Những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về sàn

Một phần của tài liệu Các vấn đề pháp lý về sàn giao dịch thương mại điện tử tại việt nam (Trang 57 - 61)

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

2.4 Đánh giá chung quy định của pháp luật về sàn giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam

2.4.3 Những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về sàn

Ở Việt Nam, thương mại điện tử xuất hiện từ năm 1999 nhưng chỉ thực sự phát triển từ năm 2005 khi Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bỏ phiếu thông qua ngày 29/11/2005 và chính thức có hiệu lực ngày 1/3/2005. Luật Giao dịch điện tử của Việt Nam năm 2005 ra đời đã bước đầu tạo dựng khung pháp lý cho các giao dịch điện tử nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Tuy nhiên, Luật cũng chưa quy định đầy đủ, chi tiết về giao kết hợp đồng điện tử, đặc biệt là giao kết hợp đồng trong lĩnh vực thương mại. Các điều khoản quy định về giao kết mua bán hàng hóa thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử rất khó triển khai việc giao kết, thực hiện cũng như giải quyết tranh chấp phát sinh. Còn tồn tại rất nhiều vấn đề chưa được Luật quy định hoặc quy định chung chung, mơ hồ, không rõ ràng. Cụ thể, những tồn tại, vướng mắc phát sinh đó là:

Thứ nhất: Sàn giao dịch thương mại điện tử là một phương thức giao dịch hiện đại mang lại nhiều lợi ích cho các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, phương thức này cũng mang lại nhiều rủi ro cho các chủ thể mà tham gia.

Các rủi ro mà các bên thường gặp là vấn đề xác định năng lực của các bên giao kết, chủ yếu là cá nhân, trong môi trường mạng, các bên không hề gặp mặt nhau để giao dịch mà tất cả các công đoạn đều thực hiện thông qua hệ thống mạng máy tính toàn cầu, do đó rất khó xác định năng lực giao kết của các bên, làm sao để biết được đối

tác của mình có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự hay không, làm sao biết được bên kia có bị hạn chế hay mất năng lực hành vi dân sự hay không...

Ngoài ra còn những rủi ro do sự khác biệt về hệ thống pháp luật của các bên giao kết nếu tiến hành giao dịch với đối tác nước ngoài, hay phải chịu những thiệt hại do đơn đặt hàng giả, phải thực hiện những hợp đồng không do mình ký…

Tất cả các vấn đề vừa nêu nếu không được giải quyết bằng những quy định phù hợp của pháp luật sẽ đẩy các doanh nghiệp vào những rủi ro khôn lường. Vì theo quy định một số quốc gia một số loại hàng hóa như: rượu, bia, thuốc lá…

không được bán cho người chưa thành niên hoặc căn cứ xác định năng lực pháp luật, năng lực hành vi của cá nhân mua hàng thì chưa quy định rõ ràng, với sự phát triển của công nghệ thông tin, ứng dụng mobile thì mọi thành phần trong xã hội, ở mọi lứa tuổi có thể truy cập vào website bán hàng, đăng ký mua hàng hóa “Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong việc xác định năng lực của các chủ thể sẽ dẫn đến hậu quả là hợp đồng không thực hiện được, xa hơn là trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự”29.

Thứ hai, Việc ra đời nghị định 185/2013/ NĐ-CP thay thế một loạt các nghị định xử lý vi phạm hành chính trong nhiều lĩnh vực và quy định chung lại trong một nghị định có ý nghĩa quan trọng cho thấy quan điểm xử lý nghiêm của cơ quan nhà nước đối với hành vi vi phạm pháp luật, khả năng báo quát các hành vi của cơ quan lập pháp của nước ta ngày càng nâng cao.

Hình phạt bổ sung ở các quy định trong nghị định này là buộc nộp lại “số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm” việc hướng dẫn xử lý số lợi bất hợp pháp này sẽ do Bộ tài chính hướng dẫn nhưng cần phải có hướng dẫn rõ ràng về số lợi bất hợp pháp là như thế nào, số lợi bất hợp pháp là vật chất hay tiền cụ thể.

Số lợi bất hợp pháp là “khoản lợi ích mà tổ chức, cá nhân thu được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính, gồm: tiền, giấy tờ có giá, tài sản và vật có giá”30. Như thông tư quy định “số lợi bất hợp pháp thu được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hành vi vi phạm hành chính”. Việc chứng minh hành vi vi phạm xảy ra từ thời điểm nào cũng rất khó xác định và nếu như số lợi ích bất hợp

29Nguyễn Thị Mơ (2006 ), Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử, NXB Lao động - XH, Hà Nội, tr 60.

30Điều 4, Thông tư 149/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2014 Quy định về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước

pháp bằng tiền này được người vi phạm sử dụng đầu tư, kinh doanh mà thu được tiền lãi, lời nhiều hơn gấp mấy lần thì khi tịch thu số lợi bất hợp pháp này thì có tịch thu luôn phần lợi ích phát sinh từ hành vi vi phạm không. Điều này chưa được quy định rõ, thêm nữa hành vi này diễn ra khá phổ biến trên thực tế, không một người chiếm giữ số lợi ích bất hợp pháp mà lại để một chỗ mà họ sẽ tẩu tán, chia cho các thành viên hoặc là đầu tư kinh doanh phát sinh lợi nhuận.

Thứ ba, Các giao dịch được thực hiện thông qua một hệ thống mạng máy tính toàn cầu nên các cá nhân, thương nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể dễ dàng giao kết hợp đồng điện tử với bất kỳ ai, vào bất cứ thời điểm nào, ở bất cứ nơi đâu, trong nước hay nước ngoài do không còn rào cản biên giới nữa. Đối với các hợp đồng điện tử được giao kết giữa các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong nước thì pháp luật đã có những quy định cơ bản hướng dẫn trong các văn bản pháp lý hiện hành như Luật Giao dịch điện tử của Việt Nam năm 2005 và các văn bản có liên quan.

Đáng nói là khi nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ra đời thì nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử sẽ bị xử lý do không tuân thủ quy định pháp luật như chưa đăng ký hay cung cấp thông tin không chính xác cho cơ quan quản lý. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này đang lách luật nhiều thương nhân, tổ chức thương mại đã chuyển hướng sang tiếp thị, chào bán hàng hóa sang các trang mạng xã hội như facebook… nhưng chưa thể xử lý được Nghị định 185 chỉ có hiệu lực với những website đăng ký tại Việt Nam, có tên miền của Việt Nam. Facebook... là những mạng xã hội có hệ thống ở nước ngoài, chưa đăng ký tại Việt Nam nên không thể áp dụng chế tài xử phạt theo Nghị định 185/2013.

Vậy còn đối với các hợp đồng điện tử được giao kết với đối tác nước ngoài thì được quy định như thế nào? Hay cụ thể hơn, nếu các chủ thể trong nước giao kết hợp đồng điện tử với các đối tác nước ngoài mà phát sinh tranh chấp sẽ được giải quyết như thế nào? Pháp luật nước nào sẽ điều chỉnh vấn đề này và cơ quan nào sẽ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài? Thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài là bao lâu? Khi mà những quy định về giao kết hợp đồng điện tử với các đối tác nước ngoài chưa được Luật quy định cụ thể.

Thứ tư, chưa có những quy định cụ thể hướng dẫn giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch sàn giao dịch thương mại. Trong thực tiễn giao kết và thực hiện mua bán hàng hóa trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Việc giải quyết tranh chấp giữa các bên thường được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và thực hiện các hợp đồng truyền thống “việc giải quyết tranh chấp phải thông qua thương lượng giữa các bên, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án theo các thủ tục, quy định hiện hành về giải quyết tranh chấp”. Nhưng về mặt pháp lý thì chưa có những quy định cụ thể về giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến giao kết hợp đồng điện tử, các quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng điện tử cũng chưa rõ ràng, còn thiếu những quy định về thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng điện tử trong nước và hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài.

Thứ năm, nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có vấn đề quy định trong nghị định khi nghiên cứu thấy chưa hợp lý là tại Điều 82 khoản 5 Hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử quy định phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử

b) Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân

c) Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh

Các hành vi quy dịnh tại Điều 82 khoản 5 này khi phát hiện hành vi vi phạm thì đều rơi vào quy định tại Bộ luật hình sự đều có dấu hiệu của tội phạm hình sự nếu quy định chỉ xử lý phạt vi phạm hành chính như vậy thì có chồng chéo quy định của pháp luật không. Khi đọc vào thì người đọc sẽ hiểu ngay là các hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử như: lừa đảo khách hàng, huy động vốn trái phép, kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hàng hóa cấm kinh doanh thì chỉ bị xử phạt hành chính.

Thứ sáu, quy định về sự phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm trong lĩnh vực hoạt động thương mại điện tử còn quy định chưa đồng bộ, chưa phát huy được vai trò quản lý của cơ quan nhà nước.

Theo quy định pháp luật “Thanh tra Bộ Công Thương, Cơ quan quản lý thị trường, Thanh tra Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan nhà nước khác có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử theo thẩm quyền quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có liên quan”31. Trong khi hành vi vi phạm trên lực vực thương mại điện tử đa số có dấu hiệu vi phạm luật hình sự như: lừa đảo khách hàng, xâm phạm sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa cấm kinh doanh. Hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin nên quy định có sự phối hợp đại diện cơ quan Sở công thương, Sở thông tin và truyền thông, Cơ quan quản lý thị trường, Cơ quan Công an, khi phát hiện vi phạm quá trình thu thập chứng cứ, chuyển hóa chứng cứ, xử lý hành vi vi phạm theo đúng quy định pháp luật, không để chủ thể vi phạm tìm cách hủy tài liệu, chứng cứ.

Một phần của tài liệu Các vấn đề pháp lý về sàn giao dịch thương mại điện tử tại việt nam (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)