Quan điểm về trách nhiệm bồi thường dân sự của nhà nước trong sự phát triển của pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong pháp luật dân sự, lao động, hôn nhân gia đình của việt nam hiện na (Trang 47 - 50)

Trong mối quan hệ giữa cá nhân, cơ quan, tổ chức với nhà nước của một xã hội dân sự, bên cạnh việc tuân thủ những yêu cầu mang tính mệnh lệnh của quyền lực nhà nước thì còn phải bảo đảm được sự công bằng, bình đẳng trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp về dân sự của mọi chủ thể trong sự hoạt động vận hành của bộ máy nhà nước. Về vấn đề này từ trước đến nay nhà nước chú trọng sử dụng quyền lực của mình để bảo vệ lợi ích cho các chủ thể khi những chủ thể khác trong xã hội xâm phạm lợi ích của họ. Tuy nhiên, trong trường hợp công chức, viên chức của nhà nước khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức thì việc xác định trách nhiệm bồi thường của nhà nước về mặt dân sự là khá mới mẻ trong hệ thống pháp luật cũng như hoạt động tố tụng tại tài phán nhà nước ở Việt Nam.

Trước khi ban hành Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước, Hiến pháp 1992 quy định: “ Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, bị xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự 1. Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi về danh dự 2. Trên cơ sở Hiến pháp 1992, Bộ luật dân sự 1995 quy định trách nhiệm bồi thường của nhà nước tại Điều 623 và 624. Tiếp đó Nghị định 47/CP của Chính phủ ngày 03/5/1997 quy

* Phó Trưởng khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

1 Xem Điều 72 Hiến pháp 1992

2 Xem Điều 74 Hiến pháp 1992

46

định về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; Nghị quyết 388/NQ của Ủy ban thường vụ Quốc hội cụ thể hóa về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng hình sự gây ra.

Bộ luật Dân sự 2005 tiếp tục ghi nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan nhà nước tại Điều 619 và 620.3

Tuy nhiên hầu như các quy định về vấn đề này tồn tại về mặt pháp lý là chủ yếu, bên cạnh đó việc triển khai áp dụng trong thực tiễn cho thấy hiệu lực thực thi không cao bởi các văn bản này chưa được xây dựng trên quan điểm xác định trách nhiệm bồi thường thuộc về nhà nước nói chung mà chỉ coi là trách nhiệm bồi thường của cơ quản quản lý người thi hành công vụ có hành vi gây ra thiệt hại. Các loại thiệt hại, cách tính thiệt hại chưa hợp lý do đó quyền của công dân chưa được bảo đảm đầy đủ và trách nhiệm của cơ quan quản lý người gây ra thiệt hại cũng như người gây ra thiệt hại chưa được xác định rõ ràng. Đặc biệt lĩnh vực bồi thường chỉ chú trọng về hành chính và hình sự gây ra nhưng số lượng cũng rất hạn chế. Cụ thể: Từ 1997 đến 2007 áp dụng Nghị định 47 có khoảng 170 vụ việc được giải quyết, tổng số tiền bồi thường hơn 16 tỷ đồng. Từ 2003 đến 2007 áp dụng Nghị quyết 388 có khoảng 200 vụ việc được giải quyết với tiền bồi thường khoảng hơn 15 tỷ đồng.

Việc ban hành Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu:

- Triển khai thực hiện Nghị quyết 48/NQ ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị với định hướng hoàn thiện chế độ bảo hộ của nhà nước đối với công dân, trong đó đó có quyền được bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nước gây ra khi thi hành công vụ.

3 Điều 619 và 620 Bộ luật dân sự 2005 quy định: Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ…Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố tụng.

47

- Hài hòa giữa việc bảo vệ lợi ích nhà nước với việc bảo vệ quyền con người của công dân để nhà nước thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình trước công dân trong bối cảnh hội nhập, cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.

- Khắc phục các hạn chế của pháp luật trong các văn bản trước đây về trách nhiệm bồi thường của nhà nước

- Đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động của bộ máy nhà nước và trách nhiệm của người thi hành công vụ trước nhà nước.

Quản điểm về trách nhiệm bồi thường của nhà nước được thể hiện trong Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước bao gồm:

Thứ nhất: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về nhà nước trong mối quan hệ giữa nhà nước với cá nhân, tổ chức, không phải của từng cơ quan cụ thể. Các cơ quan nhà nước chỉ là nơi thay mặt nhà nước thực hiện trách nhiệm của nhà nước theo lĩnh vực. Mặt khác cá nhân, tổ chức không phân biệt là của Việt Nam hay nước ngoài đều có thể yêu cầu nhà nước thực hiện trách nhiệm bồi thường khi có căn cứ.

Thứ hai: Việc xác định trách nhiệm bồi thường của nhà nước không dựa trên yếu tố lỗi của người thi hành công vụ. Có nghĩa có những trường hợp không có lỗi nhưng vẫn phát sinh trách nhiệm bồi thường.

Thứ ba: Việc phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước bao gồm cả trường hợp người thi hành công vụ thực hiện hành vi gây ra thiệt hại và bao gồm cả trường hợp không thực hiện hành vi gây ra thiệt hại cho công dân.

Thứ tư: Lĩnh vực được bồi thường được xác định ở phạm vi rộng: Quản lý hành chính; Tố tụng và thi hành án

48

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong pháp luật dân sự, lao động, hôn nhân gia đình của việt nam hiện na (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)