CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
2.4 Đánh giá chung quy định của pháp luật về sàn giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam
2.4.4 Bài học kinh nghiệm về mô hình tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử đối với Việt Nam
Quá trình giao kết và thực hiện việc mua bán hàng hóa thông qua sàn giao dịch hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài việc phải tuân thủ các quy định pháp luật về việc mua bán hàng hóa thông qua sàn giao dịch hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, còn chịu sự điều chỉnh bởi những quy phạm pháp luật đặc thù dành riêng. Điều đó lý giải vì sao để phát triển giao dịch điện tử, các tổ chức quốc tế và nhiều nước trên thế giới đều xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các giao dịch được tiến hành bằng các phương tiện điện tử. Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới bên cạnh các đạo luật về hợp đồng truyền thống, người ta phải ban hành Luật giao dịch điện tử, Luật về thương mại điện tử, Luật về chữ ký điện tử…
Việc ban hành các đạo luật này sẽ có tác dụng đem lại niềm tin cho các bên tham gia giao kết hợp đồng điện tử, từ đó kích thích các bên tham gia giao kết hợp đồng điện tử nhiều hơn và với giá trị giao dịch cao hơn. Đồng thời việc ban hành các quy định pháp luật dành riêng cho hợp đồng điện tử còn góp phần tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc giao kết hợp đồng điện tử. Việt Nam là một quốc gia mới phát triển loại hình giao dịch thông qua sàn. Vì vậy, bài học kinh nghiệm về mô hình tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử đối với Việt Nam là:
31Điều 75, khoản 5, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 về thương mại điện tử
- Cần nâng cao và đổi mới nhận thức của các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước về tầm quan trọng của việc giao kết hợp đồng điện tử đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Bên cạnh đó, cần phải đào tạo một nguồn nhân lực có trình độ cao và am hiểu về công nghệ thông tin để quản lý và hỗ trợ các doanh nghiệp trong các hoạt động thương mại điện tử.
- Phải biết tiếp thu và tận dụng có chọn lọc những kinh nghiệm xây dựng khung pháp lý về giao kết hợp đồng điện tử của các nước nhất là các quốc gia có nền thương mại điện tử phát triển để xây dựng cho nước mình một hệ thống pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử không những phù hợp với thực tiễn trong nước mà còn phù hợp với xu hướng chung của thế giới.
- Cần xây dựng một khung pháp lý về giao kết hợp đồng điện tử linh hoạt, gắn kết chặt chẽ với các văn bản pháp luật khác ở trong nước, tránh tình trạng chồng chéo mâu thuẫn lẫn nhau đặc biệt là với Bộ luật dân sự và luật thương mại.
- Để xây dựng được khung pháp lý hoàn thiện cần phải đón đầu, tiên liệu trước những khả năng, những trường hợp có thể xảy đến trong tương lai, tránh những quy định quá cứng nhắc, quá chặt chẽ, cần xây dựng những quy định thông thoáng nhưng rõ ràng chặt chẽ.
- Tuyền truyền, phổ biến Luật Giao dịch điện tử và các văn bản có liên quan đến giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Việc tuyên truyền này không chỉ gói gọn trong nội bộ các doanh nghiệp tham gia giao dịch điện tử mà phải được tuyên truyền và phổ biến rộng rãi trong nhân dân tạo điều kiện để khi nhân dân có dịp tham gia một giao dịch điện tử bất kỳ nào đó thì cũng có được một lượng kiến thức nhất định về pháp luật điều chỉnh về việc mua bán hàng hóa thông qua sàn giao dịch hội nhập kinh tế quốc tế, tránh tình trạng vì không biết mà bị dụ dỗ, lừa gạt.
- Bên cạnh các biện pháp tăng cường khung pháp lý về sàn giao dịch hội nhập kinh tế quốc tế, để tạo điều kiện cho giao dịch điện tử phát triển, tạo điều kiện cho việc giao kết hợp đồng được tiến hành thuận lợi, về phía nhà nước còn phải tăng cường đầu tư xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng thiết bị hiện đại, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, tạo điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán điện tử giữa các ngân hàng làm nền tảng cho việc thanh toán trực tuyến trong quá trình giao dịch.
- Ngoài ra, các doanh nghiệp cần phải tăng cường tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ tin học và công nghệ thông tin giỏi để thường xuyên nắm bắt các thông tin mới để phục vụ cho việc giao dịch và có khả năng thiết kế các
chương trình phần mềm đáp ứng yêu cầu hoạt động thương mại điện tử của doanh nghiệp, cũng như việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh. Đồng thời, các doanh nghiệp còn phải chú trọng đầu tư đủ mạnh về trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho giao dịch điện tử của doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp cũng cần có phương pháp quản lý dữ liệu thích hợp để bảo mật hợp đồng điện tử tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Kết luận Chương 2
Trong Chương 2, tác giả đã làm rõ các quy định của pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động trên sàn giao dịch thương mại điện tử, từ việc thành lập, đăng ký hoạt động, loại hình hoạt động đến việc các doanh nghiệp phải thực hiện các trách nhiệm pháp luật quy định như: đăng ký hoạt động, công bố công khai thông tin,.... Cũng như một số bất cập, hạn chế của các quy định pháp luật về xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong thương mại điện tử.
Các quy định về trách nhiệm pháp lý như: bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của doanh nghiệp xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Phải chịu phạt vi phạm hành chính cũng như các biện pháp hành chính khác như khắc phục hậu quả, tạm đình chỉ hoạt động hoặc bị cấm hoạt động …Trách nhiệm hình sự và những hạn chế, bất cập trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động thương mại điện tử đối với cá nhân, doanh nghiệp.