Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư vấn của công ty cổ phần tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng thái nguyên (Trang 112 - 115)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC

3.4. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực tư vấn thiết kế của Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng Thái Nguyên giai đoạn 2016 -2020 104

3.4.5. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm

Hiệnnay nhân sự của bộ phận QLCL của Công ty chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc đặc biệt khi khối lượng các hồ sơ nhiều, tác giả đã đề xuất tăng cường thêm nhân lực cho Tổ quản lý chất lượng ở mục 3.4.1.1.Giải pháp về tổ chức để đảm bảo công tác kiểm trachất lượng sản phẩm thực hiện hiệu quả thì ngoài việc bổ sung nguồn nhân lực, cần phải thực hiện nghiêm túc các giải pháp sau:

+ Tổ quản lý chất lượng thuộc phòng kỹ thuật có trách nhiệm từ chối và chịu trách nhiệm về bất cứ biểu hiện sai phạm nào liên quan đến các khiếm khuyết này.

Trong quá trình kiểm tra chất lượng hồ sơ Tổ quản lý chất lượng cần phải ghi vào phiếu kiểm tra, phiếu giám định theo tiêu chuẩn chất lượng để làm cơ sở cho các phòng thực hiện tư vấn thiết kế thực hiện nghiêm túc từ khâu thiết kế đồng thời là số liệu thống kê các lỗi thường hay mắc phải, từ đó giúp lãnh đạo biết và đề ra các hành động khắc phục, phòng ngừa, cải tiến thích hợp để tăng cường công tác chất lượng, đồng thời rút ngắn thời gian thiết kế.

+ Thực hiện kiểm soát các hồ sơ tư vấn môt cách nghiêm túc, chặt chẽ, tránh hiện tượng xem xét một cách đối phó không hiệu quả. Đối với những hồ sơ tư vấn phát hiện sai phạm cần yêu cầu bộ phận thiết kế chỉnh sửa nghiêm túc. Bộ phận QLCL tiến hành kiểm tra, giám định lại sản phẩm thiết kế sau khi sửa chữa và ghi kết quả vào phiếu mới. Công tác kiểm tra, giám định được xem là hoàn thành khi người kiểm tra, người giám định ghi vào hồ sơ dự thảo. Trường hợp có tranh chấp thì lãnh đạo Công ty là người quyết định cuối cùng.

+ Cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm phải không ngừng học tập, trau dồi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ có như vậy mới thực hiện kiểm soát chặt

chẽ đầu ra của các sản phẩm nhằm mục đích nâng cao chất lượng các sản phẩm cũng là nền tảng mấu chốt cho việc khẳng định vị trí của Công ty trên thị trường tư vấn xây dựng Việt Nam.

2. Đối với bộ phận khảo sát thiết kế

+ Các bộ phận chuyên môn khảo sát, thiết kế thực hiện công việctheo sự phân công của CNDA, CTKT; thực hiện nghiêm túc các quy trình thiết kế, quy trình kiểm tra, kiểm soát hồ sơ tránh việc kiểm tra một cách hình thức, đối phó, dẫn đến nhiều sai sót.

+ Công ty cần tăng cường trách nhiệm của bộ phận thực hiện công tác tư vấn trên tất cả các khâu, đặc biệt trách nhiệm của chủ nhiệm dự án từ khâu lấy yếu tố đầu vào đến việc bao quát, phối hợp giữa các bộ môn. Mạnh dạn đề xuất trong trường hợp cần thiết, từ chối các đòi hỏi không chính đáng từ phía một số đơn vị chủ đầu tư.

+ Bộ phận khảo sát thiết kế cần kiên quyết chấn chỉnh ngay việc không chấp hành đúng của các cán bộ thiết kế về các quy chuẩn, quy trình quản lý chất lượng, quy định thể hiện hồ sơ tư vấn của công ty: các ký hiệu số văn bản, trích yếu và chức danh người ký xuất bản; yêu cầu về việc sử dụng font chữ, hình thức, sắp xếp các chương mục; …

+ Các cán bộ nhân viên công ty đặc biệt là các cán bộ làm công tác khảo sát, thiết kế, kiểm định chất lượng phải không ngừng tích lũy kinh nghiệm, kiến thức và nâng cao chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đó sẽ là nền tảng vững chắc để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao.

3. Đối với lãnh đạo Công ty

+ Trước hết cần nâng cao nhận thức của toàn bộ các thành viên trong đơn vị về nhu cầu cấp thiết phải nâng cao chất lượng hồ sơ tư vấn. Mỗi thành viên cần hiểu rõ đây là nhu cầu khách quan, mang tính sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của đơn vị. Cần thấy rằng, đây là yêu cầu vừa cấp bách, vừa thường xuyên, mang tính lâu dài và chỉ trên cơ sở nâng cao chất lượng chúng ta mới có thể tạo điều kiện có thêm nhiều việc làm, để từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

+ Cần quán triệt công tác quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn của công ty là một công tác cần được toàn thể cán bộ nhân viên công ty đặt lên hàng đầu, cần thực hiện nghiêm túc, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình quản lý chất lượng nội bộ của Công ty nhằm mục đích kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm dịch vụ tư vấn, những sản phẩm tư vấn chất lượng sẽ giúp công ty từng bước khẳng đinh năng lực, vị thế của mình trên thị trường tư vấn ngày càng cạnh tranh gay gắt.

+ Cần khuyến khích tư duy sáng tạo, đề cao trách nhiệm và tạo điều kiện cho các kiến trúc sư, kỹ sư trẻ có năng lực phát huy vai trò bình đẳng trong mọi công việc. Tăng cường tính khoa học và chuyên nghiệp trong việc sắp xếp nội dung hồ sơ.

+ Khuyến khích sử dụng các kỹ thuật và vật liệu mới, các kỹ sư phải tăng cường học tập nâng cao trình độ cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật và các vật liệu mới. Đồng thời chấm dứt tình trạng đối phó, tắc trách dẫn đến lãng phí, làm tăng vốn đầu tư.

+ Chấm dứt tình trạng cho mượn tư cách pháp nhân. Trường hợp đặc biệt, phải có sự cho phép của Công ty và đơn vị nhận thực hiện phải thể hiện hồ sơ theo đúng quy định của Công ty.

+ Tăng cường trao đổi, đối thoại trong phạm vi toàn công ty với các công trình, dự án có quy mô lớn, phức tạp.

+ Đẩy mạnh và khuyến khích tìm tòi sáng tác thông qua công tác thi tuyển và thi đấu cả trong và ngoài đơn vị.

+ Tăng cường tham quan, tập huấn kỹ thuật, thông tin khoa học theo tất cả các chuyên ngành.

Để thực hiện nghiêm túc các biện pháp trên cần phải có chế tài cụ thể, có chế độ thưởng phạt phân minh và nghiêm khắc thì mới có thể thực hiện được.

+ Trên cơ sở nhận thức đầy đủ về nhu cầu nâng cao chất lượng, mỗi thành viên, trên mỗi cương vị, từ lãnh đạo các cấp, chủ nhiệm đồ án, chủ trì bộ môn đến người thiết kế cùng tất cả các phòng chức năng cần hoàn thành tốt trách nhiệm của mình nhằm tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, tạo dựng một thương hiệu uy tín.

Đồng thời Công ty cần có kế hoạch xây dựng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO cụ thể là tiêu chuẩn ISO 9001:2015 hiện nay mới được công bố để có hệ thống quản lý chất lượng theo đúng tiêu chuẩn quốc tế làm bàn đạp để Công ty có thể vươn ra thị trường nước ngoài trong thời kỳ kinh tế hội nhập và phát triển.

+ Về tổ chức: Bằng nhiều biện pháp, Công ty một mặt nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ hiện có bằng công tác tập huấn kỹ thuật, đào tạo nâng cao, khuyến học, sàng lọc kiện toàn, tuyển dụng thu hút nhân tài cả bề rộng lẫn chiều sâu…nhằm tạo dựng một đội ngũ chuyên sâu có tâm huyết, gắn bó với đơn vị. Mặt khác, cần có định hướng nhằm từng bước xây dựng các mũi nhọn có tính chuyên môn hoá và tính chuyên nghiệp cao.

+ Bằng cơ chế và chính sách, động viên, tạo điều kiện cho các để Công ty mạnh dạn đầu tư vào công tác tìm kiếm, mở rộng thị trường, từng bước tham gia tích cực vào các dự án lớn của nhà nước. Kiên quyết thực hiện đúng, đủ các quy trình kỹ thuật ngành, quy trình quản lý chất lượng, quy chế quản lý kỹ thuật, quy định thể hiện hồ sơ tư vấn của đơn vị.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư vấn của công ty cổ phần tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng thái nguyên (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)