Bảo vệ quyền nhân thân của trẻ em trong pháp luật hôn nhân và gia đình Quyền của trẻ em được xác định cha mẹ; được cha mẹ yêu thương, chăm sóc và giáo dục.
Công ước quốc tế về quyền trẻ em có quy định :”Trẻ em có quyền được có họ tên khi ra đời. Trẻ em cũng có quyền mang một quốc tịch và trong chừng mực có thể, được biết cha mẹ mình và được cha mẹ chăm sóc”
97
Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt nam cũng khẳng định quyền của trẻ em được xác định cha mẹ thông qua những quy định cụ thể về cách thức, thủ tục xác định cha mẹ cho con (Điều 63LHN & GĐ), quyền nhận cha, mẹ của con (Điều 65LHN & GĐ)
Quyền của trẻ em được cha mẹ yêu thương, chăm sóc và giáo dục. Luật hôn nhân và gia đình xác định cụ thể nghĩa vụ của cha mẹ là:” Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội”(Điều 34LHN & GĐ). Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con là một trách nhiệm của cha mẹ. Trách nhiệm này trong xã hội của Việt Nam trước tiên luôn được nhìn nhận là trách nhiệm mang tính đạo đức, truyền thống. Luật hôn nhân và gia đình khi quy định những nghĩa vụ này thì có nghĩa là những trách nhiệm mang tính đạo đức này được chuyển thành những nghĩa vụ pháp lý của cha mẹ đối với con. Trẻ em khi được cha mẹ yêu thương, chăm sóc và giáo dục thì trẻ em đó sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đầy đủ, và hài hòa trong nhân cách, tình cảm, trí tuệ và thể chất.
Trẻ em phải được sống chung với cha mẹ, trong mọi hòan cảnh không ai được quyền cách ly đứa trẻ với cha mẹ trái với ý muốn của cha mẹ, trừ trường hợp việc cách ly do pháp luật quy định, theo thủ tục thích hợp và việc cách ly đó là cần thiết vì lợi ích của chính trẻ em đó. Chế định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên được quy định cụ thể trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Sự tồn tại của chế định này nhằm cách ly trẻ em khỏi những người cha hoặc mẹ hoặc cả hai cha mẹ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trong những trường hợp cha mẹ lạm dụng quyền làm cha, mẹ làm thiệt hại đến quyền và lợi ích của con chưa thành niên. Nói một cách khác, biện pháp hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên chỉ áp dụng khi cần phải ngăn chặn cha, mẹ tiếp tục xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của con.
98
Cha, mẹ chỉ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trên cơ sở một Quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên do Tòa án nhân dân quyết định theo những trình tự và thủ tục pháp luật quy định.
Quyền của trẻ em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan
Đây là một trong những quyền trực tiếp tạo cơ sở pháp lý trong việc bảo vệ trẻ em. Trong xã hội còn tồn tại những quan điểm lệch lạc như người lớn thì luôn đúng, coi thường trẻ em nên người lớn thường có thái độ áp đặt buộc trẻ em phải tuân theo ý chí của mình. Kh pháp luật quy định cho trẻ em đượ quyền bày tỏ ý chí của riêng minh trong những vấn đề liên quan có thể nói là một bước tiến bộ trong pháp luật về quyền trẻ em.
Pháp luật hôn nhân và gia đình đảm bảo cho trẻ em được quyền hỏi ý kiến trong khi giải quyết những vấn đề pháp lý liên quan đến các em. Cụ thể như khi Tòa án giải quyết giao con cho một bên vợ chồng nuôi dưỡng sau khi ly hôn nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét đến nguyện vọng của người con này (Đ 92LHN & GĐ). Việc nhận trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó (Đ 71LHN & GĐ). Trong trường hợp cha mẹ quản lý tài sản riêng của con dưới mười lăm tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, có tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên (Đ 46LHN & GĐ).
Quyền của trẻ em có người đại diện cho quyền và lợi ích của mình trước pháp luật
Việc đại diện, giám hộ cho người chưa thành niên được quy định trong pháp luật dân sự và hôn nhân và gia đình. Trước tiên với người chưa thành niên thì: “Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật”. Nếu cha mẹ không còn
99
hoặc không có khả năng làm người đại diện cho con chưa thành niên thì cha, mẹ hoặc người thân thích sẽ cử người đại diện cho trẻ em đó. Ngoài ra Bộ luật dân sự còn quy định về việc giám hộ với người chưa thành niên không còn cha mẹ hoặc cha, mẹ không có khả năng chăm sóc, giáo dục con như: người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên (Đ61 BLDS), cử người giám hộ (Đ 63 BLDS).
Pháp luật quy định quyền của trẻ em có người đại diện vì trẻ em là những người chưa có sự trưởng thành về thể chất và trí tuệ nên chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để tham gia độc lập vào mọi quan hệ pháp luật, nên cần có người đại diện cho mình để thực hiện các hành vi pháp lý cần thiết và bảo vệ cho những lợi ích của chính những trẻ em đó.
Quyền tài sản của con chưa thành niên
Trẻ em có quyền được có tài sản. Trẻ em trước tiên là một công dân nên pháp luật phải công nhận trẻ em có quyền có tài sản riêng của mình. “Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và các thu nhập hợp pháp khác” (Đ 44). Liên quan đến việc quản lý và định đọat tài sản riêng của con chưa thành niên, pháp luật hôn nhân và gia đình xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ quản lý, định đọat tài sản riêng của con chưa thành niên cho cha mẹ, cho chính người con chưa thành niên trong trường hợp họ từ đủ 15 cho đến dưới 18 tuổi (Đ 45, Đ 46 LHN &
GĐ).
Cha mẹ phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng con chưa thành niên. Trong trường hợp cha mẹ ly hôn, con sống với một bên cha hoặc mẹ thì người không sống chung với con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây chính là nội dung thứ hai liên quan đến quyền tài sản của con chưa thành niên mà pháp luật hôn nhân và gia đình quy định (Đ 36, Đ 56 LHN& GĐ).
100
Có thể khẳng định là pháp luật hôn nhân và gia đình Việt nam về cơ bản đã tuân thủ những tư tưởng, nguyên tắc chỉ đạo bảo vệ quyền trẻ em theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam là một trong những thành viên đầu tiên.
Việc thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình đã góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về các quyền của trẻ em và trách nhiệm của gia đình, của những người thân thích của trẻ em với chính những trẻ em đó. Pháp luật nói chung và pháp luật hôn nhân và gia đình nói riêng đã tạo ra một khung pháp lý hữu hiệu để đảm bảo thức hiện tốt việc bảo vệ quyền trẻ em. Tuy nhiên , pháp luật tuy là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được, nhưng không phải là yếu tố duy nhất đảm bảo cho các em được hưởng thụ quyền của mình. Những công tác như tổ chức, trình độ dân trí, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khả năng tài chính của nhà nước, của xã hội đóng góp tầm quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện tốt việc bảo vệ quyền trẻ em. Với những thay đổi của sự phát triển kinh tế, xã hội hiện nay chúng ta hòan toàn có thể tin tưởng vào khả năng, triển vọng, thời cơ tạo bước chuyển biến mạnh hơn tốt hơn, đưa sự nghiệp chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em của chúng ta đến những bước tiến mới.
101
VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI
TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
ThS. Đinh Thị Chiến* Đặt vấn đề
Các quyền con người được ghi nhận trong Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hợp quốc ngày 10/12/1948 là các quyền tự nhiên của bất kỳ sinh vật nào được gọi là con người trên trái đất. Các quốc gia trên thế giới đều nỗ lực trong việc tìm kiếm các biện pháp để đảm bảo các quyền con người đó cho công dân của mình. Một trong các hình thức hữu hiệu để đảm bảo quyền con người là cụ thể hóa các quyền con người thành các quyền công dân trong hiến pháp, pháp luật và có các cơ chế thích hợp để đảm bảo việc thực hiện chúng. Trong bài tham luận này, tác giả sẽ trình bày về việc đảm bảo các quyền con người của người lao động thông qua các quy định của pháp luật lao động Việt Nam.
Lao động là một hoạt động gắn liền với đời sống của con người. Lao động vừa là phương thức kiếm sống, vừa là điều kiện để con người phát triển toàn diện nhân cách. Hoạt động quan trọng đó lại ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền con người của người lao động như quyền làm việc, quyền nghỉ ngơi, quyền bình đẳng, quyền an ninh thân thể, quyền an sinh xã hội…. Do vậy, đảm bảo quyền con người trong lĩnh vực lao động là một yêu cầu hết sức quan trọng trong chính sách đảm bảo các quyền con người nói chung. Nhà nước Việt Nam cũng đã thể chế hóa các quyền con người trong lĩnh vực lao động thông qua các quy định của Hiến pháp và pháp luật. Trong nỗ lực đảm bảo các quyền con người của người lao động, Việt Nam cũng đã gia nhập và là thành viên của tổ chức lao động thế giới (ILO). Đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn được 18 công ước của ILO, trong đó có 5/8 Công ước cơ bản (Công ước số 100 và Công ước số 111 về quyền bình đẳng nam nữ trong công việc và trả công lao động; Công ước số 182
* Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
102
và Công ước 138 về lao động trẻ em; Công ước số 29 về chống lao động cưỡng bức).
Đảm bảo quyền làm việc và quyền tự do việc làm của người lao động.
Quyền được đảm bảo việc làm và quyền tự do làm việc là một quyền con người được ghi nhận tại khoản 1 Điều 23 Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền “Mọi người đều có quyền làm việc, quyền tự do chọn việc làm, quyền được hưởng các điều kiện làm việc chính đáng và thuận lợi đối với công việc, và quyền được bảo vệ chống thất nghiệp”.
Quyền này đã được cụ thể hóa tại Điều 5 Hiến pháp Việt Nam: “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân; Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo càng nhiều việc làm cho người lao động”. Quyền làm việc và quyền tự do việc làm của công dân gắn liền với một quan hệ xã hội rất quan trọng, đó là quan hệ lao động. Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, quan hệ lao động làm công ăn lương do luật lao động điều chỉnh là nhóm quan hệ lao động chiếm chủ yếu trong xã hội. Do vậy, vấn đề đảm bảo quyền làm việc và quyền tự do việc làm của người lao động cũng được thể hiện rất rõ trong các quy định của pháp luật lao động. Quyền làm việc và quyền tự do việc làm được ghi nhận như là một nguyên tắc tại khoản 1 Điều 5 BLLĐ: “ Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo”.
Trước hết để đảm bảo việc làm cho người lao động, pháp luật quy định trách nhiệm giải quyết việc làm trước tiên là thuộc về Nhà nước, sau đó là của các doanh nghiệp và toàn xã hội1.
Nhà nước có trách nhiệm giải quyết việc làm ở tầm vĩ mô như định ra chỉ tiêu việc làm mới, xây dựng chương trình quốc gia giải quyết việc làm và
1 Đoạn 2 Điều 13 BLLĐ
103
chương trình giải quyết việc làm ở từng địa phương; có các chính sách khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân mở rộng sản xuất kinh doanh để tạo ra việc làm cho người lao động2; có chính sách giải quyết việc làm cho từng đối tượng lao động trong xã hội; Nhà nước thành lập và cho phép thành lập hệ thống tổ chức giới thiệu việc làm để tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động; quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề, đồng thời khuyến khích các tổ chức cá nhân mở cơ sở dạy nghề để trang bị nghề nghiệp cho người lao động3. Tháng 7/2006, Việt Nam và Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cũng đã ký Văn kiện Khuôn khổ hợp tác quốc gia Xúc tiến Việc làm Bền vững giai đoạn 2006-20104 và đang triển khai thực hiện.
Đối với các doanh nghiệp, Nhà nước quy định trách nhiệm giải quyết việc làm của đối tượng này còn phải cân nhắc với quyền tự do kinh doanh của họ.
Nhà nước không thể can thiệp trực tiếp vào quyền tự do tuyển dụng và sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên đây lại là đối tượng có vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho xã hội. Do vậy, Nhà nước cũng quy định trách nhiệm giải quyết việc làm của các doanh nghiệp dưới hai góc độ:
Để cùng với nhà nước giải quyết việc làm cho xã hội, các doanh nghiệp có trách nhiệm ưu tiên giải quyết việc làm cho lao động nữ5 và có nghĩa vụ phải nhận một tỷ lệ nhất định người lao động tàn tật vào làm việc trong doanh nghiệp6. Còn đối với người lao động đang sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đảm bảo việc làm cho họ như đã cam kết trong hợp đồng và thỏa ước (nếu có); có trách nhiệm đào tạo nghề để sắp xếp việc làm cho lao động dôi dư7; đóng bảo
2 Khoản 3 Điều 5 BLLĐ
3 Chương II Bộ luật lao động, Nghị định 39/2003/ND-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLD về việc làm.
4 Tổ chức lao động quốc tế và quan hệ với Việt Nam, http://www.mofa.gov.vn/vi/ctc_quocte/un/nr040819155753/copy_of_ns060928104319
5 Khoản 2 Điều 111 BLLD
6 Khoản 3 Điều 125 BLLD
7 Khoản 1 Điều 17 Bộ luật lao động
104
hiểm thất nghiệp cho người lao động hoặc trả trợ cấp mất việc, trợ cấp thôi việc cho người lao động bị mất việc làm.
Bên cạnh quyền được đảm bảo việc làm thì quyền tự do việc làm cũng là một quyền con người rất quan trọng. Phần lớn thời gian trong cuộc đời con người là tham gia lao động, sản xuất. Nếu con người không được tự do lựa chọn công việc phù hợp với khả năng, sở thích thì cuộc sống của con người sẽ rất nặng nề. Trong luật lao động, quyền tự do việc làm được thể hiện trước hết ở quyền tự do học nghề. Người lao động được tự do lựa chọn nghề học, nơi học nghề8. Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào, ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm9.
Pháp luật lao động có hạn chế quyền làm việc của một số đối tượng lao động đặc thù như, lao động nữ không được làm một số nghề, công việc có tính chất độc hại mà ảnh hưởng đến quyền làm mẹ của họ; lao động chưa thành niên không được làm một số nghề, công việc nặng nhọc, độc hại ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất của họ hoặc một số công việc, nghề có tính chất nhạy cảm ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt tinh thần của người chưa thành niên; pháp luật cũng cấm không sử dụng lao động là người cao tuổi, người tàn tật làm các công việc nặng nhọc, độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Thiết nghĩ các quy định về hạn chế làm việc này không vi phạm quyền con người trong lĩnh vực việc làm mà là để đảm bảo quyền con người ở góc độ khác: đảm bảo sức khỏe sinh sản, quyền lợi của trẻ em; đảm bảo cho người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn10.
Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động
Đây là một quyền con người được quy định tại Điều 3 Bản Tuyên ngôn Nhân quyền: "Mọi người đều có quyền ... an ninh thân thể”. Trong quá trình lao
8 Điều 20 Bộ luật lao động
9 Điều 16 Bộ luật lao động
10 Khoản 1 Điều 23 và khoản 2 Điều 25 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền