96%. Sở dĩ như vậy là bởi vì, các hộ trồng chè theo hình thức này, không có một sự hỗ trợ về vốn nào, nên chủ yếu là họ phải đi vay và chịu lãi suất khá cao.

Nguồn vốn vay của các hộ trồng chè, từ nhiều nguồn khác nhau như:

ngân hàng, người cho vay và từ các nguồn vay khác. Nhưng chủ yếu là vay từ ngân hàng nông nghiệp. Trong đó, những hộ liên kết với công ty, HTX thông qua hợp đồng chính thống có tỷ lệ được vay vốn từ ngân hàng nông nghiệp cao nhất, chiếm đến khoảng 72%. Còn các hộ liên kết thông qua hợp đồng phi chính thống và hộ trồng tự do thì chủ yếu là vay từ người cho vay và các nguồn vay khác như làng xóm, anh em họ hàng... Bởi vì những hộ này rất khó làm thủ tục để vay. Còn các hộ liên kết với DN ngân hàng thường ưu tiên cho vay hơn. Vì khi đó những hộ này thường có xác nhận liên kết trồng chè với các DN. Nên đây cũng là yếu tố thuận lợi để cho các hộ vay vốn ở ngân hàng.

* Lợi ích khi thực hiện quy trình kỹ thuật

Trong trồng chè cũng như các ngành trồng trọt khác, quy trình kỹ thuật là yếu tố nhằm để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đồng đều và hạn chế rủi ro do dịch bệnh, thiên tai gây ra. Vì thế tập huấn kỹ thuật cho các hộ trồng chè là vô cùng quan trọng.

Trình độ học vấn, cũng như trình độ chuyên môn của các hộ trồng chè là không cao. Nguồn cung cấp kiến thức cho các hộ trong trồng chè chủ yếu là thông qua các chương trình tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của DN,

qua trung tâm khuyến nông của huyện, qua sách báo, đài, tivi, học hỏi lẫn nhau... Song mức độ tham gia tập huấn của các hộ là chưa thường xuyên và chưa đồng đều giữa các hộ.

Bảng 3.14. Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật

Chỉ tiêu

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Nhìn vào bảng dưới đây ta thấy mức độ tập huấn của các hộ trồng chè trên địa bàn huyện không đồng đều. Những hộ liên kết với các công ty, HTX thông qua hợp đồng chính thống có mức độ tập huấn thường xuyên hơn so với các hộ liên kết thông qua hợp đồng phi chính thống và những hộ trồng tự do.

Hộ tự do chỉ có 11,4% hộ là thường xuyên tập huấn còn có đến hơn 75,2%

các hộ không bao giờ tập huấn. Sở dĩ như vậy là vì các hộ trồng tự do chưa ý thức được tầm quan trọng của tập huấn kỹ thuật. Vì thế hiệu quả sản xuất chè của các hộ trồng tự do thường thấp.

Với các hộ liên kết thông qua hợp đồng chính thống thì hộ liên kết với công ty chè Tam Đường, Shan Trúc Thanh và hộ liên kết với HTX Quyết Tiến và Bản Giang nhìn chung là khá đồng đều, mức độ tập huấn thường

xuyên đều trên 35%. Đây cũng là một trong những yếu tố dẫn đến hiệu quả sản xuất của các hộ này luôn cao, chất lượng sản phẩm đồng đều.

* Lợi ích trong tiêu thụ đầu ra

Ngày nay sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá đang phát triển trong tất cả các ngành. Chăn nuôi cũng như trồng trọt, vì thế mà tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra luôn là mối quan tâm hàng đầu của các hộ nông dân. Việc giải quyết vấn đề đầu ra của sản phẩm không chỉ giúp nông dân yên tâm hơn trong sản xuất mà còn từng bước làm cho quá trình sản xuất của họ trở nên chuyên nghiệp hơn.

Chè là cây công nghiệp dài ngày từ lâu đã trở thành một trong những cây công nghiệp chủ đạo trong phát triển nông nghiệp của huyện. Đây là một lợi thế trong tiêu thụ sản phẩm chè sản xuất ra của huyện. Hiện nay toàn huyện có 2 công ty chè và 2 HTX chè có quy mô khá lớn so với toàn tỉnh. Vì thế các hộ đầu tư trồng chè cũng yên tâm hơn về vấn đề tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Vậy trong những hộ tham gia các hình thức liên kết khác nhau thì nhóm hộ nào có lợi thế về tiêu thụ sản phẩm nhất. Để thấy được điều đó ta xét cơ bản trên 3 tiêu chí đó là: ổn định đầu ra, giá bán sản phẩm hợp lý, được hỗ trợ vận chuyển.

Bảng 3.15. Lợi ích khi tiêu thụ đầu ra

Chỉ tiêu

1.Ổn định đầu ra

2.Giá bán sản phẩm hợp lý 3.Được hỗ trợ vận chuyển

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Nhìn vào bảng trên ta thấy xét về tiêu chí ổn định đầu ra thì những hộ tham gia hình thức liên kết với xí nghiệp chè Tam Đường và Shan Trúc Thanh là cao nhất, có đến hơn 96% số hộ được hỏi trả lời có được ổn định đầu ra.

Còn các hộ tự do có mức độ ổn định đầu ra thấp nhất. Bởi vì những hộ tự do, không ký hợp đồng với bất cứ đơn vị nào. Họ thích bán cho những ai mà họ có lợi nhất. Nhưng nhìn chung thì những lúc khó khăn đây là những hộ chịu rủi ro lớn nhất.

* Một số lý do khiến hộ trồng chè không muốn tham gia liên kết Bên cạnh những lợi ích của hộ khi tham gia liên kết với công ty, HTX nhưng liên kết của hộ nông dân với DN chưa thực sự phát triển mạnh như kỳ vọng. Số hộ tự nguyện ký hợp đồng với DN, diện tích ký hợp đồng vẫn còn rất thấp.

Bảng 3.16. Lý do hộ không muốn tham gia liên kết

Lý do 1. Lý do không tham gia liên kết - Nhận thức về liên kết trong sản xuất - Điều kiện không cho phép

- Không muốn ràng buộc khi liên kết: trách nhiệm, sản phẩm, giá - Không muốn tham gia liên kết vì không thấy lợi ích

2. Lý do hộ không muốn tham gia liên kết nữa

- Sự ràng buộc trong hợp đồng về giá, khối lượng giao khoán - Giá ký hợp đồng không điều chỉnh nhanh theo giá thị trường - Thanh toán chậm trễ

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Qua số liệu điều tra, ta thấy hộ không tham gia liên kết với công ty, HTX chủ yếu là không muốn ràng buộc với công ty về giá bán, khối lượng

sản phẩm phải cung cấp cho công ty, HTX và có trách nhiệm với sản phẩm chè của mình. Các hộ đã liên kết với công ty, HTX thì không muốn liên kết với công ty, HTX nữa là do việc thanh toán chậm trễ của DN, sự ràng buộc, giao khoán khối lượng sản phẩm của công ty, giá cả điều chỉnh theo giá thị trường khi giá thị trường có biến động. Trong đó có trên 90% hộ trả lời, không muốn liên kết với công ty nữa là do việc thanh toán trậm chễ tiền hàng cho hộ nông dân.

3.4.4.2. Đối với công ty, HTX thu mua chè

Thực hiện các hình thức liên kết trong việc thu mua chè như hiện nay của DN đã phần nào góp phần cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, chế biến chè của DN. Việc mua chè từ các nguồn khác nhau, góp phần cung cấp nguyên liệu cho DN, khi không thể tiến hành mua từ đối tượng này thì vẫn còn có đối tượng khác cung cấp nguyên liệu cho DN. Tỷ lệ thu mua chè từ các nguồn của công ty, HTX chè được thể hiện qua sơ đồ sau:

Tính % trung bình

Hộ ký HĐ chính thống

Hộ ký HĐ phi chính thống

Hộ thu gom Hộ tự do

45,6% 20,1% 28,6 5,7%

DN

Công ty chè Tam Đường, Shan Trúc Thanh và HTX Quyết Tiến, Bản Giang

Sơ đồ 3.5. Tỷ lệ thu mua chè qua các hình thức liên kết của DN (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Qua sơ đồ, ta thấy nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho DN là từ các hộ trồng chè ký hợp đồng chính thống với DN (chiếm khoảng 45% tổng khối lượng nguyên liệu thu mua của DN); nguồn cung cấp nguyên liệu lớn

thứ 2 cho DN là từ các hộ thu gom (khoảng 28%); sau đó đến hộ nông dân ký hợp đồng phi chính thống (khoảng 20%), thấp nhất là nguồn mua tự do từ các hộ nông dân (chiếm khoảng 5%). Đây là tỷ lệ khá lý tưởng, nó góp phần ổn định nguồn nguyên liệu cung cấp cho DN. Trong thời gian tới, nếu DN tăng được tỷ lệ thu mua chè thông qua hợp đồng chính thống sẽ góp phần xây dựng được một vùng nguyên liệu ổn định, bền vững và lâu dài cho DN, từ đó DN có thể xây dựng kế hoạch sản xuất một cách ổn định và giảm thiểu được tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất như hiện nay.

Bảng 3.17. Chi phí sản xuất và giá bán chè đen của DN qua các năm Tính giá trị TB các DN

Chỉ tiêu I. Tổng chi phí

1. Chi phí biến đổi

2. Chi phí cố định

I. Khối lượng sản xuất III. Giá thành sản xuất IV. Giá bán

V. Chênh lệch

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Ngành sản xuất chè đen của DN cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Khối lượng sản xuất chè đen trung bình của DN tăng từ 615 tấn năm 2016 lên 1.000 tấn năm 2019. Khối lượng chè thành phẩm tăng cao là do trong những năm gần đây khối lượng chè búp tươi DN thu mua được ngày càng tăng, nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, chế biến các chè thành phẩm ngày càng tăng. Ngành sản xuất chè đen của DN đã có sự phát triển khá nhanh nhưng không phải là ngành đem lại lợi nhuận cao. Qua nghiên cứu, chênh lệch giá bán và giá thành sản xuất chè đen của các DN chỉ khoảng 2.900

đồng/kg năm 2016, tăng lên 5.313 đồng/kg năm 2019 và tăng lên khoảng 2.413 đồng/kg năm 2019. Tuy sự chênh lệch giữa giá bán và giá thành sản xuất chè đen không cao như chè xanh nhưng mức chênh lệch ngày càng cao, thể hiện rằng chất lượng chè đen thành phẩm của các DN ngày càng cao, càng có giá trên thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 84 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w