CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
3.3 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về sàn giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam
3.3.4 Quy định cụ thể về hình phạt bổ sung buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm gây ra theo quy định Điều 37 Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 185/2013 về thương mại điện tử
Như đã phân tích hình phạt bổ sung ở các quy định trong nghị định là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm, việc hướng dẫn xử lý số lợi bất hợp pháp này sẽ do Bộ tài chính hướng dẫn nhưng cần phải có hướng dẫn rõ ràng về số lợi bất hợp pháp là như thế nào, số lợi bất hợp pháp là vật chất hay tiền cụ thể. Số lợi bất hợp pháp là “khoản lợi ích mà tổ chức, cá nhân thu được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính, gồm: tiền, giấy tờ có giá, tài sản và vật có giá”37. Như thông tư quy định số lợi bất hợp pháp thu được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hành vi vi phạm hành chính. Việc chứng minh hành vi vi phạm xảy ra từ thời điểm nào cũng rất khó xác định do thời gian diễn ra kéo dài và nếu như số lợi ích bất hợp pháp bằng tiền này được người vi phạm sử dụng đầu tư, kinh doanh mà thu được tiền lãi, có khi mua tài sản có gía trị gấp nhiều lần số tiền thu lợi bất hợp pháp thì nên quy định buộc nộp lại luôn phần lợi ích phát sinh từ hành vi vi phạm không.
Vì thời gian từ lúc chiếm đoạt lợi ích bất hợp pháp đến lúc bị phát hiện có thể rất lâu nên số tiền thu lợi bất hợp pháp có thể đã được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, không loại trừ khả năng đầu tư, kinh doanh và thu được nhiều lợi ích vật chất phát sinh. Vì thế nên quy định nếu chứng minh lợi ích vật chất có được do sử dụng số tiền thu lợi bất chính thì người vi phạm buộc phải nộp lại cả phần lợi
37Điều 4, Thông tư 149/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2014 quy định về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước
ích phát sinh có được vì nó hình thành do hành vi vi phạm thu lợi bất hợp pháp có được.
Việc thanh tra, kiểm tra phải có sự phối hợp của các cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước ở từng lĩnh vực như: Sở công thương, cơ quan quản lý thị trường, Sở thông tin và truyền thông, Cơ quan công an. Có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan thì việc thanh tra, xử lý vi phạm, thu thập củng cố chứng cứ diễn ra nhanh chóng, phù hợp quy định pháp luật, kịp thời phát hiện xử lý hành vi vi phạm đang diễn ra trên hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử. Từ đó sẽ tạo thêm lòng tin cho khách hàng tham giao dịch điện tử, nâng cao ý thức của thương nhân, tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh trên lĩnh vực thương mại điện tử, tạo một trật tự, hành lang pháp lý vững chắc cho sự phát triển của hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam.
Kết luận Chương 3
Trong Chương 3 trên cơ sở một số hạn chế, bật cập đã nên trong chương II, tác giả đã đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về sàn giao dịch thương mại điện tử, quản lý hoạt động của doanh nghiệp khi tham gia sàn giao dịch như: các giải pháp về quy định điều kiện tham gia, kiến nghị sửa đổi và bổ sung một số quy định về quản lý hoạt động trên sàn giao dịch thương mại điện tử, xử lý vi phạm....
Các giải pháp hoàn thiện về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp do vi phạm pháp luật trong thương mại điện tử; các giải pháp về nghĩa vụ tài chính và một số giải pháp khác nhằm góp phần hạn chế đến mức thấp nhất hoạt động vi phạm pháp luật, lợi dụng thương mại điện tử để thu lợi bất chính.
PHẦN KẾT LUẬN
Thương mại điện tử là lĩnh vực hoạt động kinh tế không còn xa lạ với nhiều quốc gia, bởi những tính ưu việt của nó như: ít tốn thời gian, công sức, tiền bạc cho những giao dịch kinh tế. Do đó, việc áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh là một xu thế tất yếu của thời đại. Việt Nam, trong quá trình hội nhập, cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển chung đó. Nhu cầu gắn kết phát triển hội nhập kinh tế quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, biến thương mại điện tử trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho tiến trình hội nhập và ngược lại thực sự trở nên vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện hơn với nền kinh tế thế giới.
Thực tế tiến trình hội nhập ở nước ta cho thấy, phát triển thương mại điện tử luôn đồng hành với sự phát triển của tiến trình hội nhập, là một động lực quan trọng thúc đẩy tiến trình hội nhập ở nước ta phát triển. Bởi thế, việc phát triển thương mại điện tử chính là một bước đi quan trọng nhằm củng cố vững chắc hơn tiến trình hội nhập của Việt Nam trong giai đoạn tới.
Quá trình nghiên cứu, ở phạm vi luận văn chỉ tìm hiểu các vấn đề pháp lý về sàn giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay. Trong phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu chung về một khía cạnh của thương mại điện tử là sàn giao dịch điện tử các vấn đề pháp lý liên quan, phân tích các yếu tố hình thành, quy định về mô hình, tổ chức hoạt động, quy định hiện hành, tình hình phát triển sàn giao dịch thương mại điện tử ở nước ta. Từ đó, chúng ta có cái nhìn bao quát về quy định của pháp luật, hiểu được vấn đề cùng nhìn nhận, đánh giá, phân tích và định hướng hoàn thiện hơn quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của mô hình sàn giao dịch thương mại điện tử trong tương lai cùng với tiến bộ, phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam.
Chính tính ưu việt của thương mại điện tử đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế các nước xích lại gần nhau hơn, giúp cho quá trình phân công hóa lao động quốc tế diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ hơn. Ở khía cạnh một quốc gia đi sau trên con đường phát triển, nền kinh tế Việt Nam chúng ta đang rất cần phát triển nhanh và mạnh các lĩnh vực thương mại điện tử, tận dụng những lợi thế của thương mại điện tử để xóa nhòa dần những khoảng trống lớn về trình độ phát triển với các nước.
Tham gia hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới đồng nghĩa với việc chúng ta ngày càng phải cạnh tranh gay gắt hơn với các nền kinh tế khác trên thế giới, bao
gồm cả những quốc gia đi trước chúng ta hàng trăm năm phát triển. Thế nhưng, nếu như biết cách tận dụng lợi thế mà thương mại điện tử mang lại, các doanh nghiệp, các nhà sản xuất Việt Nam thậm chí có khả năng cạnh tranh ngang hàng với các doanh nghiệp, các nhà sản xuất khác trên thế giới. Nhận thức một cách sâu sắc điều đó, ngay trong những ngày đầu tiên của con đường hội nhập, Việt Nam đã luôn tham gia một cách tích cực và chủ động vào các cam kết hội nhập liên quan đến thương mại điện tử, trên tất cả các bình diện, song phương, đa phương và khu vực, đồng thời cụ thể hóa, hệ thống hóa các cam kết đó thông qua việc ban hành nhiều văn bản pháp luật trong nước, từng bước hình thành khung khổ pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam. Với tư cách là thành viên WTO, Việt Nam cũng đã tuân thủ nghiêm túc các cam kết của WTO liên quan đến việc mở cửa thị trường thương mại điện tử. Chúng ta cũng đang không ngừng nỗ lực hoàn thiện và xây dựng pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam, từng bước hoàn thiện khung khổ pháp lý, biến thương mại điện tử thực sự trở thành mũi nhọn cho sự phát triển nền kinh tế trong tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Danh mục văn bản pháp luật
1. Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).
2. Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) 3. Bộ luật dân sự 2005
4. Luật Giao dịch Điện tử 2005 5. Luật hải quan 2005
6. Luật thương mại 2005
7. Luật Công nghệ thông tin 2006
8. Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
9. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 10. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
11. Luật mẫu UNCITRAL - Ủy ban của LHQ về Luật Thương mại Quốc tế về Thương mại điện tử vào năm 1996.
12. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010 định hướng đến năm 2020.
13. Nghị định số 57/2006/NĐ-CP nagỳ 09 tháng 6 năm 2006 về Thương mại Điện tử.
14. Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
15. Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
16. Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 quy định về chống thư rác
17. Nghị định số 97/2008/NĐ-CP nagỳ 28 tháng 8 năm 2008 quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên Internet.
18. Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
19. Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 về thương mại điện tử
20. Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
21. Quyết định số 28/2006/QĐ-BTC sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2005/QĐ-BTC ban hành Biểu mức thu phí, lệ phí cấp phép và quản lý tên miền, địa chỉ Internet ở Việt Nam.
22. Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2010 “Phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 - 2015”.
23. Thông tư số 04/2006/TT-BBCVT sửa đổi, bổ sung một số điểm Thông tư số 04/2001/TT-TCBĐ ngày 20 tháng 11 năm 2001 của Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu chính, Viễn thông) về hướng dẫn thi hành Nghị định số 55/2001/NĐ/CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ kết nối Internet và dịch vụ ứng dụng Internet trong Bưu chính, Viễn thông.
24. Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT ngày 24 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
25. Thông tư số 10/2008/TT-BTTTT ngày 24 tháng 12 năm 2008 quy định về giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia Việt Nam ".vn".
26. Thông tư số 07/2008/TT-BTTTT hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân trong Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
27. Thông tư số 05/2008/TT-BTTTT hướng dẫn một số điều của Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet đối với dịch vụ internet.
28. Thông tư số 78/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số nội dung của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 2 năm 2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
29. Thông tư số 09/2008/TT-BCT nagỳ 21 tháng 7 năm 2008 hướng dẫn Nghị định Thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử.
30. Thông tư 25/2010/TT-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2010 quy định việc thu thập, sử dụng, chia sẻ, đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
31. Thông tư 46/2010/TT-BCT ngày 31 tháng 2 năm 2010 quy định về quản lý hoạt động của các website thương mại điện tử, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.
32. Thông tư số 12/2013/TT-BCT ngày 20 tháng 6 năm 2013 của Bộ Công Thương về việc quy định thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan đến website thương mại điện tử.
33. Thông tư 149/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2014 quy định về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước
B. Danh mục các tài liệu tham khảo
34. Bộ Công Thương, Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam, năm 2010 35. Bộ Công Thương, Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam, năm 2011 36. Bộ Công Thương, Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam, năm 2012 37. Bộ Công Thương, Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam, năm 2013 38. Bộ Thương mại, Ban công nghệ thông tin và thương mại điện tử (2003), Hiện trạng ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam.
39. Dương Tố Dung, Thương mại điện tử và Kinh doanh qua mạng (Phần Cơ bản), Sách điện tử miễn phí – free ebook, TP Hồ Chí Minh.
40. Đoàn Thị Hồng Vân (2010), Giáo trình kỹ thuật ngoại thương, NXB Thống Kê, TP Hồ Chí Minh.
41. Nguyễn Sinh Nhật Tân (2007), Một số điều ước đa phương thường được sử dụng trong thương mại quốc tế, NXB Đại học Sư phạm, Dự án “Nâng cấp Hệ thống pháp lí thương mại đa phương của Việt Nam” do Vụ Pháp chế - Bộ Công Thương.
42. Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ & Dương Anh Sơn (2005), Luật Hợp đồng Thương mại quốc tế, NXB Đại Học Quốc Gia, TP. Hồ Chí Minh.
43. Nguyễn Thị Mơ (2006 ), Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử, NXB Lao động - XH, Hà Nội.
44. Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Văn Thoan (2012), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.