CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
2.4 Đánh giá chung quy định của pháp luật về sàn giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam
2.4.1 So sánh quy định pháp luật giữa sàn giao dịch thương mại điện tử và sở giao dịch hàng hóa
Về điều kiện đăng ký thành lập hoạt động
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hình thức giao kết hợp đồng trên sàn giao dịch thương mại điện tử thông qua sở giao dịch hàng hóa. Sở giao dịch hàng hóa là hình thức giao dịch được giao kết bằng cách hai bên gặp gỡ trực tiếp tại một địa điểm vào một thời điểm đã định sẵn để thỏa thuận về các điều khoản của hợp đồng phương thức giao hàng, thanh toán hoặc trao đổi với nhau các tài liệu giao dịch và trực tiếp ký vào hợp đồng bằng chữ ký tay sau khi các bên đã đạt được sự thống nhất ý chí về quyền và nghĩa vụ của các bên. Và nếu các bên giao dịch chọn phương
21 Trần Văn Hòe (2007), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, tr 146.
thức giao dịch qua “website hoạt động theo phương thức sở giao dịch hàng hóa”22 thì phải tuân thủ quy định pháp luật về giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa và sàn giao dịch thương mại điện tử.
Còn đối với giao kết thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, các bên giao tiếp với nhau trong một môi trường ảo, phi giấy tờ ở bất cứ đâu và vào bất cứ thời điểm nào có máy tính nối mạng đều có thể truy cập để gửi hoặc nhận một đề nghị hay chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dưới dạng thông điệp dữ liệu.
Đối tượng xin giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử:
Thương nhân, tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; có ngành nghề kinh doanh hoặc chức năng, nhiệm vụ phù hợp; có tên miền hợp lệ; cam kết tuân thủ các quy định pháp luật, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, Nghị định số 97/2008/NĐ-CP, Thông tư số 09/2008/TT-BCT của Bộ Công Thương và các quy định pháp luật liên quan.
Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử tham gia hệ thống để đăng ký website và thông báo các thay đổi liên quan tới hoạt động của website với Cơ quan quản lý nhà nước.
Cán bộ quản lý tham gia hệ thống để tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký và theo dõi hoạt động của cácsàn giao dịch thương mại điện tử. Việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử được Bộ Công Thương thực hiện trực tuyến thông qua hệ thống đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện trực tuyến qua Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn.
Do doanh nghiệp sở hữu website không phải là bên trực tiếp cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng, việc phân định trách nhiệm giữa chủ website và các đơn vị, cá nhân bán hàng trong việc cung cấp thông tin cũng như thực hiện các nghĩa vụ với người mua là cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự “rõ ràng”
và “minh bạch” của môi trường giao dịch. Những quy chế và hướng dẫn cụ thể về quy trình giao dịch, về phạm vi trách nhiệm của mỗi bên cần được công bố công khai trên website để các bên tham gia giao dịch biết về nghĩa vụ, quyền lợi của mình cũng như các rủi ro có thể phát sinh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vận hành sàn giao dịch thương mại điện tử cần đặc biệt lưu ý việc thẩm tra và xác minh thông tin
22Điều 35, khoản 3, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 về thương mại điện tử
thành viên để đảm bảo độ tin cậy nhất định cho các giao dịch trên sàn, đồng thời phục vụ cho hoạt động giải quyết tranh chấp hoặc điều tra khi xảy ra sai phạm trên sàn giao dịch.
- Sở giao dịch hàng hóa (hay thường được gọi là sàn giao dịch hàng hóa) là một biện pháp được quan tâm và chú ý nhiều nhất. Xây dựng tốt một sàn giao dịch hàng hóa sẽ thúc đẩy sự phát triển việc lưu thông, trao đổi hàng hóa trong ngành nghề mà sở giao dịch đó hướng đến, đồng thời cũng là điều cần thiết để thúc đẩy thương mại nội địa, cũng như liên thông với xuất khẩu. “Sở giao dịch hàng hóa là pháp nhân được thành lập và hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần”23 theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định 158/2006/NĐ/CP. Việc thành lập Sở giao dịch hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công thương) quyết định. Thẩm quyền cho phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa: Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa; phê chuẩn Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
- Điều kiện thành lập Sở Giao dịch hàng hóa: Sở Giao dịch hàng hóa được thành lập nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Vốn pháp định là một trăm năm mươi tỷ đồng trở lên; Điều lệ hoạt động phù hợp với quy định của Nghị định này;
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên và có thời gian công tác trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ít nhất là 05 năm; có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Các điều kiện khác theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động mua bán hàng hóa, quản lý, điều hành
Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử:
Đăng ký cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định pháp luật về thương mại điện tử.
Xây dựng và ban hành quy chế quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử.
Những nội dung chính của quy chế bao gồm: nguyên tắc, quy trình giao dịch, bảo đảm an toàn giao dịch, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý thông tin xấu, giới hạn trách nhiệm trong các trường hợp phát sinh lỗi kỹ thuật của sàn giao dịch. Quy
23 Điều 6, Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
chế này phải hiển thị trên trang chủ website và cho phép người tham gia có thể đọc và lưu trữ một cách thuận tiện, hoàn chỉnh.
Thẩm tra và xác thực thông tin đăng ký kinh doanh (đối với thương nhân) hoặc nhân thân (đối với cá nhân) tham gia bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Thiết lập cơ chế cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện được quy trình giao kết hợp đồng theo quy định tại Thông tư 09/2008/TT-BCT về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử.
Lưu giữ thông tin đăng ký của thương nhân hoặc thông tin cá nhân của các cá nhân ngay từ ngày thương nhân hoặc cá nhân đăng ký tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử và thường xuyên cập nhật các thông tin thay đổi, bổ sung có liên quan.
Áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân và thông tin cá nhân. Không được tiết lộ, chuyển nhượng, cho thuê hoặc bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tích cực hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật; cung cấp các tài liệu như thông tin đăng ký, lịch sử dữ liệu giao dịch, … của đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Công khai cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch trên sàn giao dịch thương mại điện tử, tích cực hỗ trợ người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.
Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử:
Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ của mình chào bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Tuân thủ các quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử, Thông tư 09/2008/TT-BCT ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Bộ Công Thương về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử và các quy định tại Thông tư này.
Tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại.
Trách nhiệm của Sở Giao dịch hàng hóa:
- Tổ chức hoạt động mua bán hàng hoá đúng với quy định của pháp luật và Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
- Tổ chức các giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa một cách công bằng, trật tự và hiệu quả.
- Công bố Điều lệ hoạt động, Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa đã được Bộ trưởng Bộ Thương mại phê chuẩn, cấp, sửa đổi, bổ sung; công bố danh sách và các thông tin về thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa; công bố thông tin về các giao dịch và lệnh giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa và các thông tin khác theo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
- Thực hiện việc báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Thương mại về các thông tin liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa và danh sách thành viên tại thời điểm báo cáo.
- Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác thanh tra, kiểm tra và phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
- Thực hiện chế độ thống kê, kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật.
Về tổ chức các dịch vụ kinh doanh và trách nhiệm liên đới giữa các cá nhân Trách nhiệm liên đới giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử và thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn.
Hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận hợp tác giữa thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn thương mại điện tử và thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử cần quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong việc cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng theo quy định tại Thông tư số 09/2008/TT-BCT ngày 21 tháng 7 năm 2008 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Nếu hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận hợp tác giữa thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn thương mại điện tử và thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử không quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên, thì thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử chịu trách nhiệm trong trường hợp việc bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn vi phạm các quy định tại Thông tư số 09/2008/TT-BCT ngày 21 tháng 7 năm 2008 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Trách nhiệm liên đới giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sở giao dịch hàng hóa và thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia bán hàng hóa ở sở giao dịch hàng hóa.
- “Chịu trách nhiệm cuối cùng về mọi hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa”24; thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ.
- Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa gây thiệt hại cho các thành viên, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa và theo các quy định khác của pháp luật.
Thương nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong việc sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong việc sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.