Vai trò của sàn giao dịch thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Các vấn đề pháp lý về sàn giao dịch thương mại điện tử tại việt nam (Trang 22 - 25)

1.3 Vai trò, mô hình hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam

1.3.1 Vai trò của sàn giao dịch thương mại điện tử

Hiện nay thương mại điện tử phát triển nhanh theo xu thế toàn cầu hóa trong giai đoạn đất nước ta đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhằm đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp văn minh, hiện đại. Để thúc đẩy sự phát triển của đất nước thì đòi hỏi nước ta phải tăng cường cải tiến khoa học kỹ thuật và công nghệ. Sàn giao dịch điện tử là một phương thức giao dịch mới và sẽ được sử dụng phổ biến hiện nay khi mà công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển. Sàn giao dịch điện tử mang lại nhiều lợi ích cho các bên giúp làm giảm chi phí giao dịch, tiết kiệm được thời gian giao dịch, tiếp cận thông tin, khách hàng và thị trường một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Vai trò của sàn giao dịch điện tử là nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ này hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời tạo điều kiện để cơ quan quản lý nhà nước theo dõi và kịp thời hướng dẫn hoạt động của những website thương mại điện tử này. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì đòi hỏi các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp trong nước không thể chỉ bó hẹp phạm vi kinh doanh trong nước mà phải chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực.

Tuy nhiên, một thách thức lớn mà họ gặp phải trong tiến trình hội nhập đó chính là việc mở rộng thị trường, tiếp xúc và giao dịch với nhiều bạn hàng trong phạm vi quốc gia cũng như trong phạm vi quốc tế. Lúc này các phương thức giao dịch truyền thống sẽ không còn phù hợp nữa. Bởi lẻ, các giao dịch truyền thống nói chung và giao kết hợp đồng theo phương thức truyền thống nói riêng có nhược điểm là bị giới hạn bởi khoảng cách không gian, để tiến hành được các giao dịch với các đối tác ở xa nhất là với đối tác nước ngoài thì phải tốn rất nhiều thời gian và chi phí giao dịch, chưa kể đến việc bất đồng ngôn ngữ, chênh lệch về múi giờ. Do đó, để giải quyết các vấn đề vừa nêu đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, khoa học kỹ thuật và công nghệ đã cho ra đời một phương thức giao dịch hiện đại thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử. Sàn giao dịch thương mại điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho các chủ thể, cụ thể là những lợi ích sau đây:

Kinh doanh qua Sàn giao dịch thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người tham gia. Sàn giao dịch thương mại điện tử là môi trường

kinh doanh chung cho doanh nghiệp bất kể lớn hay nhỏ đều có thể truy nhập, tìm khách hàng như nhau.

Đối với doanh nghiệp:

- Tăng doanh thu, lợi nhuận: mở rộng mạng lưới khách hàng và thị phần ra thế giới. Người bán hàng hóa một khi đã đăng ký tham gia Sàn giao dịch thương mại điện tử thì đã bước vào sân chơi ở phạm vi thế giới không phân biệt biên giới, tiếp cận được lượng khách hàng tiềm năng, tăng cơ hội tìm kiếm đối tác, học hỏi kinh nghiệm chào hàng, bán hàng của đối tác, tìm kiếm được hợp đồng và phát triển sản phẩm mang tính cạnh tranh quốc tế.

Tăng doanh số bán hàng: khách hàng hiện tại thuận tiện trong việc tìm hiểu thông tin về hàng hóa, sản phẩm đã mua, đã đặt hàng, cũng như sản phẩm mới của doanh nghiệp mà phù hợp với nhu cầu của họ. Vì thế vừa bán được sản phẩm hiện tại và chào hàng cho sản phẩm mới với đầy đủ thông tin.

Tăng thu nhập từ các sản phẩm dịch vụ kèm theo: doanh nghiệp với lợi thế trưng bày, bán sản phẩm hàng hóa thì trong môi trường cạnh tranh, việc giới thiệu dịch vụ kèm theo khi mua sản phẩm, phân phối hàng hóa. Do nhu cầu thị trường một khi phù hợp khách hàng sẽ sử dụng vừa tạo ra sự thỏa mãn cho khách hàng, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Tiết kiệm chi phí:

Tiết kiệm chi phí sản xuất, kinh doanh: Với việc áp dụng thành tựu công nghệ thông tin vào kinh doanh. Hầu như nhiều công đoạn phải sử dụng lao động được tin học hóa: từ khâu quản lý phân phối hàng hóa, đặt hàng, giao hàng, thanh toán… Từ đó nhà sản xuất tiết kiệm đáng kể chi phí, nhân công lao động, có thể tập trung vào phát triển thị trường. Một điều rất rõ ràng là với phương thức bán hàng truyền thống một nhân viên chỉ giao dịch với từng khách hàng, còn với bán hàng qua sàn giao dịch cùng lúc nhân viên xử lý được nhiều khách hàng với từng nhu cầu khác nhau, không phải mất thời gian mà được sắp xếp theo hệ thống với sản phẩm được cập nhật thường xuyên nên chi phí bán hàng tiết kiệm được không nhỏ, doanh nghiệp có thể đầu tư vào giai đoạn khác cho quá trình sản xuất hàng hóa.

Tiết kiệm được chi phí giao dịch: sử dụng sàn giao dịch thương mại điện tử giúp các bên tiết kiệm được thời gian tìm kiếm đối tác, đàm phán và giao kết hợp

đồng, “thời gian giao dịch qua mạng chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, bằng khoảng 0,5% thời gian giao dịch qua bưu điện”9.

- Có được thông tin phong phú đa dạng: thông qua sàn giao dịch điện tử, giúp người tham gia nắm bắt nhiều thông tin về khách hàng, nguồn hàng, sản phẩm hàng hóa nhiều chủng loại, dịch vụ kèm theo… doanh nghiệp có thể tìm được nhiều đối tác, chủ động hơn khi mua bán, giao dịch hàng hóa.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thiết lập củng cố các mối quan hệ kinh doanh, truyền bá, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế: vấn đề thời gian là yếu tố khá quan trọng, quyết định một phần lợi nhuận kinh doanh, khi mà kiểu kinh doanh truyền thống việc giới thiệu hàng hóa, giới thiệu sản phẩm, phân phối hàng hóa tới các địa điểm kinh doanh mất nhiều thời gian, công sức, nhân công lao động. Trong khi tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian tìm kiếm gặp gỡ đối tác, họ có thể trao đổi trực tiếp qua mạng internet về nhiều vấn đề khác nhau, doanh nghiệp giới thiệu được nhiều loại sản phẩm cho nhiều loại khách hàng với đầy đủ thông tin, khách hàng vừa nắm được thông tin đa dạng về sản phẩm của doanh nghiệp và chi phí cho quảng cáo, thuê mướn lao động được tiết kiệm tối đa.

Đối với khách hàng, người mua hàng:

- Khách hàng tiếp cận với phương thức giao dịch, mua bán hàng hóa mới, phong phú về thông tin, sản phẩm, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại nhất là khu vực đô thị nơi mà vấn đề phức tạp giao thông luôn là đề tài thường xuyên.

- Sản phẩm tới tay người mua với sự lựa chọn đa dạng, nhiều nhà sản xuất cùng lúc với một loại sản phẩm cùng loại. Từ đó khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng về bao bì, hình dáng, thành phần nguyên liệu và giá cả hợp với nhu cầu.

Với sự phát triển của thị trường hàng hóa cạnh tranh, khi tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử khách hàng có nhiều sự lựa chọn về sản phẩm, nhà sản xuất, lựa chọn hàng háo trực tiếp từ nhà sản xuất. Từ đó, có thể tiết kiệm chi phí, không phải qua khâu trung gian phân phối nên khách hàng tìm được sản phẩm phù hợp nhu cầu sử dụng, buôn bán một cách hiệu quả nhất.

Khi tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử khách hàng có thể tiếp xúc trực tiếp với nhà sản xuất, người quản lý về hàng hóa, dịch vụ thông qua phương

9 Trần Văn Hòe (2007), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, tr.233

tiện internet, điện thoại phản ánh. Khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ hàng hóa có vấn đề về chất lượng sẽ được nhà sản xuất, doanh nghiệp tiếp nhận, xử lý thông tin và có phản hồi với khách hàng. Từ đó, quyền lợi khách hàng sẽ được đảm bảo hơn vì đôi lúc mua hàng theo kiểu truyền thống, qua nhiều kênh phân phối khi có sự cố về sản phẩm thì khách hàng không biết phản ánh đến nơi nào.

Qua những phân tích vừa nêu đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc sàn giao dịch thương mại điện tử. Đây thực sự là phương thức giao dịch hiệu quả và nhanh chóng cho những ai đã hiểu rõ và tin tưởng về loại hình giao dịch này và chỉ phù hợp với những thị trường mà giao dịch điện tử đã được sử dụng phổ biến, có khung pháp lý vững chắc bảo đảm tính an toàn hơn đối với hình thức giao dịch này. Do đó, cần tận dụng sàn giao dịch thương mại điện tử một cách linh hoạt, hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho các chủ thể tham gia giao kết.

Một phần của tài liệu Các vấn đề pháp lý về sàn giao dịch thương mại điện tử tại việt nam (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)