CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
3.1 Sự cần thiết hoàn thiện quy định của pháp luật về sàn giao dịch thương mại điện tử
3.1.1 Nhu cầu phát triển kinh tế của thế giới trên lĩnh vực thương mại điện tử Ngày nay, Internet đã phát triển một cách nhanh chóng, trở thành một phần quan trọng. Giao dịch điện tử đã phát triển trên thế giới từ nhiều năm trước nhưng đến năm 2004 chúng mới chính thức phát triển ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng các website để bán sản phẩm của mình. Nhưng hầu hết các website mới chỉ dừng lại ở giai đoạn thử nghiệm.
Đến năm 2005, giao dịch điện tử được chính thức thừa nhận về mặt pháp lý với sự ra đời của Luật Giao dịch điện tử năm 2005 của Việt Nam - văn bản điều chỉnh chính thức về giao dịch điện tử đầu tiên ở Việt Nam. Do giao dịch điện tử mới hình thành nên trong giai đoạn này số lượng các doanh nghiệp ứng dụng phương tiện điện tử trong kinh doanh còn tương đối thấp, “doanh thu của các doanh nghiệp từ loại hình giao dịch này cũng còn thấp chỉ với 8%”.32
Theo thống kê năm 2006, cùng với số lượng người sử dụng Internet và thẻ tín dụng tăng nhanh, số lượng người tiêu dùng mua sắm qua mạng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt trong giới trẻ ở khu vực đô thị. Tâm lý và thói quen mua bán bắt đầu thay đổi từ phương thức truyền thống sang phương thức mới là mua bán thông qua mạng. Việc bán vé tàu hỏa qua website www.vetau.com.vn là một động thái rất tích cực trong việc "buộc" người tiêu dùng phải quan tâm và tham gia giao dịch điện tử, dù ở mức đơn giản. Đặc biệt, trong năm 2006 phương thức giao dịch điện tử B2B phát triển nhanh. Theo Báo cáo thương mại điện tử năm 2013 của Bộ Công Thương, đã tiến hành tổng hợp thông tin từ một số đơn vị tiêu biểu trong lĩnh vực kết quả khảo sát cho thấy, ước tính giá trị mua hàng trực tuyến năm 2013 là 120 USD. Bên cạnh đó năm 2013 Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin cũng đã tiến hành khảo sát mua sắm trực tuyến đối với cá nhân, với sự tham gia của 781 người có sử dụng internet tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tỷ lệ người tham gia truy cập internet mua sắm trực tuyến là 57%, ước tính doanh số thương mại điện tử B2C khoảng 2,2 tỷ USD.
32 http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/06/07/762008/
Theo dự báo đến năm 2015 Việt Nam có khoảng 40% đến 50% dân số sử dụng internet, tốc độ phát triển kinh tế, khung pháp luật về thương mại điện tử hình thành từng bước hoàn thiện, xu hướng phát triển hạ tầng, dịch vụ đang được quan tâm. Với những yếu tố trên tỷ lệ mua sắm trực tuyến dự báo trong năm 2015 có xu thế tăng. Nếu ước tính vào số liệu trên dự báo giá trị mua hàng trực tuyến của mỗi người tăng 30 USD so với năm 2013 thì dự báo doanh số thương mại điện tử B2C của Việt Nam năm 2015 sẽ đạt trên dưới 4 tỷ USD.
Trước hết, ở tầm chính sách vĩ mô, đầu năm 2007 một văn bản quan trọng liên quan tới thanh toán điện tử đã có hiệu lực, đó là Quyết định số 291/2006/QĐ- TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020.
Ngay trong năm đầu tiên triển khai Quyết định này ngành ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Trước hết, toàn ngành ngân hàng đã có 15 ngân hàng lắp đặt và đưa vào sử dụng 4.300 máy ATM, 24.000 máy POS. Thứ hai, 29 ngân hàng đã phát hành gần 8,4 triệu thẻ thanh toán và hình thành nên các liên minh thẻ. Trong đó, hệ thống các ngân hàng thành viên của Smartlink và Banknetvn chiếm khoảng 90% thị phần thẻ cả nước và đang liên kết với nhau để từng bước thống nhất toàn thị trường thẻ. Các ngân hàng thương mại đã xây dựng lộ trình để chuyển dần từ công nghệ sử dụng thẻ từ sang công nghệ chip điện tử. Thứ ba, hầu hết các nghiệp vụ từ Ngân hàng Nhà nước tới các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng đã được ứng dụng công nghệ thông tin.
Theo báo cáo thương mại điện tử năm 2013 tổng doanh thu của 116 sàn giao dịch thương mại điện tử đạt 323 tỷ đồng. Trong đó nguồn doanh thu chủ yếu là thu phí dựa trên đơn hàng (22%), thu phí quảng cáo (20%), thu phí thành viên (18%)…
Đứng đầu về doanh thu trong các website tham gia khảo sát là chodientu.vn (29%), lazada.vn (22%), vatgia.com (15%), ivivu.com (14%) và enbac.com (3%).
Năm 2013 Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin, Bộ Công Thương đã khảo sát tình hình ứng dụng thương mại điện tử tại 3.270 doanh nghiệp trong cả nước. Theo kết quả điều tra năm 2013, 100% doanh nghiệp tham gia khảo sát có trang bị máy tính, trong đó có 10% doanh nghiệp trang bị từ 50 máy tính trở lên, 16% doanh nghiệp có từ 21 đến 50 máy tính, 19 % doanh nghiệp có từ 11 đến 20 máy tính, 100% doanh nghiệp tham gia khảo sát đều có sử dụng internet, trong đó 78% sử dụng đường truyền ADSL, 22% sử dụng đường truyền riêng. Cần Thơ có tỷ
lệ kết nối ADSL cao nhất cả nước chiếm 98%, tiếp theo là Hà Nội 85%, Đà Nẵng 84%, TP Hồ Chí Minh 82% và Hải Phòng 87%.
Năm 2013 tỷ lệ doanh nghiệp có website riêng chiếm 45%, tỷ lệ doanh nghiệp dự kiến sẽ xây dựng website chiếm 9%. Năm 2013 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bất động sản có sở hữu nhiều website nhất chiếm 70%, giải trí chiếm 68%, giáo dục và đào tạo chiếm 59%. Theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì hai lĩnh vực có tỷ lệ tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử cao nhất là giải trí và tài chính – bất động sản chiếm 28% và 20%. Theo kết quả điều tra năm 2013, có 41% doanh nghiệp cho biết doanh thu của họ tăng lên qua kênh thương mại điện tử, 13% giảm, 46% hầu như không đổi. Đáng chú ý là xu hướng đánh giá cao hiệu quả của thương mại điện tử tương đối ổn định trong nhiều năm qua.
Việc sử dụng sàn giao dịch thương mại điện tử trong sự hội nhập kinh tế thế giới giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp muốn phát triển và vươn ra thế giới thì phải đổi mới phương thức kinh doanh sao cho nhanh chóng, gọn nhẹ, tiết kiệm được thời gian, chi phí mà vẫn đạt được hiệu quả cao. Vì vậy, sàn giao dịch thương mại điện tử ra đời sẽ là chiếc chìa khóa dẫn các doanh nghiệp đến với những cơ hội, thách thức cũng như đưa tới khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi lẻ, sàn giao dịch thương mại điện tử là phương thức giúp các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, khách hàng một cách nhanh chóng.
Với sự hiện đại của phương thức giao kết thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, các doanh nghiệp trong cùng một lúc và trong một thời gian ngắn có thể tiếp cận, giao dịch, trao đổi thông tin với rất nhiều đối tác. Thông qua sự kết nối điện tử, các doanh nghiệp dù ở đâu cũng có thể liên lạc với các nhà cung cấp và khách hàng của mình một cách nhanh chóng, hiệu quả, cho dù họ ở những nước khác nhau, thậm chí múi giờ và ngôn ngữ khác nhau mà không phải tốn kém nhiều chi phí đi lại giao dịch.
Việc sử dụng sàn giao dịch thương mại điện tử trong lĩnh vực kinh tế giới là tất yếu trong việc giới thiệu, trao đổi thông tin về hàng hóa và ký kết hợp đồng giúp tiết kiệm một lượng lớn chi phí đi lại và các chi phí phát sinh như ăn, ở… nhất là đối với các giao dịch với đối tác nước ngoài. Đồng thời, việc sử dụng hợp đồng điện
tử còn giúp giảm được nhiều chi phí lưu trữ và bảo quản vì các hợp đồng điện tử về mặt kỹ thuật chỉ là các file thông tin dữ liệu cho nên việc lưu trữ sẽ dễ dàng, gọn nhẹ và tiện lợi hơn rất nhiều so với các phương thức giao dịch khác. Việc sử dụng sàn giao dịch thương mại điện tử là lựa chọn tất yếu trong nền kinh tế mỗi quốc gia trên thế giới hiện nay nhất là trong xu thế toàn cầu hóa.
3.1.2. Nhu cầu phát triển loại hình kinh doanh thương mại điện tử của Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì đòi hỏi các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp trong nước không thể chỉ bó hẹp phạm vi kinh doanh trong nước mà phải chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Do đó, để giải quyết các vấn đề vừa nêu đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, khoa học kỹ thuật và công nghệ đã cho ra đời một phương thức giao dịch hiện đại.
Việc sử dụng sàn giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO mang lại rất nhiều lợi ích cho việc mở rộng và giao kết mua bán không chỉ phạm vi trong nước mà còn ở phạm vi quốc tế.
Sàn giao dịch thương mại điện tử ra đời là kết quả của sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin. Sàn giao dịch thương mại điện tử là một phương thức giao dịch mới mẽ thông qua các phương tiện điện tử. Chỉ cần một máy tính có nối mạng thì một nhà kinh doanh có thể ngồi tại văn phòng của mình thậm chí ngồi tại nhà riêng vẫn có thể giao dịch cùng lúc với nhiều khách hàng, giao kết được nhiều hợp đồng với nhiều đối tác ở nhiều nơi khác nhau. Điều này không thể có được đối với các hình thức giao kết hợp đồng truyền thống. Bằng việc giao kết mua bán thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra phương thức giao dịch đàm phán và giao kết hợp đồng mới, qua đó mở rộng phạm vi mua bán quốc tế.
Trước khi có hình thức giao dịch thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, ở nước ta tất cả các công đoạn mua bán hàng hóa được thực hiện theo phương thức truyền thống trên giấy trắng mực đen cho nên thời gian để giao kết được một hợp đồng là không ngắn, trong đó có những khâu mà thời gian bị lãng phí một cách vô ích như giai đoạn gửi chào hàng và chấp nhận chào hàng cho đối tác ở xa (đối tác nước ngoài), cứ cho rằng đối tác nước ngoài này khi nhận được thư chào hàng lập tức gửi trả lời chấp nhận thì thời gian gửi trả lời chấp nhận chào hàng thông qua phương thức truyền thống là đường bưu điện như trước đây thì cũng phải mất năm
đến mười ngày, đó là chưa kể đến việc đối tác còn phải suy nghĩ về lời chào hàng rồi sau đó mới trả lời chấp nhận thì còn mất nhiều thời gian hơn.
Nhu cầu phát triển loại hình kinh doanh thương mại điện tử của Việt Nam sau khi gia nhập WTO là tất yếu khi mà việc mua bán có tính chất toàn cầu. Việt Nam đã mở rộng quan hệ hữu nghị mua bán quốc tế với các quốc gia trên thới giới, điều này yêu cầu việc mua bán hàng hóa ở phương thức thuận tiện và hiện đai hơn.
Theo thống kê ở Việt Nam cho thấy 80% thời gian để ký kết hợp đồng sẽ được tiết kiệm nếu sử dụng hợp đồng điện tử. Việc sử dụng internet sẽ giúp người tiêu dùng, giúp các bên giao kết, kể cả nếu bên giao kết là doanh nghiệp, giảm đáng kể thời gian giao dịch, “thời gian giao dịch qua mạng chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, bằng khoảng 0,5% thời gian giao dịch qua bưu điện”33. Các giao dịch buôn bán ở Việt Nam có sự kết hợp giữa giao dịch truyền thống và giao dịch điện tử.
Chính sự kết hợp này đã tạo ra những ưu việt và thuận lợi cho một quy trình giao dịch điện tử nói chung và giao kết hợp đồng điện tử nói riêng ở vào giai đoạn chuyển đổi từ giao dịch truyền thống sang giao dịch thông qua sàn giao dịch TMĐT. Các giao dịch này phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi chưa đủ điều kiện và khả năng thực hiện toàn bộ quy trình giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử. Phương thức này cũng phù hợp với các nước nghèo và các nước đang phát triển như Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới và khu vực như hiện nay.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, dung liệu được số hóa và truyền gửi qua mạng. Các loại sách báo tồn tại dưới dạng file và được đưa lên web gọi là sách, báo điện tử. Các chương trình phát thanh, truyền hình, nhạc, phim, kể chuyện… cũng được số hóa, truyền tải qua internet, người sử dụng chỉ cần tải xuống sử dụng thông qua màn hình và thiết bị âm thanh của máy tính điện tử. Đây là những sản phẩm mới và sẽ ngày càng thu hút nhiều người sử dụng khi xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ. Sử dụng sàn giao dịch thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam muốn phát triển và vươn ra thế giới thì phải đổi mới phương thức kinh doanh sao cho nhanh chóng, gọn nhẹ, tiết kiệm được thời gian, chi phí mà vẫn
33 http://ecommerce.gov.vn/311-1923/website-danh-gia-dia-diem-giai-quyet-bai-toan-kinh-doanh-nhu-the- nao.vhtml
đạt được hiệu quả cao. Vì vậy, sàn giao dịch thương mại điện tử ra đời sẽ là chiếc chìa khóa dẫn các doanh nghiệp đến với những cơ hội, thách thức cũng như đưa tới khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Với điều kiện thuận lợi khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam trong cùng một lúc và trong một thời gian ngắn có thể tiếp cận, giao dịch, trao đổi thông tin với rất nhiều đối tác.
Thông qua sự kết nối điện tử, các doanh nghiệp dù ở đâu cũng có thể liên lạc với các nhà cung cấp và khách hàng của mình một cách nhanh chóng, hiệu quả, cho dù họ ở những nước khác nhau, thậm chí múi giờ và ngôn ngữ khác nhau mà không phải tốn kém nhiều chi phí đi lại giao dịch. Hơn thế nữa, trong môi trường điện tử, thông tin được truyền gửi từ người khởi tạo và người nhận hầu như là ngay lập tức.
Chính điều này giúp cho các chủ thể kinh doanh ở nước ta có thể tiếp cận và nắm bắt một cách kịp thời những cơ hội kinh doanh mới, ký kết được những hợp đồng một cách nhanh chóng nhờ vào phương tiện điện tử.
Qua những phân tích vừa nêu đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của thương mại điện tử trong nền kinh tế. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chúng ta phủ nhận tầm quan trọng của hợp đồng truyền thống. Bởi vì không phải ai cũng mạnh dạng sử dụng loại hình giao dịch mới như hợp đồng điện tử, có những khách hàng, các nhà kinh doanh chưa hiểu, chưa quen, chưa tin tưởng vào phương thức giao kết qua sàn hoặc có những thị trường chưa có khung pháp lý tốt nhất đảm bảo cho thương mại điện tử không xảy ra rủi ro và không gây thiệt hại cho các chủ thể tham gia giao kết. Thương mại điện tử chỉ thật sự là phương thức giao dịch hiệu quả và nhanh chóng cho những ai đã hiểu rõ và tin tưởng về loại hình giao dịch này và chỉ phù hợp với những thị trường mà giao dịch điện tử đã được sử dụng phổ biến, có khung pháp lý vững chắc bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng điện tử được an toàn.