Trong thời đại ngày nay, đảm bảo quyền phụ nữ, trẻ em gái trong gia đình vẫn là mục tiêu cơ bản trong chính sách quốc gia và chính sách pháp luật. Nếu như trước đây, xuất phát từ quan điểm xem gia đình là cơ sở quan trọng để tạo lập kỉ cương và ổn định xã hội, Bộ Luật Hồng Đức đã xác định các cơ chế cụ thể, bằng các qui phạm cụ thể để bảo vệ quyền lợi các thành viên gia đình, kể cả nữ giới - điều mà các bộ luật trước và sau không mấy quan tâm thì nay, kế thừa truyền thống quý trọng, tôn vinh và bảo vệ phụ nữ từ cổ luật, Việt Nam đã, đang tiếp tục thực hiện nhiều chính sách và giải pháp nhằm thu hẹp khoản cách giới, đảm bảo cho mọi trẻ em gái, mọi người vợ, người mẹ thực hiện trên thực tế quyền của mình ngay từ cấp độ gia đình. Mục tiêu cơ bản trong chính sách quốc gia và chính sách pháp luật của đảng và nhà nước ta hiện nay là tiếp tục công nhận và thực thi quyền nữ giới trên thực tế và nữ quyền phải được xem là chính sách ưu tiên trước mắt cũng như lâu dài. Quan điểm này được thể hiện một cách toàn diện trong hệ thống văn bản qui phạm pháp luật mà Việt Nam đã tích cực bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện. Ðến nay, một khối lượng đồ sộ hơn 13 nghìn văn bản pháp luật các loại khác nhau được ban hành theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, đảm bảo quyền con người, trong đó có hơn 58 bộ luật và luật quan trọng như Bộ Luật Hình sự 1999 ( sửa đổi năm 2009 ), Bộ Luật Dân sự 2005, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật Giáo dục năm 2005 ( sửa đổi năm 2009 ), Luật Bình đẳng giới năm
150
2006, Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 … và hơn 120 pháp lệnh, hơn 4.000 các quy định của chính phủ và các cơ quan thuộc chính phủ được ban hành. Trong các văn bản pháp luật đó, các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của con người được luật hóa khá đầy đủ.
Trên cơ sở kế thừa tính nhân bản của Bộ luật Hồng Đức và cụ thể hoá Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản pháp luật liên quan đã tạo nền tảng pháp lý đảm bảo cho nữ giới được hưởng đầy đủ các quyền công dân như:
- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm ( Điều 4, Điều 21 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; Điều 18 đến Điều 30 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 ; Điều 11 Nghị định 110/2009/NĐ – CP ngày 10.10.2009 của Chính phủ qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bão lực gia đình)
- Quyền tự do cư trú ( Điều 55 BLDS 2005; Điều 20 LHN&GĐ năm 2000 );
- Quyền tự do kinh doanh ( Điều 28, 29, 33 LHN&GĐ năm 2000)
- Quyền học tập (Điều 23 LHN&GĐ; Điều 18 Luật Bình đẳng giới 2006 ) - Quyền sở hữu tài sản và thừa kế ( Điều 27 đến Điều 33 LHN&GĐ;
Điều 676, 680 BLDS );
- Quyền được kết hôn và ly hôn ( Điều Đ9 đến Điều 14 và Điều 85 LHN&GĐ; Điều 39, Điều 42 BLDS 2005 )
Đặc biệt, xuất phát từ tính đặc thù về giới và để tạo điều kiện cho phụ nữ thụ hưởng đầy đủ và thực hiện nghĩa vụ công dân, pháp luật hiện hành còn hướng đến bảo vệ quyền lợi cho các đối tượng này bằng các qui định như công nhận quyền bình đẳng của phụ nữ đối với nam giới ( Điều 19 LHN&GĐ; Điều 18 Luật bình đẳng giới 2006). Được bảo vệ khỏi mọi hành vi phân biệt đối xử ( Điều 19 LHN&GĐ; Điều 6, Điều 7, Điều 18 Luật Bình đẳng giới 2006); được tạo điều để thực hiện tốt chức năng làm mẹ (Điều 20 NĐ số 12/2002/NĐ - CP về sinh con theo phương pháp khoa học; Điều 18 Luật Bình đẳng giới 2006 ) vv ….
Xuất phát từ truyền thống tôn trọng và bảo vệ người phụ nữ từ cổ luật, các qui phạm pháp luật hiện hành cũng đã ghi nhận khá đầy đủ các quyền cá nhân
151
của nữ giới trong gia đình. Nhìn từ góc độ đối sánh, chúng ta có thể nhận ra nhiều điểm tương đồng giữa các văn bản qui phạm pháp luật đương đại với các qui định của Bộ luật Hồng Đức khi xác định quyền cá nhân của nữ giới trong gia đình.
Chẳng hạn, để đảm bảo quyền lợi người phụ nữ trong trường hợp chồng biệt tích trong một khoản thời gian xác định - tức khi “chồng bỏ lửng vợ 5 tháng”, Điều 308 Bộ luật Hồng Đức cho phép người vợ có quyền nộp đơn xin ly hôn chồng. Tương tự, K2 Điều 85 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 xuất phát từ nguyên tắc bảo đảm quyền ly hôn của con người cũng xác định vợ chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn khi một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích ( Trường hợp này qyết định tuyên người chồng mất tích là căn cứ để Tòa án giải quyết cho người vợ ly hôn ). Đây là qui định mới xuất phát từ thực tiễn và là căn cứ đặc biệt được áp dụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của vợ hoặc chồng.
Về vấn đề hạn chế quyền ly hôn, Bộ luật Hồng Đức qui định 3 trường hợp đặc biệt buộc người chồng không được bỏ vợ: đã để tang nhà chồng được 3 năm; trước khi lấy chồng thì nghèo, sau đó trở nên giàu có; trước khi lập gia đình có họ hàng thân thích sau đó không còn bà con để trở về. Hạn chế này không chỉ nhằm bảo đảm quyền lợi của người phụ nữ mà sâu xa hơn, còn vì sự ổn định của gia đình và cũng vì thế mà lưu giữ được những giá trị đạo đức trong gia đình truyền thống. Với LHN&GĐ năm 2000, Ly hôn cũng được xác định là quyền con người song không phải trong mọi trường hợp, vợ hoặc chồng đều có thể thực hiện quyền này vì nguyên tắc của việc thực hiện quyền chủ thể trong quan hệ pháp luật HN&GĐ phải xuất phát và bảo đảm quyền và lợi ích của các thành viên gia đình. Kế thừa những giá trị pháp lý truyền thống, Khoản 2 Điều 85 LHN&GĐ hiện hành qui định: “Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn” . Qua quy định này, tính nhân đạo - tiến bộ của pháp luật nói chung và luật HN&GĐ nói riêng đã được khẳng định và tiếp tục phát huy trong thực tiễn.
Hay như về chế độ tài sản của vợ chồng, nếu như Bộ luật Hồng Đức ghi nhận người vợ có quyền có tài sản riêng và bình đẳng tương đối đối với chồng về sở hữu tài sản chung thì trên cơ sở tư duy pháp lý đó, Luật HN&GĐ năm
152
2000 đã tiếp tục ghi nhận quyền sở hữu tài sản của vợ chồng theo đó, người vợ có quyền và nghĩa vụ ngang chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đồng thời có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khối tài sản đó không phân biệt công sức đóng góp của họ trong việc xây dựng khối tài sản chung nhiều hay ít.
Pháp luật cũng thừa nhận quyền chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tôn tại. Đây là qui định phù hợp yêu cầu thực tiễn và có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền tự định đoạt tài sản của vợ chồng.
Trong lĩnh vực thừa kế, cũng như quan điểm tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức21, pháp luật hiện hành thừa nhận vợ chồng có quyền thừa kế di sản của nhau khi một bên chết. Việc thừa kế có thể theo di chúc, theo pháp luật và thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc 22. Vợ, chồng còn sống thuộc diện thừa kế theo luật ở hàng thứ nhất cùng với cha, mẹ và con của người vợ, chồng đã chết ( Đ 676 BLDS ).
……
Như vậy, so với Bộ luật Hồng Đức, quyền nữ giới trong pháp luật đương đại ghi nhận ở diện rộng hơn, bao quát và đầy đủ hơn. Trên cơ sở “gạn đục khơi trong,” giá trị truyền thống pháp lý tốt đẹp và tiến bộ: truyền thống tôn trọng và bảo vệ giới nữ trong Bộ Luật Hồng Đức đã được hệ thống luật pháp hiện hành tiếp tục kế thừa, tiếp tục bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với sự phát triển
kinh tế, xã hộ ống,
Pháp luật đương đạivề quyền nữ giới trong gia đình đã tạo hành lang pháp lý rõ ràng và và tương đối đầy đủ trong việ
tế, văn hóa, xã hội của công dân. Ở góc độ này, hệ thống pháp luật hiện hành được đánh giá là đã tiếp cận với những chuẩn mực quốc tế và tạo tiền đề vững chắ ổi mới toàn diện đất nước.
21 Quan điểm về thừa kế của các nhà làm luật thời Lê rất gần gũi với các quan điểm của các nhà làm luật đương đại:ghi nhận hai hình thức thừa kế:theo di chúc và theo pháp luật. Điểm đáng chú ý trong bộ luật Hồng Đức là người con gái có quyền thừa kế ngang bằng với người con trai..P
22 Theo Điều 669 BLDS, cùng với cha, mẹ và con ( con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng
lực hành vi dân sự… ), vọ hoặc chồng cũng thuộc diện những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. . Theo đó, những người naỳ “vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo PL nếu di sản được chia theo PL trogn trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó – trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản theo qui định của PL.
153
2.3. Khó khăn và thách thức trong việc công nhận và thực thi quyền nữ giới ở cấp độ gia đình hiện nay
Có thể khẳng định rằng bảo đảm quyền của nữ giới trong mọi lĩnh vực nói chung và từ góc độ gia đình nói riêng luôn là mục tiêu quan trọng mà Đảng, nhà nước và nhân dân ta hướng tới. Đến nay, với cơ chế bảo vệ con người, địa vị của phụ nữ Việt Nam về cơ bản đã được cải thiện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và cả trong phạm vi gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền con người, đặc biệt là quyền của nữ giới giữa quy định của pháp luật với việc thực thi trên thực tiễn vẫn là một khoảng cách khá xa. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới trong thực hiện quyền con người.
Về mặt pháp luật, hiện nay Việt Nam đã có hệ thống văn bản pháp luật khá đầy đủ điều chỉnh về quyền con người trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật trong lĩnh vực quyền con người nói riêng hiện còn nhiều mâu thuẫn, bất cập dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng và thực thi. Giải quyết bất cập này, việc rà soát, hệ thống hóa và loại bỏ các văn bản luật mâu thuẫn hoặc không còn phù hợp và thời tiếp tục văn hành các hành văn bản mới thống nhất, có tính khả thi là hết sức cần thiết.
Mặc khác, phong tục tập quán lạc hậu, tư tưởng trọng nam khinh nữ còn ngự trị, định kiến giới nặng nề; phân biệt đối xử với phụ nữ đã và đang tồn tại từ rất lâu trong nhiều lĩnh vực của đời sống, hạn chế sự phát triển của phụ nữ nói riêng và sự tiến bộ của xã hội nói chung. Mặc khác, điều kiện sinh hoạt, điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, thông tin, pháp luật chưa đảm bảo cũng là những yếu tố tác động trực tiếp đến nhận thức của mỗi người, hạn chế việc hưởng thụ các quyền ( đặc biệt là quyền của nhóm dễ bị tổn thương như nữ giới ) hoặc tác động theo chiều hướng tiêu cực đến ý thức tuân thủ pháp luật của họ.
Đây cũng chính là thách thức đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng và triển khai các chính sách nhằm bảo đảm quyền con người.
Ngoài ra, trình độ năng lực và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc thụ hưởng quyền của người dân. Giải quyết hạn chế này, vấn đề đặt ra là bằng
154
các văn bản cụ thể, xác định rõ và đề cao trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức đồng thời xác định rõ cơ chế kiểm ra, thanh tra, giám sát nhằm đảm bảo cho nữ giới được hiện các quyền tự do cá nhân mà pháp luật cho phép.