CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
3.2 Khó khăn, thuận lợi trong việc triển khai thực hiện quy định pháp luật về sàn giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam
3.2.1 Về trình độ nhận thức về công nghệ thông tin
Hiện nay với tỷ lệ các doanh nghiệp sử phương tiện điện tử trong kinh doanh có xu hướng ngày càng tăng. Doanh thu của các doanh nghiệp từ loại hình kinh doanh mới này cũng khá cao. Tuy nhiên, vẫn thấp hơn so với nhiều nước trên thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tin tưởng hoàn toàn vào phương thức giao dịch điện tử đặc biệt là giao kết thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử.
Bởi lẻ, các doanh nghiệp trong nước và người tiêu dùng đã quen với phương thức giao dịch truyền thống. Ở Việt Nam, người mua và người bán thực hiện theo hình thức “tiền trao, cháo múc” và tâm lý “sờ tận tay”, nên người tiêu dùng lo ngại mua phải sản phẩm không dùng được hoặc chất lượng không đạt như mong muốn.
Theo Báo cáo thương mại điện tử năm 2013, cùng với trở ngại khi mua sắm trực tuyến, kết quả khảo sát cũng chỉ ra những lý do khiến người dân chưa mua sắm trực tuyến bao gồm: lý do khó kiểm định chất lượng hàng hóa, những thông số của sản phẩm được quảng cáo trên website không đúng với thực tế (59%), lý do mua tại cửa hàng dễ dàng và nhanh hơn (45%), lý do không tin tưởng người bán (41%), lý do không có đủ thông tin để người mua ra quyết định mua (38%), lý do không có thẻ tín dụng hoặc các loại thẻ thanh toán khác (37%).
Từ thực tiễn vừa nêu, có thể thấy các doanh nghiệp, người tiêu dùng đã nhận thấy được những lợi ích do các giao dịch điện tử mang lại cho nên số lượng các doanh nghiệp tham gia giao dịch điện tử có xu hướng tăng qua các năm. Tuy nhiên, do hình thức giao dịch thông qua các phương tiện điện tử còn quá mới mẻ nên có nhiều doanh nghiệp còn e ngại không dám mạnh dạng áp dụng phương thức giao dịch hiện đại này, nên đã làm hạn chế sự phát triển của các giao dịch điện tử. Có thể nói, nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển của thương mại điện tử nói chung và giao dịch điện tử nói riêng chính là do những tồn tại, vướng mắc về trình độ nhận thức thông tin và những rủi ro cho các chủ thể tham gia giao kết, các quy định pháp lý điều chỉnh chưa đầy đủ, chưa cụ thể. Như thiếu các quy định về giao kết mua bán qua sàn giao dịch thương mại điện tử với những hình thức không phải trên giấy mà bằng các thao tác trên máy tính cũng như các quy định giải quyết tranh chấp liên quan đến giao kết hợp đồng điện tử chưa rõ ràng, chưa cụ thể và còn thiếu các quy định về giao kết hợp đồng điện tử với đối tác nước ngoài. Do đó để thương mại điện tử, giao dịch điện tử ngày càng phát triển và mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nước nhà trong giai đoạn hội nhập và phát triển, thì cần có những biện pháp nâng cao trình độ nhận thức về công nghệ thông tin trong nhân dân và doanh nghiệp.
3.2.2 Về cơ sở hạ tầng phát triển mạng thông tin
Trong môi trường mạng, việc giao kết hợp đồng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với việc giao kết các hợp đồng truyền thống, các bên không cần phải gặp mặt nhau, dù vào thời điểm nào, dù ở các nước khác nhau, thậm chí ngôn ngữ khác nhau, có sự sai lệch về múi giờ thì chỉ cần một chiếc máy tính nối mạng, các bên vẫn có thể tiến hành giao kết hợp đồng với nhau. Do đó, việc xác định cơ sở hạ tầng
phát triển mạng thông tin là rất quan trọng. Ngày nay, với sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nền kinh tế thế giới đã bắt đầu chuyển sang nền kinh tế số hóa đặc biệt là ở các nước phát triển. Khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống nhất là đối với các ngành kinh tế.
Các nước trên thế giới ngày càng ưa chuộng những phương thức kinh doanh và giao dịch mới mẽ, nhanh chóng và tiện lợi mà đặc biệt là các giao dịch điện tử.
Với ưu điểm là chuyển tải thông tin nhanh, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí giao dịch, cùng lúc có thể giao dịch được với nhiều đối tác thì hợp đồng điện tử - một dạng của giao dịch điện tử ngày càng được nhiều chủ thể kinh doanh lựa chọn.
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển mạng thông tin cần có sự đầu tư cụ thể và đồng bộ hơn khi mạng lưới cơ sở vật chất và thông tin mạng rất quan trọng. Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông tin mạng được thể chế hóa tại Quyết định 222/2005/QĐ-TTg với ba quan điểm phát triển sau:
Phát triển thương mại điện tử góp phần thúc đẩy thương mại và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhà nước đóng vai trò tạo lập môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi nhằm thu hút công nghệ tiên tiến và khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử; cung cấp dịch vụ công hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử. Phát triển thương mại điện tử cần đuợc gắn kết chặt chẽ với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông.
Trong điều kiện hiện nay Công nghệ thông tin là một ngành hạ tầng quan trọng nhất nhằm tái cơ cấu nền kinh tế. Để đưa nước ta trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin, các bộ, ngành, địa phương cần quán triệt và nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin; đẩy mạnh đầu tư phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; xây dựng nền công nghệ thông tin vững mạnh đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế; xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử vững mạnh ở các địa phương. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có kế hoạch bố trí nguồn nhân lực, nguồn vốn để xây dựng hạ tầng thông tin tại địa phương, tập trung phát triển hạ tầng thông tin, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.
Công nghệ thông tin ra đời là một trong những công cụ hỗ trợ đắt lực cho các ngành, nghề phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nói chung và đời sống kinh tế nói riêng. Internet ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội từ học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, đến các
doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan chính phủ. Internet đã xóa bỏ khoảng cách về địa lý và giảm thiểu chi phí về trao đổi thông tin. Do đó, cơ sở hạ tầng phát triển mạng thông tin cần được chú trọng đầu tư và phát triển trong tương lai.
3.2.3 Về nhu cầu sử dụng trang Web của người dân
Quá trình giao kết mua bán thực tế bao gồm nhiều công đoạn từ việc tìm hiểu thị trường, tìm kiếm đối tác, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, gửi chào hàng, gửi trả lời chấp nhận chào hàng, tiến hành đàm phán các điều khoản của hợp đồng, ký kết hợp đồng, sửa đổi, lưu trữ hợp đồng… Trước khi có sàn giao dịch thương mại điện tử ra đời thì tất cả các công đoạn này được thực hiện theo phương thức truyền thống trên giấy trắng mực đen cho nên thời gian để giao kết được một hợp đồng là không ngắn, trong đó có những khâu mà thời gian bị lãng phí một cách vô ích như giai đoạn gửi chào hàng và chấp nhận chào hàng cho đối tác ở xa (đối tác nước ngoài), cứ cho rằng đối tác nước ngoài này khi nhận được thư chào hàng lập tức gửi trả lời chấp nhận thì thời gian gửi trả lời chấp nhận chào hàng thông qua phương thức truyền thống là đường bưu điện như trước đây thì cũng phải mất năm đến mười ngày, đó là chưa kể đến việc đối tác còn phải suy nghĩ về lời chào hàng rồi sau đó mới trả lời chấp nhận thì còn mất nhiều thời gian hơn. Nhưng khi sàn giao dịch thương mại điện tử ra đời thì tất cả các công đoạn này đều được thực hiện trên một hệ thống mạng máy tính toàn cầu, chính việc giao kết hợp đồng thông qua mạng internet đã giúp cho các bên tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Việc sử dụng internet là cần thiết đối với nhu cầu cuộc sống ngày càng cao trong nhân dân giúp giảm thiểu các cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa nhà cung cấp và khách hàng trong việc giới thiệu, trao đổi thông tin về hàng hóa, tiết kiệm một lượng lớn chi phí đi lại và các chi phí phát sinh như ăn, ở… nhất là đối với các giao dịch với đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, việc sử dụng thư điện tử, hội thảo qua video, thảo luận trên mạng internet trở nên dễ sử dụng hơn và rẻ hơn rất nhiều đối với các đối tác ở xa nhau và cần phải trao đổi nhiều lần với nhau, so với việc sử dụng điện thoại, Fax và gửi thư thông thường. Các sản phẩm này là những sản phẩm phi vật thể như các chương trình phần mềm, các website nhạc, phim, truyện, sách, báo điện tử…Trong nhóm này, internet được sử dụng trong tất cả các khâu từ việc giao dịch, thực hiện giao kết hợp đồng, thanh toán và cung ứng hàng hóa, dịch vụ đều được thực hiện thông qua việc truyền các thông điệp dữ liệu đã được số hóa.
Toàn bộ quá trình giao dịch đều được thực hiện theo quy trình điện tử một cách toàn diện. Bởi lẻ, đặc điểm của các sản phẩm và dịch vụ thuộc nhóm này là có
thể giao hàng qua mạng. Thực chất của việc mua bán các sản phẩm và dịch vụ thuộc nhóm này là trao đổi dung liệu hàng hóa. Trước đây, dung liệu được trao đổi dưới dạng hiện vật bằng cách đưa vào băng, đĩa, in thành sách báo phục vụ cho những người có nhu cầu sử dụng. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, dung liệu được số hóa và truyền gửi qua mạng. Các loại sách báo tồn tại dưới dạng file và được đưa lên web gọi là sách, báo điện tử. Các chương trình phát thanh, truyền hình, nhạc, phim, kể chuyện…cũng được số hóa, truyền tải qua internet, người sử dụng chỉ cần tải xuống sử dụng thông qua màn hình và thiết bị âm thanh của máy tính điện tử. Đây là những sản phẩm mới và sẽ ngày càng thu hút nhiều người sử dụng khi mà xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ. Tóm lại, đối với việc giao dịch mua bán các sản phẩm đặc thù này thì hợp đồng điện tử sẽ là phương thức phù hợp, tiện lợi và nhanh chóng nhất.
Nói tóm lại, việc sử dụng trang web sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch, ký kết hợp đồng như đã phân tích ở trên là yếu tố quan trọng làm giảm chi phí kinh doanh, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Hơn thế nữa, trong môi trường điện tử, thông tin được truyền gửi từ người khởi tạo và người nhận hầu như là ngay lập tức. Chính điều này giúp cho các chủ thể kinh doanh có thể tiếp cận và nắm bắt một cách kịp thời những cơ hội kinh doanh mới, ký kết được những hợp đồng một cách nhanh chóng nhờ vào phương tiện điện tử.