CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
2.4 Đánh giá chung quy định của pháp luật về sàn giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam
2.4.2 Ưu điểm của quy định pháp luật về sàn giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam
Ở nước ta, từ đầu những năm 2000 đến nay thương mại điện tử thực sự đã được đầu tư, khuyến khích phát triển từ phía các cơ quan quản lý nhà nước và sự tích cực tham gia của các doanh nghiệp. Thủ tướng Chính phủ đã thông qua “Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010” và Dự án quốc gia 191 “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 – 2010 ”. Các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử cũng có nhiều biện pháp cụ thể nhằm phát triển thương mại điện tử như xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B);
xây dựng cổng thương mại điện tử quốc gia.
24Điều 16, Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
Các doanh nghiệp cũng đã tích cực và chủ động tham gia thương mại điện tử với nhiều mô hình kinh doanh khác nhau như: siêu thị trực tuyến trong các ngành nghề như thiết bị điện tử, viễn thông, phần mềm, sản phẩm số hóa, sách, hàng thủ công mỹ nghệ, các dịch vụ như: công nghệ thông tin và truyền thông, du lịch, thông tin, tư vấn… Để tạo điều kiện phát triển hoạt động mua bán hàng hóa thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử. Nhà nước ta đã xây dựng và ngày càng hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử.
Thương mại điện tử Việt Nam đã có những bước tiến rất đáng kể. Hành lang pháp lý cho thương mại điện tử được hình thành với sự bổ sung và sửa đổi những điều khoản liên quan đến thương mại điện tử trong Luật giao dịch điện tử, Luật công nghệ thông tin, Luật Thương mại, Luật Dân sự, Luật Hải quan, Luật sở hữu trí tuệ, và bổ sung những văn bản điều chỉnh cụ thể như Nghị định thương mại điện tử, nghị định về chữ ký điện tử và dịch vụ chứng thực điện tử, nghị định về dịch vụ tài chính và ngân hàng điện tử…
Trước khi có Luật Giao dịch điện tử năm 2005 (đạo luật điều chỉnh trực tiếp về giao dịch điện tử) thì giá trị pháp lý của sàn giao dịch thương mại điện tử đã được thừa nhận trong các văn bản: Bộ Luật dân sự 2005, Luật Thương mại 2005.
Đến năm 2006 thương mại điện tử nói chung và giao dịch điện tử nói riêng bắt đầu bước sang giai đoạn mới và có bước tiến đều khắp trên nhiều lĩnh vực từ chính sách, pháp luật, giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Điểm đáng chú trọng trong quá trình hoàn thiện pháp luật về sàn giao dịch TMĐT đó là sự thay đổi tích cực đồng bộ toàn diện các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử, internet, thương mại, đầu tư…có sự thống nhất trên cơ sở các văn bản có tính giá trị pháp lý cao thông qua các bản Hiến pháp, Bộ luật dân sự. Với những thay đổi các chính sách pháp luật liên quan… cùng các chính sách kinh tế, pháp luật liên quan cũng đã góp phần hoàn thiện các vấn đề liên quan đến hoạt động mua bán thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử đã có tác động định hướng đến công tác thể chế hóa việc hoàn thiện các qui định pháp luật liên quan đến sàn giao dịch thương mại điện tử.
Quá trình giao kết và thực hiện việc mua bán hàng hóa thông qua sàn giao dịch chịu sự điều chỉnh bởi các quy định luật chung như Bộ luật dân sự, Luật thương mại, còn chịu sự điều chỉnh bởi những quy phạm pháp luật đặc thù dành riêng cho hợp đồng điện tử. Năm 2006 có ý nghĩa đặc biệt đối với thương mại điện
tử Việt Nam. Vì đây là năm các văn bản pháp lý điều chỉnh về thương mại điện tử nói chung và giao dịch điện tử nói riêng chính thức có hiệu lực như Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Luật thương mại năm 2005, Bộ luật dân sự năm 2005 và Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 9-6-2006 về Thương mại điện tử. Điều này đã tạo nền tảng pháp lý cho các giao dịch điện tử phát triển.
Hiện nay còn những vấn đề đặc thù phát sinh từ sàn giao dịch thương mại điện tử mà pháp luật hợp đồng truyền thống chưa đề cập đến như thông điệp dữ liệu, trao đổi dữ liệu điện tử, chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử…do đó, không thể áp dụng những quy định của pháp luật truyền thống để giải quyết các vấn đề phát sinh chỉ có ở hợp đồng điện tử. Điều đó lý giải vì sao để phát triển giao dịch điện tử nói chung và giao kết hợp đồng điện tử nói riêng các tổ chức quốc tế và nhiều nước trên thế giới đều xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các giao dịch được tiến hành bằng các phương tiện điện tử.
Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới bên cạnh các đạo luật về hợp đồng truyền thống, người ta phải ban hành Luật giao dịch điện tử, Luật về thương mại điện tử, Luật về chữ ký điện tử… việc ban hành các đạo luật này sẽ có tác dụng đem lại niềm tin cho các bên tham gia giao kết hợp đồng điện tử, từ đó kích thích các bên tham gia giao kết hợp đồng điện tử nhiều hơn và với giá trị giao dịch cao hơn.
Đồng thời việc ban hành các quy định pháp luật dành riêng cho hợp đồng điện tử còn góp phần tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc giao kết hợp đồng điện tử.
Qua một thời gian nghiên cứu soạn thảo, Cơ quan quản lý có thẩm quyền đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thay thế văn bản trước đó, với ự tiếp thu chỉnh sửa từ các quan hệ giao dịch phát sinh trên thực tế. Từ đó xây dựng quy định pháp luật để điều chỉnh, quản lý và đồng thời quy định các nhóm hành vi nghiêm cấm thực hiện trong thương mại điện tử, tướng ứng là chế tài xử phạt thay đổi theo hướng tăng số tiền phạt, doanh nghiệp vi phạm bị phạt nặng hơn cá nhân vi phạm đồng thời áp dụng hình phạt bổ sung như: tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, đình chỉ hoạt động thương mại điện tử tử 6 đến 12 tháng và biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc thu hồi tên miền “.vn” của website có hành vi vi phạm, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Sự thay thế ở một số văn bản pháp luật, quy định gần như toàn bộ các hành vi diễn ra trong hoạt động thương mại điện tử, trên sàn giao dịch thương mại điện tử như:
- Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 quy định quy định về việc phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động thương mại điện tử (thay thế nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2006 về thương mại điện tử)
- Thông tư số 12/2013/TT-BCT ngày 20/6/2013 quy định thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan đến website thương mại điện tử (thay thế Thông tư số 46/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010)
- Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Sau một thời gian khá dài, đôi lúc bất lực trước hành vi lợi dụng hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, lợi dụng danh nghĩa sàn giao dịch thương mại điện tử để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bán hàng đa cấp nhằm thu lợi bất chính… thì đến thời điểm này các cơ quan chức năng có thể dần dần sắp xếp lại trật tự của hoạt động thương mại điện tử, duy trì hành lang pháp lý cho mọi hoạt động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp các bên tham gia, thúc đẩy giao dịch hàng hóa bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng phát triển.
Hoạt động mua bán hàng hóa được thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử được đặt dưới sự điều chỉnh của pháp luật và sự quản lý của Nhà nước là cơ sở để hoạt động này được điều chỉnh đúng hướng và hiệu quả góp phần vào việc hoàn thiện và nâng cao các giải pháp mở rộng quan hệ mua bán trong nước, quốc tế và thuận tiện trong kinh doanh.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ về nội dung trên website sàn giao dịch thương mại điện tử
Giao kết hợp đồng điện tử ngày càng phát triển thì cần tạo dựng niềm tin cho các chủ thể vào giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, về độ an toàn của loại chữ ký này khi được sử dụng trong các giao dịch điện tử. Vì vậy, nhà nước cần phải khẩn trương xây dựng thật nhiều cơ quan chứng thực chữ ký điện tử nhằm đảm bảo cho các giao dịch điện tử nói chung và giao kết hợp đồng điện tử nói riêng được an toàn.
Hiện nay, ở Việt Nam chỉ mới có ba cơ quan chứng thực chữ ký điện tử được cấp phép thành lập đó là: “Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam – VNPT và Công ty Cổ phần công nghệ thẻ Nacencomm, công ty an ninh mạng Bkav”25. Đây rõ ràng là một sự lựa chọn ít ỏi cho những người tham gia giao dịch điện tử và hoàn toàn
25http://home.vnn.vn/_bkav_cung_cung_cap_dich_vu_chung_thuc_chu_ky_so_-201850880-632051839-0
không xứng với quy mô phát triển thương mại điện tử của Việt Nam cả ở hiện tại lẫn trong tương lai.
Việc ban hành quy định pháp luật về hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử gồm: “Hoạt động đánh giá và chứng nhận chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử; hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử; hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử”26 là cần thiết, với các quy định cụ thể là điều kiện và cơ hội cho việc phát triển dịch vụ trong hoạt động thương mại điện tử và tạo lòng tin, yên tâm cho hoạt động mua bán, giao dịch hàng hóa.
Hành vi “Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ”27 là hành vi bị cấm đã được đưa vào quy định pháp luật về thương mại điện tử. Pháp luật Việt Nam ghi nhận việc xử lý các hành vi xâm phạm nhãn hiệu tại bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 và luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Theo đó, các cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của bộ luật hình sự theo điều 212 Luật sở hữu trí tuệ 2005.
Đặc biệt, Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 đã thêm vào một tội danh mới đó là “tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”28 tại điều 171. Từ đó có thể thấy việc quy định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là một loại tội phạm mới trong bộ luật hình sự 1999 chứng tỏ nhà nước đã coi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Pháp luật ban hành để xử lý, răn đe các hành vi vi phạm đồng thời đảm bảo lợi ích kinh doanh chính đáng cho doanh nghiệp.
Bảo vệ người tiêu dùng, các bên tham gia vào quan hệ giao dịch thương mại điện tử
Để phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng điện tử thì điều đầu tiên cần làm là bổ sung vào Luật Giao dịch điện tử 2005 điều khoản hướng dẫn cụ thể cách thức xác định năng lực chủ thể của các bên để hạn chế những rủi ro liên quan đến năng lực giao kết của các bên. Chẳng hạn như: “Năng
26Điều 60, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 về thương mại điện tử 27Điều 4, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 về thương mại điện tử
28 Điều 171, Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân trong giao kết hợp đồng điện tử vẫn tuân theo quy định của pháp luật hợp đồng truyền thống và được xác định căn cứ vào những thông tin được liệt kê trong thẻ thông tin cá nhân do một tổ chức có thẩm quyền cấp”. Theo đó, thẻ thông tin cá nhân bao gồm đầy đủ các thông tin về tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, quê quán, nơi đăng ký thường trú, tình trạng sức khỏe… và một mật khẩu để truy cập mà chỉ có chủ nhân của thẻ này và tổ chức cấp thẻ mới biết tương tự như chứng thư điện tử hay chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử và tổ chức cung cấp dịch dụ chứng thực chữ ký số cấp.
Ngoài ra, để tránh tình trạng bị chính đối tác của mình lợi dụng những thông tin trong thẻ thông tin cá nhân để gây bất lợi cho bên còn lại, hệ thống mạng sẽ hỗ trợ chức năng đổi mật khẩu sau mỗi lần giao dịch. Loại thẻ này sẽ được cấp cho tất cả các công dân và thông tin này sẽ được lưu trữ trên mạng. Khi giao kết hợp đồng điện tử thì các bên sẽ cung cấp cho nhau mật khẩu để truy cập thông tin cá nhân.
Căn cứ vào những thông tin trong thẻ thông tin, các bên có thể xác định được chính xác năng lực chủ thể của đối tác.
Từ đó, hạn chế được những rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử. Điều cần lưu ý ở đây, để thực hiện được phương pháp này đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, bên cạnh đó đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự bảo mật thẻ thông tin cá nhân của mình, không để người khác biết và chỉ cung cấp mật khẩu truy cập cho đối tác khi giao kết hợp đồng và tự giác đổi mật khẩu sau mỗi lần giao dịch, có như vậy thì các giao dịch điện tử mới được đảm bảo an toàn. Nếu thực hiện được thành công phương pháp này thì sẽ góp phần hạn chế rủi ro cho các chủ thể liên quan đến năng lực giao kết hợp đồng.
Theo quy định tại nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử thì trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng; của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử; Trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử được quy định rất cụ thể, bao gồm trách nhiệm cá nhân, báo cáo, cung cấp thông tin, đảm bảo về thông tin, an toàn, bảo mật… Từ đó mà người tiêu dùng, các bên tham gia vào giao dịch thương mại điện tử được đảm bảo quyền lợi tốt hơn và khi xảy ra tranh chấp trong quá trình mua bán hàng hóa dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử thì sẽ được nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phối hợp xử lý.
Đặc biệt sự ra đời của Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã dành 15 điều từ điều 65 đến điều 80 để quy định xử phạt về hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Có thể nói trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ qua sàn giao dịch thương mại điện tử, website bán hàng trực tuyến thì người tiêu dùng luôn là đối tượng yếu thế, dễ bị ảnh hưởng quyền lợi như mua sản phẩm nhưng nhận hàng lại không đúng sản phẩm đó, chất lượng thì không đảm bảo… để kịp thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, nghị định đã quy định hàng loạt điều luật từ mua bán hàng hóa, đổi lại sản phẩm, bảo hành, cung cấp thông tin cho khách hàng..
nếu chủ thể bán sản phẩm vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định, với những quy định khá kịp thời và đầy đủ sẽ góp phần khuyến khích việc mua sắm hàng hóa, giao dịch thương mại điện tử phát triển nhanh chóng.