Thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm thiết kế của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư vấn của công ty cổ phần tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng thái nguyên (Trang 67 - 76)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC

3.2. Thực trạng năng lực tư vấn thiết kế công trình xây dựng của Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng Thái Nguyên

3.2.1. Thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm thiết kế của công ty

1. Mục đích

- Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh trong công tác thực hiện các bước thiết kế xây dựng công trình.

- Thống nhất trình tự việc triển khai lập một hồ sơ Dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế xây dựng công trình.

- Đảm bảo sản phẩm tư vấn thiết kế đượcthực hiện – kiểm soát liên tục trong tất cả các công đoạn.thỏa mãn yêu cầu của khách hàng và mục tiêu chất lượng đã hoạch đinh.

2. Lưu đồ Quy trình quản lý chất lượng thiết kế

Chức danh Công đoạn Tài liệu liên quan chính

CNDA/CNTK, Thiết kế viên

Không đạt Đạt

Đạt

Không đạt Đạt

Đạt

- Hợp đồng, phiếu giao việc

- Tài liệu liên quan đến DA/CT

- Tiêu chuẩn thiết kế

Kiểm tra viên, CNDA/CNTK

- Hợp đồng, phiếu giao việc

- Tài liệu dùng làm đầu vào

CNDA/CNTK

- Hợp đồng, phiếu giao việc

Lãnh đạo Công ty - Hợp đồng, phiếu giao

việc

- Đề cương KSLDA/TK

Nhóm DA/ Nhóm TK CNDA/CNTK

Không đạt Đạt

- Đề cương chi tiết - Hướng dẫn, TK mẫu, phần mềm TK, chương trình tính toán

- Các TCVN, TCN, tài liệu TK khác

KCS Phòng KHKT) Lãnh đạo Công ty

Hồ sơ DA/TK 5. Lập DA/TK

6. Kiểm tra hồ sơ DA/TK 1. Thu thập dữ liệu đầu vào

2. Kiểm tra dữ liệu đầu vào

3. Lập đề cương KSLDA/TK

4. Phê duyệtđề cương KSLDA/TK

Chức danh Công đoạn Tài liệu liên quan chính

CNDA/CNTK

Không đạt Đạt

Hồ sơ DA/TK dự thảo

Lãnh đạo Công ty

Hồ sơ DA/TK dự thảo

CNDA/CNTK

Hồ sơ DA/TK dự thảo đã được thông qua

Lãnh đạo Công ty Số bộ hồ sơ DA/TK

chính thức theo yêu cầu của khách hàng

CNDA/CNTK

CNTK/ TK viên - Quy trình giám sát tác

giả 10. Phê duyệt hồ sơ DA/TK

chính thức

7. Báo cáo hồ sơ DA/TK dự thảo

9. Lập hồ sơ DA/TK chính thức

8. Thông qua hồ sơ DA/TK dự thảo

12. Giám sát tác giả

11. Giao nộp sản phẩm thiết kế cho chủ đầu tư, lưu trữ

3. Mô tả trình tự các bước thực hiện

Bước 1. Thu thập dữ liệuđầu vào. Công việc này được thực hiện liên tục trong quá trình lập dự án/ thiết kế.

Bước 2. Kiểm tra dữ liệu đầu vào. Công việc này được thực hiện liên tục trong quá trình lập dự án/ thiết kế.

Bước 3. Lập đề cương khảo sát lập dự án/ khảo sát thiết kế.

- CNDA/CNTK lập “Đề cương Khảo sát lập dự án/ Khảo sát thiết kế. Bước 4. Phê duyệt “ Đề cương Khảo sát lập dự án/ Thiết kế”

- Kiểm tra viên/lãnh đạo phòng thẩm định

- Lãnh đạo công ty phê duyệt “ Đề cương Khảo sát lập dự án/ Khảo sát thiết kế”, sau đó trình chủ đầu tư xem xét cho ý kiến. Nhiệm vụ khảo sát thiết kế được phê duyệt cùng với những thay đổi cuối cùng sẽ do CNDA chịu trách nhiệm phân phối tới các bộ môn có liên quan để thực hiện

Bước 5. Lập dự án /Thiết kế

Giám đốc thực hiện kiểm soát việc thiết kế, bao gồm

- Xác định các giai đoạn của thiết kế và tiến độ từng giai đoạn, giao trách nhiệm thực hiện cho các bộ phận chuyên môn.

- Tổ chức xem xét, kiểm tra và xác nhận tiến độ thiết kế từng giai đoạn.

- Tổ chức quản lý sự phối hợp giữa các bộ phận khác nhau tham dự vào việc thiết kế nhằm đảm bảo sự trao đổi thông tin có hiệu quả và trách nhiệm rõ ràng.

- Chủ trì thiết kế các bộ môn cùng chủ nhiệm đồ án, nhóm dự án thực hiện kế hoạch chi tiết và quản lý, nhằm đảm bảo chất lượng thiết kế. Chủ trì thiết kế quản lý các thiết kế viên, phối hợp với chủ trì thiết kế các bộ môn khác đảm bảo sự hoàn chỉnh của dự án.

- Trong suốt quá trình thiết kế, tại những giai đoạn thích hợp, công tác thiết kế sẽ được xem xét nhằm đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu đầu vào, đồng thời, phát hiện những sai sót trong công tác thiết kế, tránh những sai sót dây chuyền ảnh hưởng tới chất lượng và tiến độ thiết kế.

CNDA lập phiếu tiến độ thiết kế phân công trách nhiệm cho phòng thực hiện phần việc có liên quan.

Chủ nhiệm dự án/ Chủ nhiệm thiết kế trao đổi với lãnh đạo công tynếu cần đề xuất:

+ Các bài toán chính và trường hợp tính toán cần áp dụng.

+ Chỉ tiêu các Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn ngành, các quy định, quy chuẩn, hướng dẫn khác cần áp dụng.

+ Dự kiến số lượng bản vẽ, phụ lục, trang thuyết minh.

- Thực hiện tính - vẽ - lập phụ lục - thuyết minh.

Thiết kế viên thực hiện tính, vẽ, lập phụ lục, thuyết minh phần việc được giao.

Trước khi giao nộp Hồ sơ Dự án/Thiết kế bản thảo cho Chủ nhiệm đồ án/thiết kế, thiết kế viên phải tự kiểm tra kỹ để hạn chế đến mức thấp nhất lỗi kỹ thuật, tính toán. Hồ sơ phải tuân thủ quy định chung.

Bước 6. Kiểm tra Hồ sơ Dự án/Thiết kế

Kỹ thuật viên làm công việc kiểm tra hồ sơ của thiết kế viên thực hiện, Chủ nhiệm chuyên ngành, Chủ nhiệm dự án/Chủ nhiệm thiết kế thẩm tra đồ án trước khi chuyển hồ sơ cho bộ phân quản lý chất lượng kiểm tra trước khi trình lãnh đạo Công ty ký. Bộ phận QLCL công trình có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ đầu ra của sản phẩm thiết kế. Sau khi hồ sơ thiết kế được kiểm tra kỹ ở các phòng ban sản xuất sẽ được chuyển xuống phòng QLCL để kiểm tra và thanh tra bước cuối cùng trước khi chuyển hồ sơ cho ban lãnh đạo phê duyệt và ký. Nội dung kiểm tra, thanh tra bao gồm: sự phù hợp với nhiệm vụ thiết kế, quy trình thiết kế, các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng, hồ sơ dự toán, … Bên cạnh đó bộ phận QLCL cùng là nơi tham mưu cho lãnh đạo đưa ra các phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng hồ sơ thiết kế công trình.

- Trưởng phòng KHKT sẽ phân công cán bộlàm công việc kiểm tra hồ sơ thiết kế trước khi chuyển hồ sơ lên lãnh đạo đơn vị. Người kiểm tra, giám định phải xác định rõ ràng bằng ký hiệu vào những phần không phù hợp trong hồ sơ kèm ý kiến của mình vào Phiếu kiểm tra kỹ thuật và chuyển lại cho Chủ nhiệm chuyên ngành/Chủ nhiệm dự án để xem xét sửa chữa, hoàn thiện. Trường hợp không đạt được sự thống nhất, người giám định ghi ý kiến bảo lưu của mình vào phiếu.

- Sản phẩm thiết kế sau khi sửa chữa phải được kiểm tra, giám định lại và ghi kết quả vào phiếu mới. Công tác kiểm tra, giám định được xem là hoàn thành khi người kiểm tra, giám định ký vào “hồ sơ dự án/Thiết kế dự thảo” Trường hợp có ý kiến khác nhau thì Lãnh đạo đơn vị là người quyết định cuối cùng.

- Tất cả các phiếu kiểm tra và phiếu kiểm tra kỹ thuật đều phải lưu giữ tại bộ phận lưu trữ trung tâm.

Bước 7. Báo cáo “Hồ sơ Dự án/Thiết kế dự thảo”

Chủ nhiệm dự án báo cáo “Hồ sơ dự án/thiết kế dự thảo” trước Lãnh đạo công ty.

Bước 8. Thông qua “Hồ sơ dự án/thiết kế dự thảo”

- Lãnh đạo đơn vị thông qua “Hồ sơ dự án/thiết kế dự thảo”. Nếu hồ sơ không đạt yêu cầu thì phải lập dự án/ thiết kế lại (từng phần hoặc toàn bộ). Nội dung thông qua được ghi vào phiếu Giám định kỹ thuật.

- Chủ nhiệm dự án/Chủ nhiệm thiết kế căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Công ty, hoàn thiện “Hồ sơ dự án/ thiết kế dự thảo” để lập “Hồ sơ dự án/thiết kế chính thức” nếu đã được thông qua.

+ Lập/Thiết kế lại một phần hoặc toàn bộ “Hồ sơ dự án thiết kế dự thảo” để báo cáo lần hai nếu hồ sơ chưa được lãnh đạo thông qua. Trước khi báo cáo hồ sơ cần phải được bộ phận QLCL phòng KHKT kiểm tra.

Bước 9. Lập “Hồ sơ dự án/thiết kế chính thức”

Hồ sơ dự án/thiết kế chính thức được phân làm 2 phần gồm: Phần thuyết minh (kể cả phụ lục tính toán và báo cáo tóm tắt” và phần Bản vẽ.

Chủ nhiệm dự án/Chủ nhiệm thiết kế chỉ đạo lập “Hồ sơ dự án /thiết kế chính thức” theo tên gọi, hình thức hồ sơ được thống nhất cho cả Dự án/ Công trình, nhân bản theo số lượng yêu cầu của Hợp đồng.

Đối với Báo cáo phải có đầy đủ chữ ký của các chức danh liên quan.

Đối với bản vẽ phải có đầy đủ chữ ký của các chức danh có liên quan, bản vẽ được Lãnh đạo đơn vị phê chuẩn là bản gốc để nhân bản. Bộ hồ sơ gốc này được giữ lại để nộp vào Lưu trữ ở Công ty.

Bước 10. Phê duyệt “Hồ sơ dự án/thiết kế chính thức”

Lãnh đạo đơn vị ký vào “Hồ sơ dự án/thiếtkế chính thức”

Bước 11. Giao nộp “Hồ sơ Dự án/Thiết kế chính thức”

- Chủ nhiệm dự án/Chủ nhiệm thiết kế phải tập hợp, phân loại hồ sơ dự án/thiết kế và giao nộp cho Chủ đầu tư (khi giao nộp phải lập Biên bản giao nhận hồ sơ, Lưu trữ tại công ty theo thànhphần tài liệu đã quy định).

Bước 12. Giám sát tác giả, bảo hành sản phẩm

Trong thời gian thi công và bảo hành sản phẩm thiết kế. Chủ nhiệm thiết kế có trách nhiệm:

- Là tổ trưởng tổ giám sát tác giả.

- Đề xuất cử cán bộ làm công tác giám sát tác giả, tổ chức khắc phục những nội dung không khớp vớp thiết kế bằng xử lý tại chỗ hoặc có thiết kế thay thế.

- Tham gia nghiệm thu các giai đoạn theo quy định.

- Hoàn thiện lý lịch công trình và quy trình vận hành-khai thác-bảo trì sản phẩm.

- Lập hồ sơ theo dõi thi công và theo dõi công trình trong thời gian bảo hành nộp vào lưu trữ.

3.2.1.2. Đánh giá về công tác quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty 1. Những kết quả đạt được

Công ty đã xây dựng được quy trình quản lý chất lượngsản phẩm tư vấn thiết kế, có một bộ phận riêng biệt (phòng kế hoạch kỹ thuật) để kiểm tra quản lý đánh giá chất lượng các hồ sơ thiết kế theo các tiêu chuẩn, yêu cầu quy định của Nhà nước. Đây là bước quan trọng trong quá trình từng bước đưa công tác quản lý chất lượng đi vào nề nếp nhằm nâng cao chất lượng hồ sơ tưvấn và đạt được những kết quả cụ thể như sau:

+ Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế đuợc áp dụng trong toàn công ty, chất lượng hồ sơ đã có bước chuyển biến tích cực. Nhìn chung, các sản phẩm tư vấn của đơn vị đã có một bước tiến đáng kể về hình thức cũng như về nội dung: Hình thức hồ sơ được cải thiện theo hướng chuẩn hoá, thống nhất đa dạng, chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật ngày càng phù hợp với nhu cầu sử dụng.

+ Nhiều sản phẩm tư vấn của Công ty đã được các chủ đầu tư, các đơn vị sử dụng đánh giá cao. Nhiều công trình đã được đánh giá là công trình có chất lượng cao. Điển hình như các công trình hồ Nước Hai huyện Phổ Yên; Công trình thủy lợi hồ chứa nước Gò Miếu Đại Từ; Công trình thủy lợi hồ chứa nước Vằng Đeng huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn, …

Hình 3.5. Công trình thủy lợi hồ Nước Hai huyện Phổ Yên

Hình 3.6. Công trình thủy lợi hồ chứa nước Gò Miếu Đại Từ

Hình 3.7. Công trình thủy lợi hồ chứa nước Vằng Đeng huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn + Thông qua công tác nắm bắt thị trường, xây dựng quan hệ đối tác bước đầu đã đạt được các kết quả đáng khích lệ bằng việc trúng thầu hoặc được chỉ định thầu các công trình có quy mô tương đốilớn.

b. Những tồn tại, hạn chế

+ Về chất lượng hồ sơ thiết kế không đồng đều, vẫn còn nhiều hồ sơ có chất lượng chuyên môn yếu, cả trên phương diện kiến trúc, kết cấu, dự toán và khảo sát.

+ Hồ sơ tư vấn của nhiều hạng mục công trình chưa được đầu tư đúng mức, còn đơn điệu thiếu tư duy sáng tạo, thậm chí dập khuôn máy móc, đối phó dẫn đến chất lượng thấp.

+ Vẫn còn nhiều hồ sơ vi phạm quy chuẩn, quy trình quản lý chất lượng, quy chế quản lý kỹ thuật. Nhiều cán bộ trực tiếp thiết kế thậm chí có cả cả chủ nhiệm thiết kế, chủ nhiệm dự án vẫn còn thực hiện các quy trình mang tính hình thức, còn nặng nề đối phó, còn nhiều sai sót. Vì vậy, một số hợp đồng tư vấn thiết kế còn chưa đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, chất lượng.

+ Bộ phận quản lý chất lượng của Công ty do phòng Kế hoạch kỹ thuật đảm nhiệm với tổng số 09 cán bộ trong đó có 04 cán bộ trực tiếp phụ trách kiểm tra chất lượng sản phẩm cho nên khối lượng công việc tương đối lớn trong khi nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Mặt khác do áp lực về tiến độ của các dự án dẫn đến còn nhiều thiếu sót trong quá trình kiểmtra các hồ sơ tư vấn cụ thể như sau:

+ Qua kiểm tra giám định vẫn còn tồn tại nhiều lỗi thuộc về bước kiểm tra.

Chưa có phiếu kiểm tra, phiếu giám định theo tiêu chuẩn chất lượng. Phiếu kiểm tra, phiếu giám định chất chất lượng có vai trò rất quan trọng vì ngoài mục đích xác nhận lỗi trong quá trình khảo sát thiết kế theo từng cấp, phiếu kiểm tra, phiếu giám định còn có tác dụng là số liệu thống kê các lỗi thường hay mắc phải, từ đó giúp lãnh đạo biết và đề ra các hành động khắc phục, phòng ngừa, cải tiến thích hợp để tăng cường công tác chất lượng, đồng thời rút ngắn thời gian thiết kế.

+ Các văn bản và bản vẽ còn mắc nhiều lỗi, nhất là các ký hiệu số văn bản, trích yếu và chức danh người ký xuất bản. Còn nhiều văn bản chưa có ký nháy xác nhận bằng chứngkiểm soát của người soạn thảo.

+ Các thuyết minh kỹ thuật vẫn còn nhiều lỗi trong việc sử dụng font chữ, hình thức, sắp xếp các chương mục.

+ Thiếu ghi chép các biên bản hoặc những ý kiến của các cuộc họp hội đồng thiết kế, ý kiến của khách hàng, ... dẫn đến việc kiểm soát quá trình và thực hiện thiết kế không thống nhất, gây chậm trễ tiến độ dự án.

+ Một số trường hợp vai trò của người làm tư vấn còn bị hạn chế, còn chạy theo yêu cầu đơn thuần, không hợp lý của phía chủ đầu tư.

+ Đối với một số công trình lớn, có yêu cầu chất lượng cao, đòi hỏi phải sử dụng và áp dụng các kỹ thuật mới, vật liệu mới còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư vấn của công ty cổ phần tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng thái nguyên (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)