CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG CỦA DOANH NGHIỆP
2.2. Năng lực tư vấn thiết kế của doanh nghiệp (DN)
2.2.1. Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá năng lực tư vấn thiết kế của DN
Năng lực tư vấn thiết kế xây dựng của một doanh nghiệp là tập hợp các tiêu chí phản ánh khả năng, quy mô, phạm vi của đơn vị trong lĩnh vực tư vấn xây dựng.
Hay có thể hiểu là tất cả các khả năng hiện có và có thể có của một cá nhân nhà tư vấn hoặc một tổ chức tư vấn nhằm thực hiện có kết quả và hiệu quả các nhiệm vụ về tư vấn đầu tư và xây dựng.
Năng lực của các doanh nghiệp tư vấn xây dựng theo quy định hiện nay được xác định theo cấp bậc trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức.
Theo ý kiến nhiều chuyên gia, năng lực tư vấn của một doanh nghiệp được thể hiện qua một số tiêu chí cơ bản sau:
• Chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế
• Mặt bằng nhân lực
• Năng lực chuyên môn
• Năng lực khác
• Cơ cấu tổ chức
• Cơ hội phát triển
• Đảm bảo thời gian trong cung cấp dịch vụ
• Giá thành sản phẩm dịch vụ tư vấn cho khách hàng
Một công ty tư vấn xây dựng muốn tồn tại và phát triển cần phải hội tụ được những tiêu chí sau:
• Giỏi về nghiệp vụ chuyên môn
• Có năng lực làm việc tốt với chủ đầu tư
• Có tín nhiệm
• Độc lập, khách quan
• Có khả năng sáng tạo và đổi mới
• Có dịch vụ đa dạng
• Có tầm nhìn, biết hướng về tương lai
• Có tiếng tăm và hình ảnh tốt
• Hoạt động có hiệu quả
Các tiêu chí trên thể hiện rõ ràng những đòi hỏi về trình độ nghề nghiệp, kinh nghiệm và những kỹ năng, hiểu biết khác cần thiết đối với một tổ chức tư vấn xây dựng. Toàn bộ những điểm trên gắn kết chặt chẽ như chuỗi mắt xích phản ánh một cách đồng bộ năng lực của đơn vị tư vấn.
Việc không ngừng nâng cao năng lực tư vấn xây dựng, có chính sách hướng vào phục vụ thoả mãn yêu cầu của khách hàng với các dịch vụ có chất lượng cao, doanh nghiệpmới giữ vững được uy tín đã được khẳng định, mở rộng được thịphần trên thị trường tư vấn xây dựng. Để đạt được điều này các năng lực tư vấn của các doanh nghiệp phải đảm bảo các chỉ tiêu sau:
• Khả năng duy trì và mở rộng thị phần. Tiêu chí này thể hiện vị thế mạnh hay yếu của doanh nghiệp trên lĩnh vực tư vấn xây dựng trong nước và ngoài nước. Cần nghiên cứu đẩy mạnh khả năng chiểm lĩnhthị phần của doanh nghiệp để khẳng định năng lực của doanh nghiệp đó.
• Tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
• Tiêu chí đơn giản nhất để đo lường hiệu quả hoạt động là lượng đầu vào cần thiết để sản xuất một mức đầu ra nhất định. Năng suất Đầu ra (sản phẩm tư vấn, dịch vụ) = Đầu vào (lao động, vốn, công nghệ...). Doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả thì năng suất càng cao, chi phí đầu vào càng thấp nên doanh nghiệp sẽ có lợi thế hơn so với doanh nghiệp khác.
• Chất lượng của sản phẩm tư vấn của doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng danh tiếng của sản phẩm tạo uy tín đối với khách hàng, từ đó khẳng định được năng lực của doanh nghiệp tạo tiền đề cho việc mở rộng thị phần chiếm lĩnh thị trường tư vấn trong và ngoài nước.
• Khả năng đổi mới của doanh nghiệp.
Đổi mới bao gồm cải tiến và sáng tạo mới sản phẩm, quá trình sản xuất, cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Đổi mới thể hiện sự linh hoạt và năng động thích ứng với các điều kiện của môi trường kinh doanh. Đổi mới có thể được coi là yếu tố quan trọng nhất tạo nên lợi thế trong hoàn cảnh cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường tư vấn xây
dựng cả trong nước và ngoài nước. Nếu đổi mới thành công sẽ tạo nên tính độc đáo của doanh nghiệp mà doanh nghiệp khác không có được.
• Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng được thể hiện ở các khía cạnh:
Khả năng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tư vấnmà họ cần tại thời điểm mà họ yêu cầu. Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tư vấn chất lượng tốt hơn nhữngsản phẩm của các doanh nghiệp kháctrên thị trường được coi là phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Chính khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hang sẽ làmtăng uy tín của doanh nghiệp, nuôi dưỡng sự trung thành của khách hàng đối với của doanh nghiệp.
• Khả năng tiếp cận và khai thác có hiệu quả các nguồn lực phục vụ kinh doanh.
Khả năng thu hút và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, chuyên sâu từng công tác trong hoạt động tư vấn. Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện thông qua quy mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, khả năng huy động vốn bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, khả năng sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh.
• Khả năng liên kết và hợp tác với các doanh nghiệp khác.
Trong kinh doanh thường xuất hiện nhu cầu liên kết và hợp tác giữa nhiều đối tác với nhau làm tăng khả năng cạnh tranh. Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp thể hiện ở việc nhận biết các cơ hội kinh doanh mới, lựa chọn đúng đối tác liên minh và khả năng vận hành liên minh đó một cách có kết quả và hiệu quả cao, đạt được các mục tiêu đã đặt ra.
Khả năng liên kết và hợp tác cũng thể hiện sự linh hoạt của doanh nghiệp trong việc chủ động nắm bắt các cơ hôi kinh doanh trên thương trường. Nếu doanh nghiệp không thể hoặc ít có khả năng liên minh và hợp tác với các đối thủ khác, nó sẽ bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh.
• Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp và của sản phẩm tư vấn xây dựng.
Chữ “tín” trong kinh doanh ngày nay ngày càng có ý nghĩa quan trọng vì nó giúp giảm thiểu các chi phí giao dịch, nuôi dưỡng các mối quan hệ bền vững giữa
doanh nghiệp với các đối tác. Nhờ có sự tínnhiệm với doanh nghiệp, với sản phẩm của doanh nghiệp, khách hàng sẽ quay trở lại. Sự tín nhiệm của khách hàng với doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của sản phẩmtư vấn xây dựng, là yếu tố tiên quyết tạo nên uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường tư vấn xây dựng trong nước và quốc tế.