Tổ chức các dịch vụ tại sàn giao dịch thương mại điện t ử

Một phần của tài liệu Các vấn đề pháp lý về sàn giao dịch thương mại điện tử tại việt nam (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

2.2 Quy định chung đối với hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử

2.2.6 Tổ chức các dịch vụ tại sàn giao dịch thương mại điện t ử

Theo khái niệm cơ bản nhất, sàn giao dịch thương mại điện từ là website nơi các thương nhân, tổ chức, cá nhân có thể mua và bán hàng với nhau thông qua việc ứng dụng một nền tảng công nghệ hiện đạị. Trong đó nhà cung cấp dịch vụ với điều kiện “Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử là thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử để các thương nhân, tổ

chức, cá nhân khác có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó”17. Bên cạnh đó, để mang tính cạnh tranh và thu hút khách hàng nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử còn cung cấp các dịch vụ phụ trợ như dịch vụ thanh toán, dịch vụ giao nhận giúp cho các thành viên hoàn thành việc giao dịch của mình một cách thuận lợi hơn. Sàn giao dịch cũng hỗ trợ các hoạt động chung như: cung cấp thông tin sản xuất, tài trợ cho những thảo luận trực tuyến, cung cấp các khảo sát nhu cầu khách hàng, dự báo ngành sản xuất, nhu cầu linh kiện và nguyên vật liệu… Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; có chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ; Website hoạt động theo phương thức sở giao dịch hàng hóa và các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.

Khi tham gia sử dụng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử khách hàng có thể lựa chọn rất nhiều hình thức: từ giới thiệu hàng hóa, mua bán hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, cùng với dịch vụ phụ trợ kèm theo. Khi nhiều phương thức mua bán hàng hóa diễn ra thì cần có vai trò quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo hoạt động trên sàn giao dịch thương mại điện tử hoạt động theo đúng nghĩa cùa nó.

2.3 Các hành vi bị nghiêm cấm trong mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thông qua website thương mại điện tử

Theo quy định tại điều 4 nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử, có 4 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong trong hoạt động thương mại điện tử là: vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử, vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử và các vi phạm khác. Như vậy nhà làm luật có sự khái quát về nhóm hành vi vi phạm, căn cứ từ thực tiễn hoạt động thương mại điện tử thời gian qua, điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, lừa đảo chiếm dụng vốn của khách hàng… đảm bảo môi trường thương mại điện tử phát triển ổn định.

2.3.1 Vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

17Điều 35, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 về thương mại điện tử

Nhóm thứ nhất là một số vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử như: Tổ chức mạng lưới kinh doanh, tiếp thị cho dịch vụ thương mại điện tử, trong đó mỗi người tham gia phải đóng một khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới; Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; huy động vốn trái phép; cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử khi chưa đăng ký hoặc chưa được cấp phép theo quy định; cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực không đúng với thông tin trong hồ sơ đăng ký hoặc cấp phép; có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thực hiện các thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử, đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, đăng ký hoặc xin cấp phép các dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử.

Từ thực hiện hoạt động thương mại điện tử thời gian qua, phản ánh về các website hoạt động dưới danh nghĩa sàn giao dịch thương mại điện từ mà không đăng ký thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, thu lợi bất chính từ khách hàng, thành viên tham gia như vụ công ty mua bán trực tuyến MB24 bán gian hàng ảo trên mạng thu hàng tỷ đồng “Theo tài liệu điều tra của cơ quan Công an, MB24 đã phát triển 51 chi nhánh ở 32 tỉnh, thành. Bước đầu, đã xác định cả nước có hơn 40 nghìn người tham gia mua hơn 130 nghìn gian hàng với số tiền lên tới khoảng 700 tỷ đồng”18. Việc thời gian qua các hành vi lôi kéo khách hàng trên các website để huy động vốn, bán hàng đa cấp bất chính diễn ra thương xuyên mà chưa bị xử lý là do quy định pháp luật chưa chặt chẽ.

Khi nghị định 52/2013/ NĐ-CP ra đời hy vọng sẽ tạo ra bước đột phá mới, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng nhưng để biết khả năng áp dụng vào thực tế như thế nào thì cần có sự kiểm tra, giám sát xử lý các website có hành vi vi phạm.

Từ đó mới chứng tỏ hiệu quả của quy định pháp luật, góp phần răng đe các website đang có khả năng vi phạm phải tự điều chỉnh lại hoạt động theo khuôn khổ, quy định pháp luật hiện hành. Nhóm hành vi này tập trung vào các website có dấu hiệu

18 http://www.hvcsnd.edu.vn/vn/Acedemy/Hoat-dong-toi-pham/61/2635/Ban-gian-hang-ao-thu-tien-tram- ty.aspx

lừa đảo, lợi dụng danh nghĩa sàn giao dịch thương mại để thu lợi bất chính, cung cấp thông tin đăng ký sai sự thật.

Đây là nhóm hành vi có khả năng gây bất ổn hoạt động thương mại điện tử cần được đưa vào diện quản lý đặc biệt nhằm phát hiện xử lý kịp thời hành vi sai phạm. Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung 2009) tại điều 226b có quy định về “tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”19. Căn cứ vào phản ánh của người dân, khách hàng sử dụng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử để đảm bảo an toàn, an ninh trật tự thì việc kiểm tra, xử lý các website có hành vi vi phạm cần tiếp tục triển khai đồng loạt nhằm tạo lòng tin và yên tâm của khách hàng tham gia hoạt động thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu Các vấn đề pháp lý về sàn giao dịch thương mại điện tử tại việt nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)