CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
3.4. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực tư vấn thiết kế của Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng Thái Nguyên giai đoạn 2016 -2020 104
3.4.6. Giải pháp về tăng cường hoạt động marketing
Hiện nay nhu cầu về xây dựng đang tăng theo đà phát triển của nền kinh tế, song với tình trạng có quá nhiều doanh nghiệp sản xuất thì thị trường sẽ phải đối mặt với một thực tế là cung vượt quá cầu. Cuộc cạnh tranh để giành giật thị trường đang ngày càng diễn ra quyết liệt. Trong cuộc cạnh tranh này, các công ty tư vấn xây dựng lớn đang chiếm ưu thế với các biện pháp marketing rất chuyên nghiệp. Để duy trì và mở rộng thị trường Công ty cần đẩy mạnh các hoạt động marketing. Trên cơ sở những vấn đề còn tồn tại của công ty cần có những giải pháp theo hướng cụ thể sau:
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường công tác quản lý chất lượng, cải tiến và hoàn thiện sản phẩm. Với bất kỳ doanh nghiệp nào chính sách sản phẩm bao giờ cũng là nền tảng xương sống của chiến lược Marketing, là yếu tố chủ yếu để đảm bảo cho công ty thực hiện được các mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu thế lực và mục tiêu an toàn trong sản xuất kinh doanh. Trình độ sản xuất ngày càng cao, áp
dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại vào sản xuất và phát triển mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng cần thiết. Trong nước hiện đang có rất nhiều công ty tư vấn xây dựng cạnh tranh gay gắt và yêu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm ngày càng đòi hỏi cao hơn và luôn luôn thay đổi.
Để thực hiện giải pháp này Công ty cần phải quán triệt việc thực hiện nghiêm túc thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ được tác giả trình bày ở mục 3.4.5 chương 3, nghiên cứu và nắm bắt kịp thời những máy móc, công nghệ mới để thoả mãn nhiều hơn và cao hơn nhu cầu của khách hàng để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất.
+ Công ty nên thường xuyên tổ chức hội thảo các đề tài chuyên ngành Thủy lợi, giao thông, xây dựng dân dụng & và công nghiệp… qua đó tổng kết và nắm rõ kinh nghiệm các mặt được để phát huy và mặt chưa được cần khắc phục trong toàn đơn vị, với phương châm nâng cao chất lượng sản phẩm cả về chất lượng cũng như tiến độ. Đặc biệt qua đó đã giới thiệu được hình ảnh, năng lực của đơn vị; các thành tựu tư vấn đầu tư xây dựng mà Công ty đã và đang thực hiện ở các dự án đầu tư xây dựng công trình nhằm làm nổi bật thành tích và bề dầy kinh nghiệm của Công ty với ưu thế về chiến lược ấn tượng sản phẩm tốt.
+ Bố trí Tổ kinh doanh chịu trách nghiên cứu thị trường, tiếp thị kinh doanh, có các chính sách marketing và xây dựng ngân sách giành cho Marketing. Tổ marketing kinh doanh phải làm được những việc sau:
- Phân tích nhu cầu thị trường nhằm xác định thị trường trọng điểm, tìm kiếm nhóm khách hàng tiềm năng muốn chinh phục, tìm kiếm các cơ hội hấp dẫn mà công ty có khả năng nắm bắt.
Bên cạnh đó Tổ kinh doanh của Công ty phải tiến hành thu thập thông tin về các dự án, gói thầu mời thầu, thông tin về chủ đầu tư với các yêu cầu của họ để từ đó công ty đánh giá xem xét có nên tham gia dự thầu hay không, công ty có đủ năng lực để tham gia thầu hay không. Dựa trên những nguồn thông tin và sự đánh giá trên công ty sẽ vạch ra phương hướng, chiến lược kinh doanh đúng đắn và đề xuất những công việc cụ thể để phát triển thị trường trong giai đoạn tới.
Các thông tin cần thu thập bao gồm ba mảng chính :
● Thông tin khách hàng hay các chủ đầu tư: thường xuyên quan tâm theo dõi đối tượng khách hàng của mình là gì, ở thị trường nào, ở đâu sắp có công trình sắp tổ chức đấu thầu hay ở đâu có nhu cầu về các sản phẩm của công ty. Sau khi tìm hiểu được các thông tin trên công ty cũng cần tìm hiểu về: Mục tiêu chính của khách hàng khi xây dựng công trình là gì, khách hàng cần điều gì nhất trong công trình đó là chất lượng công trình, hay thời gian hoàn thành, hay các yêu cầu về chi phí, …. Từ các thông tin đó tìm ra các khách hàng tiềm năng và những cơ hội hấp dẫn.
● Thông tin về các gói thầu, về công việc: Công ty cần quan tâm đến các thông tin như đặc điểm kỹ thuật bản vẽ, thiết kế, hiện trạng mặt bằng, vị trí mặt bằng ở nơi bố trí công trình và các vị trí lân cận, … đây là những thông tin bổ ích giúp công ty đưa ra các đề xuất kỹ thuật hợp lý hơn các đối thủ cạnh tranh, tạo ra lợi thế của công ty.
Công ty cũng cần tìm hiểu các thông tin về yêu cầu của gói thầu về vốn, thiết bị và nhân lực để loại bỏ những gói thầu không thích hợp với công ty mình để tránh lãng phí trong việc tham gia dự thầu mà không thành công.
● Thông tin về các đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh hiện hữu hay tiềm ẩn đều có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thắng thầu của Công ty. Mục đích của việc phân tích đối thủ cạnh tranh là xây dựng một danh mục tổng thể về những điểm mạnh, điểm yếu, mục tiêu của đối thủ cũng như dự đoán những phản ứng có thể có với những chiến lược mà Công ty đưa ra. Từ đó Công ty sẽ đưa ra những chiến lược phù hợp để có thể chiến thắng trong cạnh tranh.
+ Công ty cần có chương trình và kế hoạch đầu tư kinh phí hợp lý cho công tác quảng cáo tiếp thị. Công ty đầu tư thêm vào lĩnh vực Marketing và thông tin quảng cáo trên mạng internet,báo đài,trong hồ sơ năng lực của đơn vị, …
- Hoạt động quảng cáo, tiếp thị đòi hỏi phải đảm bảo tính chính xác, tính kịp thời của thông tin về Công ty cũng như thị trường; thường xuyên tìm hiểu, tiếp xúc với các chủ dự án, bạn hàng, đối tác và với các cơ quan truyền thông nhằm tuyên
truyền, quảng cáo về doanh nghiệp mình. Tăng cường các hoạt động marketing, quảng bá hình ảnh của công ty trên thị trường như trên báo, đài.
- Công ty phải giữ được mối quan hệ ổn định và lâu dài với các đối tác và các bạn hàng truyền thống đồng thời tìm thêm những đối tác và bạn hàng tiềm năng để tìm kiếm những thị trường mới, đặc biệt trong những năm tiếp theo Công ty phấn đấu phát triển thị trường toàn quốc.
- Đồng thời có kế hoạch và những hình thức đào tạo thích hợp đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu thị trường. Xây dựng hồ sơ tài liệu, hình ảnh giới thiệu quảng cáo về năng lực của Công ty.
Gây dựng danh tiếng cho công ty là một việc làm hết sức khó khăn, tuy nhiên khi đã gây dựng được danh tiếng, thương hiệu có uy tín thì nó trở thành một trong những nhân tố hết sức quan trọng, có tác động lớn, quyết định không nhỏ đến việc thắng thầu của Công ty CP Tư vấn XD CSHT Thái Nguyên.
Kết luận Chương 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực tư vấn thiết kế công trình xây dựng tại Công ty CP Tư vấn XD CSHT Thái Nguyên, đánh giá những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế, tồn tại qua phân tích những nguyên nhân của những mặt còn hạn chế về năng lực tư vấn thiết kế của Công ty CP Tư vấn XD CSHT Thái Nguyên, Chương 3 đã nghiên cứu, đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao năng lực tư vấn của Công ty trong thời kỳ hội nhập kinh tế và cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty trong nước và ngoài nước, đó là các giải pháp về tổ chức quản lý; nâng caochất lượng nguôn nhân lực; tăng cường năng lực tài chính; trang bị máy móc thiết bị và công nghệ; nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ; tăng cường hoạt động marketing nhằm giúp Công ty CP Tư vấn XD CSHT Thái Nguyên nâng cao năng lực tư vấn trong giai đoạn 2016 - 2020 để Công ty từng bước khẳng định vị thế thương hiệu của mình trên thị trường tư vấn xây dựng trong nước và tiến xa hơn nữa trên thị trường quốc tế trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam hội nhập và phát triển.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là hết sức quyết liệt, lĩnh vực tư vấn thiết kế xây dựng công trình cũng không nằm ngoài quy luật khắc nghiệt đó. Việc xây dựng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tư vấn một cách phù hợp và bền vững với nội lực của doanh nghiệp và có tính thích ứng cao đối với tác động của ngoại lực bên ngoài là yêu cầu thiết yếu và sống còn đối với sự tồn tại củaCông ty CP Tư vấn XD CSHT Thái Nguyên.
Với mong muốn được đóng góp những kiến thức đã tích lũy được trong quá trình học tập, nghiên cứu trong nhà trường vào trong hoạt động thực tiễn nâng cao năng lực tư vấn cho đơn vị mình, tác giả đã lựa chọn và cố gắng trong việc hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp, với tên: “Nâng cao năng lực tư vấn của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Cơ sở hạ tầng Thái Nguyên”. Luận văn đã giải quyết được đầy đủ mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, và đạt được những kết quả sau:
+ Đã hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư xây dựng, tư vấn xây dựng, năng lực tư vấn xây dựng và sự cần thiết khách quan phải nâng cao năng lực tư vấn xây dựng Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
+ Phân tích, đánh giá có hệ thống thực trạng năng lực tư vấn xây dựng của Công ty CP Tưvấn XD CSHT Thái Nguyên trong thời gian qua đến nay, từ đó đánh giá những thành công đạt được và rút ra những vấn đề tồn tại cần khắc phục.
+Đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực tư vấn đối với Công ty CP Tư vấn XD CSHT Thái Nguyên trong để đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt.
2. Kiến nghị
Do thời gian nghiên cứu và làm việc chưa lâu, nên luận văn còn nhiều thiếu sót không thể tránh khỏi. Vì vậy tác giả rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy, cô để luận văn được hoàn thiện hơn, góp phần giúp cho Công ty CP Tư vấn XD CSHT Thái Nguyên nâng cao năng lực tư vấn trong thời buổi kinh tế thị
trường và cạnh tranh gay gắt. Một lần nữa tác giả xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy, cô giáo trong Khoa và các Sở, ban ngành đã giúp tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Qua luận văn này, tác giả cũng hy vọng những kiến nghị, đề xuất của mình sẽ được áp dụng góp phần nâng cao nâng cao năng lực tư vấn trong thời buổi kinh tế thị trường và cạnh tranh gay gắt của Công ty CP Tư vấn XD CSHT Thái Nguyên nói riêng và các doanh nghiệp tư vấn xây dựng nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong quá trình triển khai thực hiện góp phần xây dựng tỉnh Thái Nguyên ngày một giàumạnh, phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thị Kiều Bắc (2009); Luận văn “Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng”;
2. Chính phủ (2015), Nghị định Số: 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
3. Chính phủ (2015), Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về Về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
4. Chính phủ (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình;
5. Công ty CP Tư vấn XD Cơ sở hạ tầng Thái Nguyên, Hồ sơ năng lực và báo cáo tài chính năm 2013, 2014, 2015;
6. Nguyễn Đức Chiến (2014); Luận văn “Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng tại Viện quy hoạch xây dựng Ninh Bình”;
7. Tống Văn Phê (2012); Luận văn “Một số giải pháp nâng cao năng lực tư vấn của Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong quá trình hội nhập;
8. Nguyễn Xuân Phú (2009), Giáo trình Kinh tế xây dựng thuỷ lợi, Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội;
9. Nguyễn Xuân Phú (2011), Bài giảng Kinh tế đầu tư xây dựng, Trường Đại học Thuỷ lợi, Hà Nội;
10. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật xây dựng sô 50/2014/QH13;
11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật đầu tư số 67/2014/QH13;
12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật đấu thầu số 43/2013/QH13;
13. Mỵ Duy Thành (2012), Bài giảng môn học “Chất lượng công trình, Trường Đại học Thuỷ lợi, Hà Nội;
14. Dương Đức Tiến (2012), Bài giảng phân tích chi phí trong xây dựng nâng cao, Trường Đại học Thủy lợi;
15. Vũ Thị Kim Trang (2008); Luận văn “Giải pháp nâng cao năng lực tư vấn của Công ty CP tư vấn xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam (VCC) trong quá trình hội nhập”;
16. Nguyễn Bá Uân, Ngô Thị Thanh Vân (2006), Giáo trình Kinh tế thuỷ lợi, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội;
17. Nguyễn Bá Uân (2010), Bài giảng Quản lý dự án nâng cao, Trường Đại học Thuỷ lợi, Hà Nội;
18. Các trang Web của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ NN&PTNT, Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên, Cổng thông tin điện tử thành phố Thái Nguyên.
PHỤLỤC
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC VĂN BẢN LUẬT, TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN I. Các văn bản luật
- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
- Luật đầu tư số: 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014.
- Luật đấu thầu số số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2014.
- Luật đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006.
- Luật đất đai số 45/2014/QH11 ngày 29/11/2006.
- Luật nhà ở số 65/2014/QH11 ngày 29/11/2006.
- Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009.
- Nghị định số 46/2015/NĐ - CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ: Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ: Qui định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
- Nghị định số11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành mốt số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
- Quyết định số 1134/QĐ-BXD ngày 08/10/2015 của Bộ Xây dựng: Công bố định mức các hao phí xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng.
- Thông tư số 01/2015/TT-BXD ngày 20/03/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội : Quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấntrong nước.
- Thông tư số 01/2015/TT-BXD của Bộ Xây dựng : Hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/05/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu xây lắp.
- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/04/2015 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước vàxử lý nước thải.
- Thông tư số 17/2013/TT-BXD ngày 30/10/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng.
- Thông tư 75/2014/TT-BTC ngày 12/6/2014 về việc quy định về mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí thẩm tra thiết kế công trình xây dựng.
- Thông tư 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 về việc quy định về phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.
- Đơn giá xây dựng ban hành kèm theo "Định mức dự toán xây dựng công trình- Phần xây dựng" được công bố tại văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ xây dựng.
- Đơn giá lắp đặt thiết bị ban hành kèm theo "Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt" được công bố tại văn bản số 1777/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ xây dựng.
- Đơn giá khảo sát ban hành kèm theo "Định mức dự toán khảo sát xây dựng."
được công bố tại văn bản số 1779/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ xây dựng.
- Định mức lao động XDCB số 442 UB-KTXD ngày 9/6/1971 của bộ xây dựng.
II. Các tiêu chuẩn
1. Tiêu chuẩn quy hoạch đô thị nông thôn
- Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn.
- TCVN 4417:1987 Quy trình lập hồ sơ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng.
- TCVN 4449:1987 Quy hoạch xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 4616:1988 Quy hoạch mặt bằng tổng thể cụm công nghiệp - Tiêu chuẩn thiết kế.