Quyền con người nói chung được nhà nước ta ghi nhận và có cơ chế bảo đảm thực hiện bằng Hiến pháp, các thiết chế quyền lực nhà nước như thông qua hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước (nhân dân tham gia vào hoạt động lập
25
hiến, lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề cơ bản quan trọng của đất nước và dân tộc…); quyền con người cũng được bảo đảm thực hiện thông qua hệ thống cơ quan hành pháp, cũng như bởi các cơ quan tư pháp.
Ở góc độ pháp luật dân sự, quyền con người trong lĩnh vực dân sự được ghi nhận và bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp dân sự. Tôn trọng và bảo vệ quyền dân sự là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Theo đó,
1. Tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền: a) Công nhận quyền dân sự của mình; b) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm; c) Buộc xin lỗi, cải chính công khai; d) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; đ) Buộc bồi thường thiệt hại.25
Tùy theo loại quyền dân sự bị xâm phạm là loại quyền gì mà có các biện pháp bảo vệ thích hợp. Thường có hai cách thức bảo vệ khác nhau cho hai trường hợp là các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân bị xâm phạm và các biện pháp kiện bảo vệ quyền sở hữu tài sản bị xâm phạm.
3.1. Bảo vệ quyền nhân thân bị xâm phạm
Khi quyền nhân thân bị xâm phạm, pháp luật dân sự cho phép các bên có quyền lợi ích bị xâm phạm được áp dụng các phương thức kiện dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo BLDS 2005, có thể bảo vệ quyền nhân thân bị xâm phạm qua các biện pháp sau đây: (1) Tự mình cải chính; (2) Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; (3) Yêu
25 Điều 9 BLDS 2005.
26
cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.26
Kiện đòi bồi thường thiệt hại thường được khi các quyền nhân thân bị xâm phạm: khi sức khỏe bị xâm phạm (Điều 609 BLDS 2005), tính mạng bị xâm phạm (Điều 610 BLDS 2005), danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Điều 611 BLDS 2005), các quyền và lợi ích chính đáng bị xâm phạm (Điều 604 BLDS 2005).
Kiện đòi bồi thường thiệt hại được áp dụng khi có các điều kiện: có thiệt hại xảy ra trên thực tế, hành vi xâm phạm các quyền đó là trái pháp luật (không thuộc các trường hợp được pháp luật cho phép: phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết…), có quan hệ nhân - quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại thực tế, và có lỗi của bên gây thiệt hại (trừ trường hợp pháp luật qui định việc bồi thường thiệt hại không cần dựa trên yếu tố lỗi).
Việc bồi thường được thực hiện dựa trên nguyên tắc công bằng, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời…
Ngoài ra, có thể buộc bên vi phạm phải cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức việc xin lỗi công khai đối với người bị thiệt hại, theo yêu cầu và thủ tục do pháp luật qui định.
Riêng đối với các trường hợp thiệt hại bị gây ra bởi cán bộ, công chức, viên chức đang thi hành công vụ, hoặc do oan, sai trong tiến hành tố tụng hình sự và các hình thức tố tụng khác, thì việc bồi thường theo qui định riêng bởi Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước 2009.
Nhìn chung, việc bảo vệ quyền nhân thân bằng các biện pháp dân sự nhằm bảo đảm sự thuận lợi, dễ dàng cho người bị thiệt hại trong việc đòi lại công bằng và khôi phục lại các quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm một cách triệt để.
26 Điều 25 BLDS 2005.
27
Đây là biện pháp pháp lý dựa trên quyền tự định đoạt cá nhân, là loại trách nhiệm pháp lý giữa cá nhân bên gây thiệt hại với bên bị thiệt hại, mang tính chất tài sản, có thể giải quyết bằng con đường thương lượng, hòa giải.
3.2. Bảo vệ quyền sở hữu bị xâm phạm
Khi quyền quyền sở hữu, quyền thừa kế, hoặc quyền sản khác bị xâm phạm, cá nhân có thể khởi kiện dân sự yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết dựa trên các căn cứ pháp lý và các cơ sở, điều kiện do pháp luật qui định. Theo BLDS 2005, “Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật”.27
Về phương diện lý luận, khi quyền sở hữu tài sản bị xâm phạm, các bên liên quan thường sử dụng các biện pháp và phương thức kiện, như: kiện vật quyền (kiện đòi lại vật), kiện trái quyền (kiện đòi nợ hoặc đòi bồi thường thiệt hại) và kiện yêu cầu chấm dứt hành vi trái pháp luật cản trở chủ sở hữu thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và sử dụng hợp pháp của mình.28
Kiện vật quyền thường chỉ được áp dụng cho các trường hợp tài sản bị chiếm đoạt (chiếm hữu không có căn cứ pháp luật) là những hiện vật, tài sản đó phải hiện còn tồn tại trong sự chiếm hữu, quản lý của người bị kiện, và đó phải là vật đặc định. Thường việc xem xét nhằm buộc bên đang chiếm hữu không có căn cứ pháp luật được dựa trên các dấu hiệu: xem đó là trường hợp chiếm hữu ngay tình hay không ngay tình, tài sản bị chiếm hữu là bất động sản, động sản có đăng ký, hay động sản thông thường, vật rời khỏi chủ sở hữu ngoài ý chí hay
27 Điều 169 BLDS 2005.
28 Đinh Văn Thanh & Nguyễn Minh Tuấn (Chủ biên), Giáo trình Luật Dân sự va, tập 1, Nxb.
CAND, H. 2006, tr. 281 – 8; Phan Hữu Thư và Lê Thu Hà (Cb), Giáo trình Luật Dân sự, Nxb.
CAND, H. 2007, tr. 248 – 51.
28
trong ý chí của bên đi kiện, người chiếm hữu thực tế thông qua giao dịch có đền bù hay không đền bù. Về nguyên tắc, các trường hợp một người đang thực tế chiếm hữu không có căn cứ pháp luật tài sản của người khác, khi bị kiện trong hầu hết các trường hợp là phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu, hoặc người chiếm hữu hợp pháp, chỉ trừ một số trường hợp ngoại lệ: chiếm hữu động sản không đăng ký quyền sở hữu một cách ngay tình, thông qua giao dịch không có đền bù, hoặc nếu có đền bù thì vật phải rời khỏi chủ sở hữu trong ý chí (Điều 267 BLDS 2005), hoặc nếu là bất động sản, động sản có đăng ký thì việc chiếm hữu đó phải là ngay tình, trong các trường hợp dựa trên bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà sau đó bản án đó bị hủy, bị sửa theo thủ tục luật định (Điều 268 BLDS 2005), hoặc tài sản đó đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình (Điều 138 BLDS 2005).
Kiện trái quyền (kiện đòi bồi thường thiệt hại) áp dụng cho các trường hợp xâm phạm tới tài sản mà tài sản đó không còn, hoặc gây ra các thiệt hại khác cho tài sản, làm cho nó bị mất, bị hư hỏng, giảm sút giá trị, tốn chi phí để hạn chế, khắc phục thiệt hại, mất thu nhập từ tài sản… Theo đó, bên bị thiệt hại sẽ kiện đòi bên có hành vi trái pháp luật, xâm phạm tới tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản của mình mà gây ra thiệt hại thực tế thì phải bồi thường thiệt hại thực tế đó dựa trên cơ sở lỗi của họ.
Kiện đòi chấm dứt hành vi trái pháp luật cản trở việc thực hiện bình thường quyền sở hữu hoặc các quyền năng dân sự khác đối với tài sản, nhằm buộc người có hành vi trái pháp luật phải chấm dứt ngay hành vi trái pháp luật đó để bảo đảm cho quyền sở hữu, quyền khai thác, sử dụng, định đoạt tài sản được thực hiện bình thường, đúng bản chất và nội dung của nó do pháp luật qui định.
Ngoài ra, pháp luật Việt Nam hiện hành cũng qui định về các trường hợp đặc biệt để buộc các chủ thể phải hoàn trả cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp
29
pháp về các khoản lợi phát sinh do chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.